Đánhgiá củakhách hàngvề cơsở vậtchất

Một phần của tài liệu So sánh chất lượng dịch vụ mầm non ở hai khu vực tư và công (Trang 28 - 29)

5 Phụ lục 6. Phân tích phương sai

6

Biểu đồ 1: Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong các trường mầm non

3.80 3.90 4.00 4.10 4.20 4.30 4.40 4.50 F1 F2 F3 F4 F5 Hướng Dương Minh Tú

Trong mười hai yếu tố về cơ sở vật chất đã có hơn một nửa ở Minh Tú được đánh giá cao hơn Hướng Dương, cụ thể là các yếu tố như: bếp ăn (V7); vườn trường (V8); hình thức nhân viên (V9), trang phục nhân viên (V10); hình thức giáo viên (V11); trang phục giáo viên (V12); và đặc biệt là phòng ngủ (V5), điểm đánh giá chênh lệch của yếu tố này là cao nhất, gần 0,4 điểm.

Điều này khá phù hợp với phần dữ liệu thu về từ thực tiễn, diện tích phòng học và cũng chính là phòng ngủ cho mỗi trẻ ở Minh Tú lớn gấp ba lần ở Hướng Dương nên việc đảm bảo độ rộng, thoáng và yên tĩnh cho trẻ khi ngủ cũng cao hơn.

Điểm đặc biệt của thành phần cơ sở vật chất so với các thành phần khác là ở đây, có 2 yếu tố mà Hướng Dương được khách hàng đánh giá cao hơn so với Minh Tú, đó là sân chơi (V3) và đồ chơi (V5).

Liên hệ phần dữ liệu thực tiễn, sân chơi ở Hướng Dương chẳng những rộng gấp 1,5 lần ở Minh Tú mà còn được đầu tư nhiều đồ chơi hơn nên việc khách hàng đánh giá cao yếu tố này là tất nhiên.

Ngoài ra, trong các yếu tố còn lại của cơ sở vật chất là: phòng học (V1); học cụ (V2); và phòng vệ sinh (V6) thì Hướng Dương đều có điểm đánh giá trung bình tương đương với Minh Tú.

Tuy là thành phần có điểm chênh lệch đánh giá thấp nhất nhưng suy cho cùng thì đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất ở Minh Tú vẫn cao hơn ở Hướng Dương. Mà cở sở vật chất lại quyết định đến 70 % chất lượng dịch vụ nên đây là một căn cứ cho thấy chất lượng dịch vụ ở Minh Tú cao hơn ở Hướng Dương.

Hình 5.2. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu So sánh chất lượng dịch vụ mầm non ở hai khu vực tư và công (Trang 28 - 29)