bằng giữa các vùng miền
Việc có các doanh nghiệp, chủ yếu là các DNNVV được thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ góp phần làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cư dân ở các vùng miền đó, góp phần làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền trong một quốc gia. Điều này có thể thấy rõ hơn thông qua việc xem xét số lượng DNNVV hoạt động tại các vùng miền trong cả nước ta tại bảng 2.3 sau đây:
Bảng 2.3: Số lượng DNNVV của các vùng miền tại thời điểm 31/12/2005
Chỉ tiêu doanh nghiệp Tổng số Số lượng DNNVV Tỷ trọng (%)
Cả nước 112.952 109.338 96,80
Các tỉnh đồng bằng sông Hồng 30.510 29.530 96,79
Các tỉnh phía Đông Bắc Bộ 7.292 7.086 97,17
Các tỉnh phía Tây Bắc Bộ 1.338 1.306 97,61
Các tỉnh phía Bắc Trung Bộ 7.212 7.045 97,68
Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 7.821 7.554 96,59
Các tỉnh Tây Nguyên 3.564 3.458 97,03
Các tỉnh miền Đông Nam Bộ 40.793 39.289 96,31
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 14.258 14.029 98,39
Không xác định 164 41 25,00
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê 2006.
Qua bảng số liệu trên ta thấy: các DNNVV phân bố ở khắp các vùng miền của cả nước và chiếm tỷ trọng trên 96% trong tổng số lượng các doanh nghiệp hoạt động tại tất cả các vùng miền. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có tỷ trọng DNNVV cao hơn mức bình quân chung của cả nước một chút, còn lại các vùng khác đều có tỷ trọng DNNVV dao động gần với tỷ trọng bình quân của cả nước. Điều này cho thấy các DNNVV có một vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tất cả các địa phương trên cả nước, góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng miền.