b. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến công ty TNHH Kỳ Nghỉ Việt
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
a. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
- Kinh tế: Như đã phân tích ở chương I, nền kinh tế có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và tiêu dùng du lịch. Song ta chỉ xét tầm ảnh hưởng của nó đối với toàn bộ ngành chứ không xem xét ở khía cạnh cá nhân công ty vì nó là lĩnh vực quá lớn.
- Khoa học – công nghệ: Chủ yếu là công nghệ thông tin. Công ty đã có website của riêng mình và đang hoạt động có hiệu quả. Muốn đạt tốt hơn nữa công ty cần phải quản lý được thông tin của mình. Xã hội phát triển, công nghệ cũng đạt được nhiều thành tựu. Công ty nào nhanh chân nắm được công
nghệ cao sẽ đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, so về công nghệ thì các công ty nước ngoài sẽ tốt hơn so với các công ty trong nước rất nhiều lần.
- Văn hóa – xã hội:
Văn hóa – xã hội là yếu tố quan trọng đối với công ty vì các chương trình du lịch mà công ty tổ chức thường là những chương trình khám phá những nét đặc sắc của các dân tộc vùng sâu vùng xa. Việt Nam với hơn 60 dân tộc anh em, mỗi dân tộc mang một nét khác biệt nhau tạo nên sức hấp dẫn rất lớn với du khách nước ngoài.Ông Timberk, một du khách cho biết “mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có quá nhiều điều để trải nghiệm. Chúng tôi thực sự đang sống cùng với thiên nhiên và hơi thở của người Việt. Du lịch bằng môtô giúp chúng tôi gần gũi với Việt Nam hơn”. Là công ty trong nước nên sẽ có thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của nước ngoài bởi họ không thể hiểu rõ về dân ta như người của ta được. Đây là yếu tố có thể nói là thuận lợi cho không chỉ Kỳ Nghỉ Việt mà cho các công ty trong nước phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
- Tự nhiên: Điều kiện tự nhiên của Việt Nam là yếu tố thuân lợi cho ngành du lịch Việt Nam phát triển. Chỗ nào càng khó khăn, hiểm trở thì chỗ đó là lựa chọn điểm đến du lịch trong các chương trình du lịch của công ty. Và du khách cũng rất thích thú. Tuy nhiên việc đảm bảo an toàn cho du khách lại là một vấn đề không nhỏ.
- Chính trị, luật pháp
Chính trị của Việt Nam ổn định thu hút nhiều khách quốc tế đến tham quan du lịch nhưng chỉ là thuận lợi cho cả ngành du lịch. Pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa hoàn chỉnh, còn rất nhiều thiếu sót, nhiều chỗ sơ hở để các doanh nghiệp trong và ngoài nước lợi dụng để làm ăn phi pháp. Như vậy sẽ rất bất lợi cho những công ty hợp pháp như Kỳ Nghỉ Việt. Những công ty nhiều kinh nghiệm hơn sẽ dễ luồn lách qua các khe hở của pháp luật.
- Môi trường toàn cầu
Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện rất lớn. Nó tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế đất nước. Các công ty nhỏ tưởng chừng như không bị ảnh hưởng tới song về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công ty đứng trước những thách thức lớn. Ngoài viêc phải làm thế nào có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, lại còn phải làm thế nào để đấu với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài sắp tràn vào Việt Nam. Vì thế Kỳ Nghỉ Việt phải rất thận trọng với những chiến lược, bước đi của mình bởi không khéo sẽ rất dễ bị các công ty nước ngoài đánh bật ra khỏi cuộc chơi.
b. Các yếu tố thuộc môi trường ngành
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 5 công ty được chuyên nghiệp tập trung vào kinh doanh lĩnh vực du lịch mạo hiểm. Ngoài ra, một số công ty lữ hành quy mô lớn hơn, kinh doanh chủ yếu là các tour du lịch truyền thống cũng nhảy sang kinh doanh loại hình du lịch mới mẻ này. Trong nước, các công ty kinh doanh mảng du lịch này cũng có khá nhiều và có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ta chỉ xem xét các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn Hà Nội. Một số công ty đối thủ của Kỳ Nghỉ Việt là: Công ty Explorer Indochina (số 2 Trần Nhân Tông), công ty Freewheeling tour (số 4 Lương Ngọc Quyến), Công ty Green trail tour, Công ty Off Road Vietnam (ngách 36 Nguyễn Hữu Huân). Ngoài ra còn có một số công ty cũng kinh doanh lĩnh vực này nhưng không chuyên.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Du lịch mạo hiểm là loại hình mới và có chiều hướng phát triển trong tương lai. Nó sẽ đem lại một nguồn thu nhập cao nếu công ty biết cách làm ăn. Chính vì thế sẽ có rất nhiều công ty muốn nhảy vao kinh doanh lĩnh vực này. Trong tương lai, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của công ty có thể chia làm hai nhóm:
+ Các công ty du lịch trong nước( cả hợp pháp và không hợp pháp) + Các công ty du lịch nước ngoài
Trong quy luật phát triển, doanh nghiệp nào kém sẽ bị đào thải, chỉ còn lại những công ty có năng lực thực sự. Các công ty nước ngoài là đối thủ cạnh tranh “nặng ký” của Kỳ Nghỉ Việt cũng như các công ty du lịch trong nước. Khả năng cạnh tranh của công ty sẽ thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài.
- Sức ép của khách hàng: Hiện tại công ty không gặp phải sức ép nào từ phía khách hàng. Với các chương trình và giá cả mà công ty đưa ra, khách hàng mua chương trình đều chấp nhận. Chứng tỏ rằng chương trình và giá công ty đưa ra rất phù hợp.
- Sức ép của nhà cung cấp
Hiện tại có một số nhà cung cấp đang gây khó dễ cho công ty. Mặc dù làm ăn với nhau lâu và đã có hợp đồng song một số khách sạn không thực hiện đúng yêu cầu mà bên công ty đưa ra. Các nhà cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ khác …tại điểm đến vẫn đảm bảo như đã thỏa thuận với công ty.
- Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế của các chương trình du lịch của công ty chính là các chương trình du lịch mạo hiểm với hình thức tổ chức, thực hiện khác nhau và có thể là sẽ hấp dẫn hơn chương trình của công ty. Cũng có thể là các chương trình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch công vụ…Có bao nhiêu loại hình du lịch khác nhau thì sẽ có bấy nhiêu loại chương trình du lịch cạnh tranh cùng du lịch mạo hiểm. Nhiều công ty đầu tư xây dựng các tour du lịch mạo hiểm khác biệt, cực kỳ mạo hiểm, đánh trúng tâm lý thích khám phá của du khách. Chương trình nào hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều khách hơn.