Văn hóa tinh thần

Một phần của tài liệu Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX (Trang 83 - 106)

3.2.2.1. Phong tục tập quán

Các tục lệ cưới xin, sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới đều có trong các nghi lễ của các dân tộc. Tuy nhiên về khái niệm, nội dung và cách tổ chức có sự khác nhau giữa các dân tộc.

- Lễ cƣới xin:

Về tục lệ của người Tày, Nùng không có sự khác biệt nhau lắm, có thể là do sống bên cạnh nhau, thường giúp nhau tổ chức hoặc tham gia những ngày lễ hiếu hỉ của nhau để cùng chia sẻ những nỗi buồn hoặc vui mừng chung.

Việc cưới xin là một sự kiện hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào Tày, Nùng. Việc kén chọn con dâu cũng như việc chọn ngày giờ làm lễ cưới đều phải nghiên cứu một cách kỹ càng. Đồng bào cho rằng ngày cưới là ngày hệ trọng nhất trong một đời người, những bậc làm cha làm mẹ có nhiệm vụ lo tổ chức ngày đó cho chu đáo. Hôn nhân cổ truyền của người Tày từ ngày dạm hỏi cho đến ngày cưới chính thức gồm có những nghi lễ sau:

+ Lần thứ nhất là Lễ dạm hỏi (Pây sam lùa):Khi trai gái yêu nhau có ý định kết hôn thì hỏi ý kiến bố mẹ. Nếu ưng thuận gia đình sẽ tìm một người, thường là đàn ông mang một con gà trống, một chai rượu, hai ống gạo và trầu cau đến nhà gái gọi là có chút lễ nói chuyện cưới xin cho các cháu. Nếu nhà gái không thịt con gà này là có “trục trặc”. Trên đường đi nếu gặp hươu nai trước mặt, cây đổ ngang đường, đang bàn việc cưới xin mà gà gáy gở là điều không lành cho cuộc hôn nhân. Nhà gái nhận lời sẽ hỏi ý kiến con gái, họ hàng và tin cho nhà trai biết sau.

+ Lần thứ hai là lần đi lấy lá số và nhận lời: (Pây au mỉnh, au cằm) và nhận với nhà gái bản lục mệnh (ngày sinh, tháng đẻ) để xem khớp mệnh đôi trai gái.

+ Lần thứ ba là đi báo cho nhà gái biết nếu đôi trẻ hợp số mệnh, còn gọi là páo mỉnh hom, đặt trầu cau (mai mjầu mác)

+ Lần thứ tư là lễ ăn hỏi có nơi gọi là lễ dứt lời (khát cằm) hay là cưới nhỏ (bái nọi). Đây là nghi lễ quan trọng khẳng định hai gia đình trở thành thông gia. Nhà gái làm cỗ mời họ hàng nội ngoại, tiếp đại diện nhà trai. Trong bữa ăn có thể bàn về đồ sính lễ, thách cưới như tiền, thịt lợn, rượu, gạo…để nhà trai biết số lượng mà chuẩn bị cho chu đáo.

Sau lễ này đôi trai gái coi như đã trở thành vợ chồng có thể đi lại cả hai bên gia đình, giúp những việc cần thiết. Nếu có lý do đặc biệt như bố, mẹ, ông, bà chết thì người con gái (con trai) phải đến chịu tang để được tổ chức cưới trước khi mãn tang [44, tr.88].

Thời gian kể từ khi ăn hỏi đến khi tiến hành lễ cưới có thể từ một vài tháng đến 1 hoặc 2 năm. Trong thời gian này, người con gái lo trồng bông dệt vải làm chăn, màn, nhuộm hoặc mua sắm quần áo, làm đôi gối đẹp cho vợ chồng, cho bố mẹ chồng và một số đồ vật dùng trong gia đình. Nhà trai lúc này cũng chuẩn bị nuôi lợn, gà chuẩn bị tiền cho lễ ở phần đưa sang nhà gái. Nhiều khi phải nhờ họ hàng, làng xóm cho vay nhất là những nhà có con trai khi họ cưới sẽ trả nợ [44, tr.89].

Đến ngày cưới nhà trai chuẩn bị các lễ vật theo thông lệ để đoàn đón dâu mang sang nhà gái:

+ Vải slằm khấƣ (ƣớt khô) Tấm vải này tỏ ý nhớ công ơn cha mẹ nuôi dưỡng. Khi con còn nhỏ đái ướt chiếu chăn thì mẹ nằm, con vẫn được dành phần khô ấm, kèm theo vải là phong bao tiền mừng bố mẹ gọi là tiền can thấp

(khô ƣớt)

+ Hai con gà trống thiến đã luộc chín, hai hoặc bốn chai rượu, hai hoặc bốn bánh trưng hình vuông (hoặc là bánh trưng gù của người Tày).

+ Vài chục lá trầu đôi chục quả cau, hai đoạn cây vỏ ăn trầu kèm thuốc lào và thuốc lá.

+ Phong bao (tiền) hoặc vải để biếu các anh chị chưa lấy chồng lấy vợ. Ngoài ra còn có tiền hoặc khăn mặt mừng các em (sồm noọng).

+ Tiền mở gánh (khay háp) cho người đón lễ bày lên bàn thờ trình tổ tiên họ hàng.

+ Tiền giăng màn, giăng mùng (khang slứt, phà) cho pả mẻ và người làm việc này.

+ Đôi kim khâu, hai đoạn chỉ đen đỏ và tiền xin số mệnh (slặp mỉnh) được gói bằng giấy hoặc vải đỏ có ghi ngày tháng năm sinh chàng rể.

+ Tiền đi đường (sèn căm tàng) để tạ ơn quan làng pả mẻ.

+ Một số tiền lẻ, thuốc lá cho quan làng dẫn đoàn đón dâu chi phí dọc đường [44, tr.90].

Trước ngày cưới, đại diện nhà trai dẫn đoàn khiêng lợn, gánh gạo, rượu, đôi gà sang nhà gái (hai đầu đòn khiêng cuốn giấy đỏ) chuẩn bị bữa tiệc cưới.

Đoàn đi đón dâu gồm có: Quan làng (quan lang) là người có vợ con, biết hát thơ cưới, phó quan làng (quan lang xếp), rể và một thanh niên phù rể, hai cô gái đi đón dâu. Chiều tối, đoàn đón dâu đến đầu làng có thể gặp lũ trẻ chăn trâu căng dây ngang đường để xem mặt rể “sồm khươi”. Quan làng phải mừng tiền để các cháu rút dây thông đường. Đến một đoạn khác có thể lại gặp một nhóm thanh niên do hai thiếu nữ cầm đầu dây chắn ngang đường xin được nghe hát thơ. Quan làng phải lên giọng hát:

Khỏi chiềng mừa sloong á khên tàng Khỏi chiềng mừa sloong nàng khên bjoóc Bấu hẩƣ cần khẩu óc pây mà

Việc lăng cần mà ta thâng khỏi Lệ nảy khỏi mà cƣới hôn nhân Poom nguyệt lạo xe pền phu phụ Cú tin mà thâng xứ lƣờn cần

Lệ vật khỏi mà thâng kính tổ Khỏi vàn mừa cách lộ cú pây Bọn khỏi cần tàng quây xo quá.

Dịch:

Tôi trình thƣa hai chị giăng đƣờng Tôi trình thƣa hai nàng giăng hoa Không cho ngƣời đi lại vào ra Cớ sao lại hỏi tra khách khứa Lễ này tôi mang để kết hôn Ơn nguyệt lão se duyên phu phụ Cất bƣớc tôi đến xứ nhà ngƣời Lễ vật tôi mang theo kính tổ Xin mời ngƣời cách lộ cất đi

Chúng tôi khách lạ đƣờng xa bƣớc tiếp [18, tr.11].

Đến chân cầu thang phải dừng lại bởi một nhóm thanh niên và những người làm cỗ cưới, trong đó có một người dâng khay với 4 chén rượu mời để “rửa chân” trước khi lên cầu thang quan làng lại mừng thuốc, hát và uống rượu. Bước lên cầu thang thấy cái thớt thái thịt hoặc cái đơm cá chặn lối, hay thấy có chiếc đèn treo trên ngưỡng cửa ra vào, quan làng phải hát những bài phù hợp với tình huống để xin họ dọn lối vào. Bước vào nhà, đoàn đón dâu thấy chiếu chưa trải mà còn dựng ở góc nhà, hoặc trải trái, trải chéo, trải trồng lên nhau, Quan làng lại xin hát trải chiếu ngồi. Đó là những hình thức đùa vui, sau đó quan làng tiếp tục hát mừng nhà mới, hát mở bánh và nộp lễ. Việc hát của quan làng tựa như một nghi thức bắt buộc thay cho lời nói của cả phái đoàn nhà trai.

Hát xong, lễ vật mang theo được đặt lên bàn thờ, thắp hương đèn cúng bái tổ tiên. Vào tiệc chờ khách khứa ngồi mâm đông đủ, quan làng đứng dậy hát bài mừng mâm, mời cơm, mời rượu, mời mâm phường bạn.

Đoàn đón dâu tối đó được bố trí ngủ lại qua đêm ở gian ngoài. Theo lệ, rể và quan làng buộc phải ngủ lại nhà gái cho dù gần nhà.

Ngay đêm cưới hoặc sáng hôm sau, khi có đông đủ họ nội, họ ngoại, đại diện nhà gái tổ chức cho rể trình lạy tổ tiên, ông, bà, chú, bác, cô, dì…

Để về nhà trai đúng giờ, quan làng phải hát bài xin dâu. Đại diện nhà gái bưng khay với 4 chén rượu làm lễ giao bằng biên. Trên 4 chén rượu là phong bao vải hoặc giấy đỏ trong đó có tiền và danh sách họ hàng mừng chàng rể, có đôi kim đã được xâu luồn chỉ đỏ đen, có tờ giấy đỏ ghi ngày tháng năm sinh chú rể cạnh ngày tháng năm sinh cô dâu cùng vế đối đáp “Thọ như thái sơn”. Quan làng nhận và hát bài hát nhận bằng biên để chuyển về nhà trai [44, tr.92].

Cùng lúc cô dâu trang điểm trong buồng, chị em trong gia đình đem hòm, chăn bông, các túi tay nải đựng quần áo, chăn gối cô dâu và các thứ ấm, chén… ra ngoài để cho người mang theo. Khi nắp hòm được mở, chị em, cô, dì, chú, bác sẽ mừng tiền “lót hòm”. Ngoài ra, anh em họ hàng có thể mừng tiền bằng cách đặt vào nón, hài cho cô dâu mang về cho nhà chồng làm vốn. Cô dâu, chú rể cùng cả đoàn phải ăn mặc đồng phục. Nam mặc áo dài đen, quần đen hoặc trắng, quấn khăn dài hoặc đội khăn xếp và mũ, chân đi giầy vải. Nữ mặc áo dài cùng với quần hoặc váy, thắt lưng, đội khăn đều màu chàm. Cô dâu đeo khuyên tai, vòng cổ, thắt lưng đeo tà xích, chân đi hài hoặc giày nữ.

Khi bà tái slống (bà đƣa dâu) dẫn dâu ra thắp hương lễ lạy tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ thì người gốc họ hoặc người biết cúng sẽ cúng báo lên tổ tiên. Cũng có thể một cụ bà căn dặn vài lời (slắng lùa lồng lảng) rằng cháu gái phải ăn ở đúng đạo nghĩa làm vợ, làm dâu để gia đình hạnh phúc rồi cầm nón đội cho cô dâu, cầm hài để cô dâu đi. Nghi thức diễn ra thật thiêng liêng và cảm động. Cô dâu cầm ba nén hương cùng đoàn đón dâu ra đến đầu ngõ cắm hương rồi cùng đoàn về nhà chồng, không được ngoảnh lại.

Đoàn đưa dâu gồm có tái slống (bà đƣa dâu) là người có chồng con, nói năng lịch thiệp, biết ứng xử mọi tình huống, biết hát thơ cưới và hai cô gái phù dâu (lùa xếp, lùa tôi).

Trên đường đi, tái slống đi trước, cô dâu đi giữa hai phù dâu. Khi qua sông, suối, qua cầu cô dâu phải thả một ít tiền lẻ để gửi “tiền qua đò”. Trường hợp nếu hai đoàn đưa dâu gặp nhau thì các cô dâu phải trao khăn mặt cho nhau để tỏ ý chúc mừng cuộc sống hạnh phúc. Trên đường về nhà trai, đoàn đưa dâu phải đi vòng tránh nơi thờ thần, nơi gọi là Kéo Pụt (đèo bụt), cổ rồng… mặc dù nhà trai ở cạnh kề nhà gái nhưng đoàn đưa dâu vẫn phải đi vòng một đoạn đường, nghỉ chân ăn cơm gói mang theo để cô dâu sửa sang trang điểm khăn áo trước khi vào ngõ nhà trai. Khi rể đến nhà gái hoặc lúc dâu vào cổng nhà chồng người ta đốt pháo mừng. Sau đó người ta làm mâm cúng nạp tẩy uế ở ngay cầu thang, cúng xong cô dâu cùng đoàn bước lên cầu thang vào nhà. Trường hợp số mệnh mẹ chồng, nàng dâu xung khắc thì mẹ chồng tạm lãnh ra ngoài cho cô dâu vào nhà trước, mẹ chồng vào nhà sau. Khi qua cạnh bếp lửa, người ta còn lấy chiếu che vì sợ uế tạp, sợ ma bếp quấy quả. Khi tái slống dẫn cô dâu vào buồng thì một phụ nữ trong họ, có đủ chồng con hòa thuận, có cuộc sống khá giả trải chiếu sẵn và cùng tái slống, phù dâu giăng mùng, màn. Quan làng hát bài mời trải chiếu, giăng mùng, màn, chăn, gối. Trong lúc họ hàng hoan hỉ tiệc rượu thì phù dâu, phù rể hát đơn ca “thơ lẩu” để đối đáp, chúc mừng họ hàng gia tiên làm cho đám cưới thêm vui vẻ.

Ngay trong đêm cưới hoặc sáng hôm sau chờ đông đủ họ hàng nội ngoại, gia đình tổ chức nghi lễ cho cô dâu trình tổ tiên. Tái slống, phù dâu mang một số đồ dùng do cô dâu làm ra (chăn bông, màn, đôi hài, đôi gối…) và những đồ mua sắm được bày trước bàn thờ để báo tổ tiên và mừng ông, bà, cha, mẹ, họ hàng với ngụ ý rằng đây là những sản phẩm do bàn tay khéo léo cần cù của cô dâu làm nên hoặc được mua sắm từ tiền thách cưới. Tái slống dẫn đoàn ra để cô dâu trình lạy tổ tiên, nộp dâu cho gia đình, họ hàng và hát

bài nộp dâu “nộp lùa”. Khi tái slống và phù dâu ra về, đại diện nhà trai trịnh trọng bưng khay với 4 chén rượu, trên đó đặt một phong bao gọi là lễ giao bằng biên. Trong bao có danh sách họ hàng mừng tiền cho cô dâu, tiên mừng cảm tạ tái slống, phù dâu đưa đến gia đình. Tái slống nhận bằng biên đưa về cho nhà gái và cùng uống rượu lấy lệ, căn dặn cô dâu ở lại nhà chồng. Lúc này đại diện nhà trai lại bưng khay rượu mời tiến chân đoàn đưa dâu. Trong đám cưới người Tày thường ăn vào bữa tối và trưa hôm sau và bạn của chú rể cô dâu đến dự tiệc muộn hơn tiệc họ, vui tiệc, hò hát đối đáp nhau đến khuya mới kết thúc. Sáng hôm sau, cô dâu phải dậy sớm đun nước mời ông, bà, cha mẹ, họ hàng rửa mặt [44, tr.93-94].

Lễ cưới xin của người Tày, Nùng có nhiều nghi lễ đẹp nhưng là của một thời đã qua. Ngày nay đám cưới của người Tày, Nùng Ngân Sơn và người Tày, Nùng ở các khu vực khác nhau vẫn có những nghi lễ theo tục lệ xưa nhưng được làm với nghi lễ gọn gàng hơn.

Tục cưới xin của Người Dao cũng có nhiều nghi lễ phức tạp hơn, trong đó mỗi nhóm ngành, lại có những nét riêng và có nhiều điểm khác nhau, tùy từng hoàn cảnh gia đình mà chủ đám cưới có thể diễn ra theo nghi thức sang trọng hay đơn giản. Người Dao có nhiều nhóm khác nhau như nhóm Đại Bản, nhóm Tiểu Bản, Nhóm Thanh - Bạch - Làn. Tuy nhiên, về cơ bản nghi lễ đám cưới của người Dao vẫn có một số điểm thống nhất với các nhóm và phải trải các bước như: Dạm ngõ, xin số mệnh, ăn hỏi.

Người Dao ở Ngân Sơn thuộc nhóm Tiểu Bản. Đối với nhóm Tiểu Bản, sau lễ ăn hỏi nhà trai phải quay về nhà gái cử một ông mối (chú, bác họ…) đem về một chút đồ lễ phủ vải đỏ trang trọng cùng chú rể tương lai quay lại nhà gái. Tại đây ông mối sẽ lựa lời gửi gắm chàng trai cho gia đình nhà gái làm rể thử. Thời gian ở rể để thử thách thường do gia đình nhà gái và ông mối tự bàn bạc, thống nhất chứ không có các mốc cố định. Sau khi ông mối ra về, chàng trai phải thực hiện hình thức làm công, ở rể theo đúng thời hạn đã quy

định. Trong thời gian này, gia đình nhà gái sẽ để ý đến sức khỏe của chàng trai trong lao động sản xuất, thậm chí kể cả trong sinh hoạt vợ chồng… Cũng bởi vậy mà nhiều lý do tế nhị đã sảy ra khiến trước đây có những người con trai đi ở rể thử đến vài lần mà không lấy được vợ [44, tr.212]

Trước ngày cưới nhà trai phải cử một phái đoàn mang đồ sính lễ sang cho nhà gái kiểm tra và phục vụ bếp núc cho đến khi cô dâu ra khỏi cửa về nhà trai vào ngày hôm sau. Các giờ ra cửa ở nhà gái, vào cửa ở nhà trai đều được thầy tào của hai họ xem xét hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng. Sau buổi tối hôm cuối cùng ngủ ở nhà mình, gia đình tổ chức lễ cúng (slé miếu) cho cô gái đi lấy chồng với mong muốn con mình sau này có được cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc, giàu sang, phú quý. Lễ cúng này thường có sự tham gia của người cậu cô dâu (nếu người ấy có cậu). Những người mẹ, người chị… khuyên bảo con, em mình điều hay lẽ phải trong cuộc đời làm dâu.

Khi đưa đón dâu là không bao giờ đi qua máng nước. Nếu là máng nước thấp thì vòng qua phía trên mà đi, nếu là máng nước cao thì phải dỡ bỏ tạm thời. Đồng bào quan niệm, nếu đi qua dưới máng nước thì đôi vợ chồng trẻ sau này sẽ gặp nhiều điều xúi quẩy trong việc sinh con đẻ cái và làm ăn.

Tối hôm đầu tiên về nhà chồng, gia đình nhà trai cũng tổ chức cúng để báo cho tổ tiên biết về nhận mặt con dâu. Sáng hôm sau, khi mọi việc đã xong phái đoàn săn cha (thông gia) của nhà gái trao lại đầy đủ cho nhà trai của hồi môn của cô gái rồi trở về nhà. Lễ cưới cũng được kết thúc ở đây

Một phần của tài liệu Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX (Trang 83 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)