Truyền thống đấu tranh của các dân tộc huyện Ngân Sơn

Một phần của tài liệu Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX (Trang 106 - 126)

Ngân Sơn là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tiếng nói, trang phục, những món ăn đặc thù với bản sắc và truyền thống văn hóa khác nhau. Nhưng các dân tộc luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Nhân dân các dân tộc Ngân Sơn rất tự hào với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương đất nước. Ngay từ đầu công nguyên, dưới lá cờ đại nghĩa của hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng

Nhị, dân chúng Giao Chỉ và Cửu Chân nổi dậy khởi nghĩa, đánh đổ ách thống trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập. Trải qua nhiều thế kỷ đấu tranh chống sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, ý thức về một quốc gia thống nhất và đoàn kết các dân tộc trên một lãnh thổ quốc gia ngày càng được tăng cường.

Các nhà nước phong kiến Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử còn đại diện cho dân tộc, đối với vùng miền núi phía Bắc là vùng biên cương có vị trí chiến lược trọng yếu "Biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên lo kế lâu dài" (Lê Lợi) và đã đề ra những chính sách biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề miền núi, vấn đề dân tộc tăng cường quốc gia thống nhất.

Một minh chứng đầy sức thuyết phục là trong cuộc kháng chiến chống Tống dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân các dân tộc vùng Đông Bắc đã giữ được một vai trò quan trọng trong cuộc tập kích chiến lược sang đất Tống vào năm 1075. Bằng cuộc tiến quân táo bạo này, ta đã đẩy kẻ thù vào thế bị động và tạo điều kiện thuận lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng kéo sang xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến chống Minh, các dân tộc huyện Ngân Sơn đã tham gia cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi lãnh đạo. Sau khi chiến tranh kết thúc đã được vua Lê phong làm dòng họ phiên thần ở địa phương và cho bãi miễn binh dịch, tiêu biểu như dòng họ Ma.

Trong thời Lê Sơ, miền biên giới phía Bắc được quản lý chặt chẽ hơn. Trong "Luật Hồng Đức" có quy định cụ thể rõ ràng về trách nhiệm của quan trấn thủ vùng biên giới, nhiều quan lại từ miền xuôi lên miền núi lâu đời đã được phân phong, quản lý đất đai, binh lính, dân cư ở Ngân Sơn. Trong cuộc kháng chiến chống Thanh các dân tộc Ngân Sơn đã ủng hộ Quang Trung chống lại hành động phản bội lại lợi ích dân tộc của Lê Chiêu Thống .

Thế kỷ XIX, nhà Nguyễn rất quan tâm đến hoạt động của trận tuyến bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh biên giới thể hiện qua việc thiết lập hệ thống đồn bảo ở Ngân Sơn (có Bảo La Hiên và Bảo Xuân Dương cách huyện Cảm Hoá 270 dặm về phía Đông, giáp địa phận huyện Thất Khê (Lạng Sơn) [23, tr.174]. Các đồn, bảo chủ yếu là cửa ải sát biên giới được sử dụng để nhân dân qua lại buôn bán, trao đổi.

Xét về điều kiện địa hình, Ngân Sơn có núi non trùng điệp, hiểm trở rất thuận lợi cho hoạt động cách mạng. Đặc biệt, là huyện nằm trên trục đường quốc lộ 3 tuyến giao thông quan trọng của cả tỉnh Bắc Kạn. Đến thế kỷ XIX, việc đi lại trong huyện chủ yếu vẫn đi bằng đường bộ, đường mòn. Từ Ngân Sơn có thể lên các huyện giáp giới của Cao Bằng, qua vùng Chợ Rã, Chợ Đồn sang Tuyên Quang, xuống Na Rì, Bạch Thông và sang Lạng Sơn.

Ngân Sơn có nguồn tài nguyên phong phú. Dưới lòng đất có chứa nhiều loại khoáng sản quý: “Vàng (mỏ Thuần Mang) mỗi năm nộp thuế 13 lạng, Bạc: huyện Cảm Hóa có mỏ Ngân Sơn mỗi năm nộp thuế 370 lạng…” [23, tr.208]. Ngoài ra, rừng Ngân Sơn có nhiều lâm thổ sản gồm các loại gỗ, tre, nứa, song, mây, và các loại dược liệu quý. Đây chính là điểm ngắm mà Pháp luôn chú ý tới.

Từ năm 1858, quân đội Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau mấy chục năm đô hộ nước ta, mãi tới “năm 1888, thực dân Pháp bắt đầu đặt chân xâm lược lên mảnh đất Ngân Sơn, trùm bóng đen nô dịch lên đầu nhân dân Ngân Sơn. Chúng dựa vào bọn phong kiến phản động, dựng lên bộ máy chính quyền tay sai làm công cụ đắc lực trong việc bóc lột và đàn áp nhân dân dân ta, biến xã hội Ngân Sơn, cũng như xã hội của cả nước thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, xây dựng một bộ máy đàn áp để bảo vệ và duy trì sự thống trị của chúng. Đồn Ngân Sơn với một trung đội lính khố xanh thường trú, được xây dựng kiên cố nhằm án ngữ con đường quốc lộ 3

để khống chế toàn huyện, ngoài ra còn có cả một đội lính dóng và tuần đinh dải khắp các bản làng, thôn xã. Bọn quan tay sai: tri châu, chánh tổng, lý trưởng, châu đoàn, tổng đoàn, xã đoàn...ra sức hoành hành. Các quyền tự do dân chủ, quyền tự do học hành, quyền bầu cử, quyền tự do hội họp... đều bị tước bỏ, mọi quyền sống của người dân Ngân Sơn bị bóp nghẹt, mọi tư tưởng và hành động yêu nước đều bị chúng coi là “làm loạn” và bị đàn áp dã man [3, tr.10-11].

Thủ đoạn thực dân Pháp áp dụng trong việc cai trị nhân dân ta rất thâm độc và xảo quyệt. Về mặt Chính trị chúng thực hiện chính sách “chia để trị” khơi sâu mối thù hằn dân tộc như đem dân tộc này đi đàn áp dân tộc khác, chia rẽ người miền xuôi với người miền ngược. Về Kinh tế, đời sống nhân dân không được ấm no hạnh phúc mà luẩn quẩn trong vòng nghèo nàn, lạc hậu. Nền kinh tế chưa thoát khỏi tính chất tự cung tự cấp. Đồng bào Tày, Nùng chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, đồng bào Dao sống du canh du cư, công cụ lao động hết sức thô sơ chỉ là cái cày, con dao, phương thức canh tác lạc hậu. Thực dân Pháp còn bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế. Chúng lập sổ địa bạ một cách tùy tiện, lập công ty rượu và thuốc phiện ở Bằng Khẩu và thị trấn Ngân Sơn để bắt nhân dân ta phải mua. Chúng quản lý muối rất chặt chẽ vì thế nạn thiếu muối thường xuyên xảy ra. Đồng thời, chúng còn tập trung khai thác vàng, độc quyền khai thác lâm thổ sản. Về Văn hóa, chúng thi hành chính sách ngu dân. Toàn huyện chỉ có 3 trường cấp I không toàn cấp ở Nà Phặc, Hoàng Phài và thị trấn ngân Sơn, hầu hết người dân số lao động ở đây bị mù chữ. Ngoài ra, chúng còn duy trì và phát triển các tệ nạn xã hội để đầu độc nhân dân ta, đẩy người dân Ngân Sơn vào cuộc sống khổ cực, đói cơm, rách áo, ốm đau, bệnh tật. Các dân tộc ít người vùng cao phải dùng vỏ cây sui để đắp thay chăn chống rét. Trước sự bóc lột tàn nhẫn của kẻ thù càng làm cho người dân căm thù chúng sâu sắc hơn. Không chịu làm nô lệ, các dân

tộc Ngân Sơn vốn có truyền thống yêu nước bất khuất đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân và bọn tay sai của chúng.

Tiểu kết: Các vương triều phong kiến Việt Nam rất chú ý đến vị trí chiến lược trọng yếu ở vùng biên giới phía Bắc. Chính sách “nhu viễn” đã được thực hiện có hiệu quả, việc cử quan lại miền xuôi lên trấn giữ miền núi bắt đầu kéo dài từ thời Lý - Trần đến thời Nguyễn. Đầu thế kỷ XIX, việc thực hiện chính sách “cải thổ quy lưu” thì trên pháp lý đã chấm dứt sự tồn tại của thổ ty ở miền núi trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trong văn hóa truyền thống của các tộc người ở Ngân Sơn, bên cạnh yếu tố văn hóa vật chất (ăn, ở, mặc), nền văn hóa dân gian cũng có nét nổi bật mang đậm những yếu tố sinh thái vùng miền cũng như những yếu tố ảnh hưởng được du nhập từ miền xuôi và Nam Trung Quốc, ta thường bắt gặp trong nghi lễ ma chay, cưới xin, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội…phản ánh được đời sống lâu dài của cư dân địa phương đã góp phần làm cho văn hóa bản địa thêm phong phú.

KẾT LUẬN

Lịch sử dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm xây dựng và trưởng thành. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta đã đoàn kết với dân tộc Kinh đấu tranh bảo vệ và xây dựng và thống nhất đất nước, sáng tạo nên những trang sử oanh liệt đáng tự hào, có được những truyền thống văn hóa phong phú và độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc. Sự tồn tại và phát triển đi lên của huyện Ngân Sơn là kết quả của sự gắn kết cộng đồng các dân tộc, vừa đấu tranh hòa hợp với thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, cùng nhau xây dựng quê hương mới.

1. Trên địa bàn huyện một bộ phận người Tày bản địa đã sinh sống lâu đời. Trải qua nhiều biến động lịch sử, đã tiếp nhận làn sóng di cư của một số bộ phận tộc người thiên di đến cùng an cư lạc nghiệp. Bảy dân tộc sinh sống ở địa phương dù là cư dân bản địa hay là bộ phận dân tộc từ bên kia biên giới di cư sang bằng nhiều con đường khác nhau, thời gian khác nhau nhưng về cơ bản mối quan hệ của các dân tộc ở đây đều thuận hòa, đoàn kết, gắn bó. Có thể nói, trong qúa trình tộc người cộng cư sinh sống giữa bộ phận người Tày bản địa và cả một bộ phận người Nùng, Mông, Dao, Hoa di cư từ bên kia biên giới sang đã hợp nhất lại thành cộng đồng thống nhất. Đặc biệt trong quá trình đồng hóa tự nhiên giữa tộc người Kinh và tộc người Tày cũng là nét nổi bật trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Nhiều dòng họ có gốc gác từ miền xuôi đã ở lại sinh cơ lập nghiệp tại vùng đất mới. Ở Ngân Sơn, từ thế kỷ XV vua Lê đã cử Quận công Nông Đại Bảo, vốn họ Nguyễn, người Kinh, quê Nghệ An lên trấn giữ vùng Thượng Quan, Hạ Quan, Na Rì. Ông đã hòa vào dân bản địa và đổi sang họ Nông người Tày, hiện tượng đó gọi là “Kinh già hóa Thổ”. Đó là sự phản ánh thực tế khách quan trong quá trình hòa hợp gắn kết cộng đồng thống nhất. Họ đã đồng cam cộng khổ với cư dân bản địa, đã tự nguyện hòa nhập với cộng đồng người Tày ở địa phương. Có lẽ đây là điều

nhân lõi trong truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc, tạo nên sức mạnh trường tồn cho dân tộc Việt Nam bất tử.

2. Tìm hiểu chế độ ruộng đất ở Việt Nam nói chung, giai đoạn đầu thế kỷ XIX nói riêng. Nhà nghiên cứu luôn quan tâm đến tình hình sở hữu ruộng đất và việc phân chia ruộng đất qua các thời kỳ. Qua đây ta thấy được nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác, loại hình kinh tế chủ yếu của thời kỳ trước Tư bản chủ nghĩa, sự phân hóa xã hội, chế độ thuế khóa nguồn thu nhập chủ yếu của kinh tế quốc dân…Nguồn tư liệu gồm 53 tập địa bạ được khai thác tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội là cơ sở cho việc phân tích chế độ ruộng đất ở Ngân Sơn. Công cuộc khai hoang ở miền núi được đẩy mạnh tác động đến cơ cấu kinh tế - xã hội miền núi góp phần làm cho chế độ ruộng đất ở Ngân Sơn phát triển mạnh. Mặc dù không có số liệu thống kê của cả tỉnh để so sánh nhưng qua số liệu đã trình bày ở chương 2 cho thấy: đến thời điểm 1805 ở Ngân Sơn diện tích công điền không có mà chủ yếu là ruộng tư với tổng diện tích 4818 mẫu 0 sào 7 thước 5 tấc. Rõ ràng tư hữu ruộng đất đã hoàn toàn thắng thế ở vào thời điểm này.

3. Về mặt văn hóa thì ở Bắc Kạn nói chung và Ngân Sơn nói riêng là khu vực vẫn còn mang đậm bản sắc đa văn hóa dân tộc. Mỗi dân tộc sinh sống ở địa phương đều có những nét văn hóa riêng biệt dù họ có nguồn gốc khác nhau. Trong quá trình tụ cư tại địa phương các dân tộc luôn gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, sinh hoạt cũng như trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Chính nhờ lẽ đó mà đồng bào đã tạo nên truyền thống đoàn kết gắn bó dân tộc vô cùng quý báu. Trong nét văn hóa đó có nhiều yếu tố địa phương chung được thể hiện rõ rệt là kết quả của quá trình giao thoa, hội nhập giữa bản địa và ngoại lai nhất là giữa miền xuôi và miền ngược.

Có thể nói, nét độc đáo trong lịch sử văn hóa người Tày là sự xuất hiện chữ Nôm Tày dựa trên cơ sở chữ Hán để sáng tạo ra chữ viết của dân tộc mình. Chủ yếu là để ghi chép, thơ ca, truyện. Theo các nhà nghiên cứu thì chữ

Nôm Tày có thể xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV [12, tr.193]. Cấu tạo chữ Nôm Tày có rất nhiều kiểu cách, thể hiện trình độ sáng tạo của người tri thức Tày thời bấy giờ. Chữ Nôm Tày còn thấy xuất hiện trong một số tập địa bạ trong quá trình xử lý tài liệu, chúng tôi phải nhờ đến các thầy tào ở địa phương mới có thể hoàn thành công việc cho luận văn.

Đại bộ phận thơ ca cổ truyền của người Tày, Nùng thuộc loại “tam sao thất bản”, do tập thể sáng tác được sửa đi sửa lại qua nhiều lần hát xướng sau đó có bài được chép lại bằng chữ Nôm Tày, Nùng. Thơ ca truyền miệng gồm có ca dao, tục ngữ, tình ca, ca đám cưới, ca cúng bái…Bên cạnh thơ cổ truyền còn có truyện khuyết danh bằng chữ Nôm Tày, Nùng. Về hình thức thể hiện, tùy theo từng đề tài, đồng bào dùng nhiều thể thơ: tự do, “phong slư”, tứ nguyệt, cổ phong, ngụ ngôn…

4. Trong lich sử các dân tộc Ngân Sơn đã hình thành nên truyền thống yêu quê hương đất nước, tinh thần dũng cảm trong đấu tranh chống ngoại xâm và tinh thần cần cù lao động là nền tảng vững chắc cho nhân dân huyện Ngân Sơn thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngân Sơn là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng hiện tại vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, “giao đất giao rừng” của Đảng và Nhà nước đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày một no ấm. Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được sự quan tâm của các cấp chính quyền, trong tương lai Ngân Sơn sẽ là huyện giàu và mạnh về mọi mặt, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2005), Đất nƣớc Việt Nam qua các đời , Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, tập I, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ngân Sơn (1990), Lịch sử đấu tranh cách mạng Ngân Sơn 1939 - 1954, tập I.

4. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Ngân Sơn (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện Ngân Sơn (1954 - 1975), tập II.

5. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chƣơng loại chí, tập I, Nxb Sử học, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến

(1971), Ngƣời Dao ở Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Lê Quý Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Vũ Thị Minh Hƣơng, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin (1999), Địa

danh và tài liệu lƣu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Nxb VH Thông tin, Hà Nội. 9. Nguyễn Chí Huyên, Hoàng Hoa Toàn, Lƣơng Văn Bảo (2000): Nguồn

gốc lịch sử tộc ngƣời vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10. Bế Huỳnh: Cao Bằng tạp chí nhất tập, Tư liệu viện dân tộc học, ký hiệu

Một phần của tài liệu Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX (Trang 106 - 126)