Mô hình đề xuất kiến tạo và phát triển thương hiệu cho công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cho công ty cổ phần du lịch An Giang (Trang 32 - 33)

Xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn mô hình phát triển thương hiệu. Sau đây là một số mô hình thương hiệu thường được các doanh nghiệp sử dụng:

Mô hình thương hiu cá bit là thương hiệu cho từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Mỗi loại lại có một thương hiệu riêng và như thế một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau có thể có nhiều thương hiệu khác nhau. Ví dụ: Viva, Hayate, Best,… những thương hiệu cá biệt của Suzuki.

Mô hình thương hiu gia đình là thương hiệu chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp. Ví dụ: Vinamilk, Honda, Yamaha, Panasonic, LG, Samsung, Biti's, Trung Nguyên... Lợi ích của chiến lược này là sẽ phát triển các thương hiệu sau nhanh hơn và tiết kiệm đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, mô hình này cũng có rủi ro là khi thương hiệu chủ bị suy yếu hay thương hiệu sau thất bại có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn gia đình. Ngoài ra, cách xây dựng này phân kỳ, thiếu tập trung về lâu dài mất tính chuyên nghiệp.

Mô hình thương hiu chung cho nhóm hàng, ngành hàng (đôi khi còn gọi là thương hiệu tập thể) là thương hiệu cho một nhóm hàng hóa nào đó, nhưng do các cơ sở khác nhau sản xuất (thường là trong cùng một khu vực địa lý, gắn với các yếu tố xuất xứ, địa lý nhất định), ví dụ : Muối Bạc Liêu, Mắm Châu Đốc,...

Mô hình thương hiu ph là mô hình được sinh ra từ thương hiệu chủ với nhận diện riêng biệt cho dòng sản phẩm khác. Lợi ích của thương hiệu này là được ảnh hưởng trực tiếp từ thương hiệu chính, do đó việc phát triển thương hiệu phụ nhanh hơn và tiết kiệm đầu tư ban đầu nhờ uy tín thương hiệu chính. Ngoài ra, thương hiệu phụđược sinh ra sẽ có quan hệ chặt chẽ với thương hiệu chính. Bởi vậy, mô hình này cũng có thể có nhiều rủi ro chẳng hạn như thương hiệu phụ sẽ lấy thị phần của thương hiệu chính hoặc thị phần gia tăng không đủ bù cho sự phát triển thương hiệu phụ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu chính và ảnh hưởng đến toàn gia đình.

Mô hình thương hiu bo tr là thương hiệu mới có quan hệ mặt thiết với thương hiệu chủ và được hỗ trợ bởi thương hiệu chủ. Chiến lược thương hiệu bảo trợđược chia làm ba dạng: Bảo trợ nhẹ - chiến lược thương hiệu & sản phẩm (Universal Picture do Sony bảo trợ, Lotus do IBM bảo trợ), bảo trợ mạnh – chiến lược thương hiệu nhóm (Couryard bởi Marriott), nối tên – chiến lược thương hiệu dãy (trong sản phẩm Nestlé có Nescafé và Nestea). Mô hình này dùng uy tín thương hiệu chủ bảo trợ cho thương hiệu được bảo trợ nhằm chiếm lĩnh lòng tin và sự chú ý của khách hàng nhanh chóng nhất. Tuy vậy, mô hình này vẫn có rủi ro là có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu chủ do tính phân kỳ làm giảm tính chuyên nghiệp.

Mô hình thương hiu nhánh là từ thương hiệu mẹ sẽ phát triển ra một nhánh thương hiệu mới dựa trên một dòng sản phẩm riêng biệt và nó không hoàn toàn độc lập với thương hiệu mẹ. Saigontourist khai thác phân khúc du lịch cao cấp từ nhiều năm nay và đã định hình rõ hơn thị trường cao cấp này bằng một thương hiệu, đó là Premium Travel. Premium Travel - một thương hiệu nhánh bên cạnh thương hiệu Saigontourist nhắm vào đối tượng khách du lịch cao cấp, những người có thu nhập cao và có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ chất lượng tốt. Hoạt động của Premium Travel không hoàn toàn độc lập với Saigontourist, logo của Premium Travel thể hiện cùng với logo Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist trên tất cả các sản phẩm, ấn phẩm cũng như hệ thống nhận diện thương hiệu phục vụ cho khách hàng Premium Travel. Trong tương lai Saigontourist sẽ xây dựng thương hiệu nhánh cho sản phẩm du lịch MICE và du lịch tàu biển. Mỗi dòng sản phẩm của Saigontourist sẽ là một nhánh, phát triển gắn liền với thương hiệu Saigontourist. Mô hình này giúp cho thương hiệu mới phát triển nhanh dựa vào

danh tiếng của thương hiệu mẹ. Tuy nhiên, nếu một nhánh thương hiệu nào đó hoạt động không thành công thì sẽảnh hưởng đến các nhánh thương hiệu còn lại.

Mô hình ngôi nhà thương hiucó quan hệđộc lập với các thương hiệu khác. Trong thương hiệu độc lập các thương hiệu riêng lẻ cạnh tranh nhau nhằm phát huy tối đa khả năng của từng thương hiệu và tránh trường hợp những thương hiệu yếu làm giảm uy tín của thương hiệu mạnh. Ví dụ như Tide, Pantene, Rejoice, … của P&G; Omo, Sunsilk, Clear, … của Unilever. Lợi ích của mô hình này là tránh được những ảnh hưởng tiêu cực, tạo định vị và tính cách phù hợp làm tăng tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, mô hình này có những rủi ro là phải đầu tư lớn cho xây dựng thương hiệu và tập trung trong thời gian đầu. Mặt khác, nó còn chịu sự cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu khác.

Sau khi phân tích tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần du lịch An Giang và các mô hình thương hiệu thì tôi đề xuất xây dựng thương hiệu cho lĩnh vực du lịch của Công ty Cổ phần du lịch An Giang theo mô hình ngôi nhà thương hiệu.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu cho công ty cổ phần du lịch An Giang (Trang 32 - 33)