Thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 57 - 59)

Được thành lập và hoạt động từ tháng 7 năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã lập nên câu chuyện về tăng trưởng thần kỳ của Châu Á, đem lại những lợi ích cho nền kinh tế: xác lập một kênh dẫn vốn quan trọng với tổng giá trị vốn hóa thị trường tăng hàng năm, 35% của GDP năm 2007. Xu hướng xã hội hóa cổ đông ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp trước đây chỉ có yếu tố gia đình trong cơ cấu sở hữu thì bây giờ đã trở thành công ty sở hữu đại

chúng như SSI, STB, ….Những doanh nghiệp lớn khác như Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, PVI, Sudico, PVD, FPT, VCB, … cách đây một vài năm vẫn là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn thì nay đã trở thành công ty sở hữu đại chúng có hàng nghìn cổ đông.

Bảng 2.12 : VNIndex và khối lượng giao dịch

Năm VNIndex Khối lượng giao dịch (cổ phiếu và chứng chỉ quỹ) Giá trị giao dịch (triệu đồng) 2000 207 3.641.000 90.214 2001 235 19.028.200 964.019 2002 183 35.715.939 959.329 2003 167 28.074.150 502.022 2004 239 76.393.008 2.003.868 2005 308 120.959.797 3.040.370 2006 752 643.281.249 38.175.024 2007 927,02 2.008. 535.798 205.732.389

Nguồn: Tổng kết TTCKVN năm 2007 – Công ty CP CK Kim Long Trong 7 năm hoạt động của TTCK, năm 2007 được coi là năm thành công nhất của TTCKVN trong việc huy động vốn và phát hành chứng khoán, TTCK thực sự đã thể hiện được vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 TTCKVN đã huy động được 90.000 tỷ đồng vốn cho các doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động phát hành, đấu giá cổ phần trên thị trường chính thức. Năm 2007 được biết đến với những cuộc bán đầu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp ngành tài chính ngân hàng lớn của Việt Nam, với số lượng cổ phần chào bán đạt mức kỷ lục trong lịch sử 7 năm hoạt động với một số doanh nghiệp tiêu biểu như Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo

Việt, Công ty tài chính dầu khí, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Chính Phủ chủ trương đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là kế hoạch cổ phần hóa của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Mobifone, Tập đoàn điện lực, Vietnam Airline… gây nên tình trạng bội thực cung cho TTCKVN trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Với cú sốc mà bán cổ phần lần đầu Vietcombank tạo ra cho thị trường, chủ trương giãn cung, cụ thể là việc cấp phép chào bán cổ phiếu của các doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết, lùi thời gian cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước và UBCKNN cùng phối hợp chặt chẽ trong việc xét duyệt hồ sơ xin chào bán thêm cổ phiếu của khối NHTMCP. Tuy nhiên các biện pháp đó cũng không làm giảm sự tụt dốc của TTCKVN từ cuối năm 2007 cho đến tháng 6 năm 2008.

Biểu đồ 2.1: Chỉ số VNIndex giai đoạn 2004 - 2008

Một phần của tài liệu Thâu tóm và sáp nhập - giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ hội nhập (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)