KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Trang 63 - 66)

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1. Kết luận

Sau khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ta rút ra được những mặt tích cực mà công ty có được trong 3 năm qua.

Nhìn chung công ty có xu hướng hoạt động ngày càng hiệu quả sau khi đã cổ phần hóa thành công ty cổ phần và đang từng bước phát triển trên con đường kinh doanh của mình. Doanh thu của công ty trong 3 năm qua có xu hướng tăng liên tục. Năm 2005, doanh thu đạt 282,433 tỉ đồng tăng 33,47% so với năm 2004, lợi nhuận sau thuế đạt 7,811 tỉ đồng tăng (44,84%). Năm 2006, doanh thu đạt 332,74 tỉ đồng tăng 17,72% so với năm 2005 và lợi nhuận sau thuế đạt 24,74 tỉ đồng. Trong năm 2007, Công ty đã đạt được 427,288 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là 39,159 tỉ đồng. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre đã có những chuyển biến tốt đẹp nhờ khả năng quản lý của của ban lãnh đạo công ty, đem lại sự hài hoà về quyền lợi giữa người lao động, nhà nước và các cổ đông.

Công ty đã thành công trong việc quản lý tốt chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận và tạo ra sản phẩm chất lượng tốt và tạo uy tín ngày càng tốt hơn đối với khách hàng. Trong năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 789.005 ngàn đồng so với năm 2006.

Công ty đã chú ý đầu tư vào hoạt động tài chính, đây là điều đáng quan tâm bởi vì nó cũng phù hợp với loại hình công ty cổ phần để vừa tạo ra thêm thu nhập cho công ty vừa tạo điều kiện tiếp cận với thị trường chứng khoán.

Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình mà đã được Nhà nước vạch ra ngay từ đầu mới thành lập đó là tạo ra công ăn việc làm cho người dân, luôn trả lương thỏa đáng, khen thưởng, xử phạt hợp lý và đặc biệt là đội ngủ ban lãnh đạo và công nhân luôn nhiệt tình trong công việc của mình. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng đến quá trình đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị nhằm không ngừng cải tiến cho phù hợp với khoa học công nghệ tiên tiến hiện nay.

Bên cạnh những mặt tích cực có được thì công ty cũng gặp phải một số hạn chế nhất định.

Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, chất lượng không được đảm bảo còn nhiễm chất kháng sinh, hóa chất quá nhiều.

Khó khăn thứ hai mà công ty gặp phải là lợi nhuận của công ty giảm do đồng USD bị sụt giá. Trong khi đó, giá nguyên liệu vật tư ngày càng tăng kéo theo giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý của công ty tăng cao.

7.2. Kiến nghị

Công ty

− Công ty cần phải tập trung nguồn vốn của mình vào đầu tư máy móc hiện đại, để thích ứng với nền kinh tế hội nhập hiện nay đặc biệt lĩnh vực hoạt động của công ty rất nhạy cảm với sự biến động của thị trường.

− Tăng cường hoạt động marketing quảng bá thương hiệu, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, mở rộng thị phần ở các thị trường tiềm năng khác nhằm gia tăng doanh thu cho công ty.

−Xây dựng mối quan hệ tốt giữa công ty với các hộ nuôi cá, nhằm tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho công ty.

−Nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý tốt dư lượng chất kháng sinh tạo uy tín đối với khách hàng.

Nhà nước

− Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Thời gian tới, cần tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, giảm chi phí không cần thiết để giúp doanh nghiệp hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

− Hỗ trợ ngân hàng thương mại mua ngoại tệ của các doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu không thu thêm phí, đồng thời tạo điều kiện giảm lãi suất tiền VND khi các doanh nghiệp vay chế biến thủy sản. Với nông dân, Nhà nước cần nhanh chóng xem xét các biện pháp bù lỗ giá dầu để có thể duy trì sản xuất.

− Hỗ trợ ngân sách cho hoạt động kiểm tra của cơ quan Nhà nước, giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng sẽ có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hội viên áp dụng thực sự hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm như HACCP, SSOP... không nhằm đối phó mà phục vụ thực sự cho yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

− Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và DN để siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thủy sản.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Trang 63 - 66)