Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Trang 62 - 63)

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

6.3.Nguồn nguyên liệu

- Do sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp chế biến thủy sản nên đã làm cho giá nguồn nguyên liệu tăng cao và chất lượng nguồn nguyên liệu không ổn định đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty, để tránh được tình trạng này công ty nên:

+ Đầu tư xây dựng các dự án nuôi cá tra để đáp ứng nguồn nguyên liệu ổn định cho công ty.

+ Tổ chức lại sản xuất để phát triển bền vững: đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ; áp dụng và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng và hợp chủng chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu; nâng cao năng lực cạnh tranh bằng uy tín và thương hiệu, chất lượng và giá thành sản phẩm.

+ Liên kết cộng động xây dựng vùng nuôi an toàn, thân thiện với môi trường: không sử dụng chất kháng sinh và hoá học bị cấm; khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học; thực hành tốt GAP (Good Aquaculture Practice); bảo vệ môi trường.

+ Liên kết với các hộ nuôi cá thật thân thiết hơn, ta không nên bỏ họ khi giá cá bị sụt giảm. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn để lúc giá cá tăng cao thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty vẫn đảm bảo. Nói cách khác đừng bao giờ áp dụng phương châm “cá ăn kiến, kiến ăn cá” thay vào đó là phương châm hợp tác “đôi bên đều có lợi”. Muốn làm tốt công tác này hãy thực hiện một cách chân thành mà người trực tiếp tham gia trong công tác ấy chính là ban thu mua, hãy có “khẩu vụ” cho họ biết về chính sách này của công ty và quan sát, kiểm tra cách họ thực hiện khẩu vụ ở trên đưa xuống.

- Nguồn nguyên liệu hay bị nhiễm chất kháng sinh, hóa chất thì ta có thể ngăn chặn bằng cách tư vấn và cung cấp những thông tin cho người dân để hạn chế tối đa dư lượng hóa chất.

- Hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của hoạt động bơm chích tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản, đảm bảo nguyên liệu sạch cho xuất khẩu. Cần tích cực áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến của thế giới trong nuôi trồng thủy sản và chế biến, như GMP, GAP, HACCP... ; thực hiện việc kiểm soát chất lượng theo hệ thống; hướng dẫn ngư dân và tìm biện pháp xử lý kiên quyết đối với người sản xuất vi

phạm. Trong việc này, cần hết sức coi trọng vai trò của chính quyền cấp cơ sở, các tổ chức hội, hiệp hội địa phương.

Các giải pháp khác như:

- Liên kết, hợp tác với các nhà phân phối lớn ở các thị trường: xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị, các tổ chức dịch vụ thực phẩm tại các thị trường, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường. Từng bước xây dựng hệ thống phân phối thuỷ sản Việt Nam tại nước ngoài.

- Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing để chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế thừa.

- Giải quyết vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa. Hiện nay, vụ kiện này đang ở giai đoạn cuối và còn diễn biến phức tạp. Các vụ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) chủ động bám sát, giải quyết vụ kiện. Bên cạnh đó, chú ý theo dõi thông tin về vụ kiện một số nước bán phá giá tôm tại thị trường Mỹ, trong đó có Việt Nam.

CHƯƠNG 7

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Trang 62 - 63)