Bài học từ nước ngoài

Một phần của tài liệu nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ (Trang 49)

3.2.1.1 Hàn Quốc

Sau 8 năm hoạt động ở Hàn Quốc,tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart đã tuyên bố rút lui khỏi thị trường này bằng cách bán hết các cơ sở của mình cho tập đoàn bán lẻ nội địa Shinsegae với giá gần 900 triệu USD.Trước đó khoảng 1 tháng,tập đoàn bán lẻ lớn là Carrefour của Pháp cũng gây nên một cơn “địa chấn” tương tự khi bán lại hệ thống cửa hàng ở

Hàn Quốc với giá gần 2 tỉ USD.Vì sao các nhà bán lẻ Hàn Quốc có thể chiến thắng trước các đại gia mạnh nhất của ngành bán lẻ thế giới?

Giải thích cho quyết định rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc,cả Carrefour và Wal-Mart đều nói rằng đó là do chiến lược tập trung cho thị trường Trung Quốc.Tuy nhiên,theo giới phân tích,lý do chính là cả 2 gã khổng lồ này đã thất bại trong việc cạnh tranh với các nhà bán lẻ nội địa vốn có khả năng xoay trở nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng của người dân.

Sau 8 năm thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Wal-Mart mới chỉ chiếm được 4% thị phần, xếp thứ 5 sau Shinsegae với 30% thị phần, Tesco với 17% thị phần, Lotte Shopping 12% và Carrefour khoảng 8%... Tính riêng năm 2005, doanh thu của Wal-Mart tại thị trường Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 800 triệu USD, thua lỗ đến 10 triệu USD.Khi bắt đầu hoạt động tại thị trường Hàn Quốc, có tổng giá trị khoảng 120 tỉ USD mỗi năm, cả Carrefour và Wal-Mart đều làm dấy lên làn sóng lo ngại trong các nhà phân phối hàng hóa nội địa. Họ cho rằng với kinh nghiệm quản lý của một tập đoàn đa quốc gia và có vốn lớn, chẳng mấy chốc hai đại gia này sẽ “thôn tính” và thao túng thị trường bán lẻ Hàn Quốc như đã từng làm ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thế nhưng, thực tế xảy ra hoàn toàn ngược lại.

Mới đầu, người dân Hàn Quốc đổ xô tới các cửa hàng của Wal-Mart và Carrefour vì tò mò muốn thử mua sắm theo phong cách phương Tây với những núi hàng ngồn ngộn. Tuy nhiên, hàng hóa ở hai chuỗi cửa hàng này thường được đóng gói rất kỹ và kiểu cách nên nhiều khách hàng tỏ ra e ngại khi muốn xem xét cẩn thận món hàng mà họ muốn mua.Ở các cửa hàng của Wal-Mart và Carrefour hiếm khi thấy nhân viên hướng dẫn để giải đáp những thông tin liên quan đến sản phẩm mà khách hàng cần biết trước khi quyết định có nên mua hay không.Trong khi đó, các cửa hàng của Hàn Quốc thường sắp xếp hàng hóa theo hướng thuận tiện nhất cho khách hàng quan sát, so sánh các mặt hàng cùng loại với nhau. Nhân viên bán hàng trong các cửa hàng của Hàn Quốc cũng thường xuyên có mặt để kịp thời trả lời hoặc hướng dẫn khi khách hàng cần đến.

Về chủng loại hàng hóa thì trong khi Carrefour và Wal-Mart tỏ ra vượt trội với những mặt hàng như đồ điện, điện tử, quần áo, túi xách, giày dép... nhập từ khắp nơi trên thế giới thì các cửa hàng nội địa lại có ưu thế trong nhóm hàng thực phẩm tươi sống và thức uống. Trên thực tế, chính các chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp Hàn Quốc với ưu thế về sự thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của khách hàng.Các chuỗi cửa hàng nội địa còn giữ chân khách hàng bằng chính sự đón tiếp thân mật, các nhân viên luôn nở nụ cười trên môi và sẵn sàng cúi gập người chào khách hay giúp khách chuyển hàng hóa lên xe.

Cách thiết kế hệ thống cửa hàng cũng có chuyện đáng nói. Từ trước khi các tập đoàn nước ngoài chính thức thâm nhập thị trường nội địa, các tập đoàn phân phối của Hàn Quốc đã nhanh chóng “xí phần” những vị trí tốt nhất để mở cửa hàng. Điều này góp phần tạo ra khó khăn cho các đại gia khi muốn bành trướng hoạt động.Mặt khác, trong khi các cửa hàng của Wal- Mart và Carrefour được thiết kế theo dạng nhà kho, hàng hóa chất đống nên thiếu tính hấp dẫn thì người tiêu dùng lại tỏ ra thích thú khi bước vào những cửa hàng thoáng đãng, trang trí đẹp và sắp xếp hàng hóa hợp lý của Shinsegae.

Một điều nữa giúp các chuỗi cửa hàng nội địa của Hàn Quốc thành công trong cuộc đua với các đại gia nước ngoài là sự liên kết giữa nhà phân phối với nhà sản xuất. Hàng hóa của các nhà sản xuất cung cấp cho các hệ thống cửa hàng bán lẻ luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã quy định sẵn.Ngược lại, các nhà phân phối cũng cố gắng giữ giá cả ổn định, kể cả những lúc thị trường có những biến động bất thường. Điều này tạo sự dễ dàng cho cả hai bên tính toán chiến lược sản xuất kinh doanh của mình và làm tăng thêm niềm tin trong quá trình hợp tác.

Điểm mạnh nhất của các hệ thống bán lẻ khổng lồ như Wal-Mart, Carrefour là hàng hóa đa dạng và giá rẻ. Nhưng để có được mức giá cạnh tranh như thế, Wal-Mart đã bị kết tội là thường xuyên o ép các nhà cung cấp để mua hàng với giá rẻ mạt.Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn phải bán hàng

cho Wal-Mart vì trên thực tế, đại gia này chính là người luôn mua hàng với số lượng lớn và ổn định nhất. Một khi Wal-Mart không mua hàng nữa thì nhà sản xuất chỉ có nước đóng cửa. Nắm được điều đó, Wal-Mart luôn tìm cách buộc các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau để hạ giá và mua hàng của người bán mức giá thấp nhất.Các hệ thống bán lẻ của Hàn Quốc đã cố gắng làm tốt vấn đề này song song với việc quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông. Điều này góp phần tạo thiện cảm cho người tiêu dùng Hàn Quốc, vốn ngày càng xem trọng vấn đề điều kiện và môi trường làm việc trong xã hội.Ngoài ra, các nhà bán lẻ Hàn Quốc cũng biết lợi dụng điểm yếu của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia như Wal-Mart là thường xuyên bị dư luận chỉ trích là bóc lột và đối xử không tốt đối với nhân viên cũng như chèn ép các nhà cung cấp hàng hóa.

3.2.1.2 Trung Quốc

Các đại gia bán lẻ lớn trên thế giới như Wal-mart, Carrefour, Metro… hiện đã chiếm 80% thị phần bán lẻ Trung Quốc, khiến doanh nghiệp nội có nguy cơ phá sản.Từ 1978 đến 2009, tổng kim ngạch bán lẻ hàng tiêu dùng Trung Quốc tăng khoảng 38 lần. Ước tính, đến 2020, con số này sẽ vượt trên 20 nghìn tỷ USD. Đó là lý do khiến các “đại gia” bán lẻ xuyên quốc gia tranh giành quyết liệt “miếng bánh” tại thị trường lớn nhất hành tinh này.Vậy tại sao họ lại có thể xâm nhập được vào thị trường được coi la khó nhằn như vậy?

Các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng thế giới tại Trung Quốc luôn coi khách hàng là thượng đế thực thụ.Theo quy định của Wal Mart, trước những câu hỏi của “thượng đế”, nhân viên không bao giờ được phép nói “tôi không biết”. Dù bận đến đâu, nhân viên cũng phải giúp khách hàng tìm sản phẩm mà họ cần. Trong vòng 3m, nhân viên bán hàng luôn phải mỉm cười với khách hàng.Khi người dân Trung Quốc không thích mua trứng gà đựng trong khay có ngăn, không thích mua rau đã nhặt sạch rễ, các “đại gia” này liền thay đổi ngay cách đóng gói. Trứng gà được đựng trong giỏ nứa; rau

xanh được rửa sạch rễ và bày lên giá hàng...Và điều thú vị nhất là, giá cả tại các đại siêu thị này rẻ hơn tại các siêu thị quốc doanh.

Trong thời gian ngắn, các tập đoàn bán lẻ quốc tế đã đua nhau xây dựng các đại siêu thị tại nhiều thành phố lớn, nhỏ ở Trung Quốc và tìm cách mua đứt các doanh nghiệp nội nhằm chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường này. Theo thống kê, giai đoạn 2006 - 2009, đã có gần 200 siêu thị nhà nước phá sản, một số doanh nghiệp quốc doanh khác đã sáp nhập với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.Đến 2009, đã có hơn 100 tập đoàn bán lẻ lớn nhất toàn cầu vào Trung Quốc, xây dựng trên 500 đại siêu thị, chiếm hơn 80% thị phần bán lẻ ở quốc gia này. Tốc tộ tăng trưởng của ngành bán lẻ do nước ngoài đầu tư đạt trên 50% năm 2009.Đến cuối 2009, 4 tập đoàn bán lẻ lớn nhất là Wal Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Metro (Đức), Parkson (Malaysia) đã mở hơn 300 siêu thị ở 70 thành phố trên toàn Trung Quốc. Từ 1995 đến nay, Carrefour đã xây dựng hơn 100 đại siêu thị ở Trung Quốc, chiếm gần 1/5 kế hoạch mở rộng trên phạm vi toàn cầu của tập đoàn.

Các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới xuất hiện đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, song sự lớn mạnh của các đại gia này đã khiến ngành bán lẻ và ngành công nghiệp nhẹ của Trung Quốc khốn đốn.Các công ty bán lẻ trong nước phải đối mặt với nguy cơ phá sản, tỷ lệ công nhân thất nghiệp không ngừng tăng. Theo thống kê, hiện chỉ có khoảng 10 tập đoàn bán lẻ nhà nước của Trung Quốc đạt doanh thu trên 10 tỷ NDT/năm, trong khi doanh thu của 11 hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài đều đạt 20 tỷ NDT/năm.Nhờ thương hiệu và khả năng kinh doanh tốt, các tập đoàn bán lẻ này luôn tìm cách ép giá, bán phá giá, kéo dài thời gian thanh toán cho nhà sản xuất để quay vòng vốn, hạ giá thành sản phẩm…Sự ưu đãi của chính quyền nhằm thu hút đầu tư nước ngoài khiến các tập đoàn bán lẻ này càng có cơ hội “tung hoành”.Theo tính toán, một siêu thị lớn với diện tích 10.000 m2 có thể thay thế 300 cửa hàng bán lẻ với quy mô nhỏ. Sau khi tập đoàn Carrefour mở siêu thị tại Thượng Hải, trong bán kính 5km, 3 siêu thị quốc doanh Trung Quốc đã lần lượt phá sản.

Phương châm kinh doanh “không kiếm lợi nhuận từ người tiêu dùng mà kiếm lời từ nhà sản xuất” được các tập đoàn bán lẻ quốc tế tận dụng triệt để.Các tập đoàn này đã ép các nhà sản xuất phải ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa bất lợi. Kết quả điều tra một công ty sản xuất hàng điện gia dụng ở Quảng Đông năm 2009 cho thấy, giá bán buôn các mặt hàng quạt điện, máy ép hoa quả, lò nướng… trung bình giảm 40% so với 10 năm trước. Trước năm 1996, nguồn lợi nhuận thu từ xuất khẩu quạt điện chiếm 20%, nay chưa đầy 5%, số công nhân giảm 1/2, sản lượng không thay đổi, công nhân phải làm việc gần 20 tiếng/ngày…Trước sức ép “giá rẻ tàn khốc” này, tháng 10/2006, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra biện pháp nghiêm cấm tình trạng thu phí bừa bãi và cố tình kéo dài thời gian nợ của nhà bán lẻ đối với nhà sản xuất trong nước. Đồng thời, yêu cầu các nhà chức trách kiểm soát chặt chẽ những hành vi kinh doanh không đúng đắn của các tập đoàn xuyên quốc gia và đề nghị các nhà sản xuất trong nước cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh, tự lực tự chủ.

3.2.2 Gỉải pháp

3.2.2.1 Về phía Nhà Nước

Thứ nhất, thực hiện mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa theo các cam kết quốc tế. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam đồng thời tạo dần sức ép cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh quá trình đổi mới hoạt động thương mại, đẩy mạnh quá trình liên kết, đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh quá trình tăng trưởng. Mặt khác, thông qua các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong nước tranh thủ thời gian và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và của xã hội để vươn lên, đủ khả năng hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối.

Thứ hai, Nhà nước cần có các biện pháp xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ. Quy hoạch này cần cố gắng đảm bảo độ chuẩn xác cao với tình hình mất cân đối trong việc thu hút vốn đầu tư giữa các vùng, mất cân đối giữa các hình thức đầu tư.Trong thực tế, thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ một cách cân bằng giữa các vùng là mong muốn của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được thì lại rất khó. Các dự án lớn của các tập đoàn bán lẻ đều chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn do họ đều đặt các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu lên hàng đầu. Do đó nhà nước cần có những chính sách ưu đãi tưng xứng để thu hút nguồn vốn FDI về vùng nông thôn nhằm phát triển cân bằng giữa các vùng và góp phần đô thị hóa nông thôn.

Thứ ba, Nhà nước cần có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư. Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư và quyết định tiến độ thực hiện dự án. Thủ tục rườm rà, sách nhiễu sẽ làm giảm độ hấp dẫn đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, gây trở ngại đến việc thu hút đầu tư. Chính phủ cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những quy định, nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết trong WTO bảo đảm được lợi ích chung của xã hội. chính phủ cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp. đối với hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài thì chủ đầu tư luôn muốn đầu tư vào những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi mà trước hết là những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Lĩnh vực phân phối bán lẻ phụ thuộc khá lớn vào những cơ sở hạ tầng đó vì nó liên quan đến sản xuất, vận chuyển, kho chứa, bến bãi….Do vậy nhà nước cần chú trọng phát triển hệ thống đường bộ, đường biển, đường hàng không, hệ thống thông tin liên lạc… Thị trường bán lẻ là lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm và hấp dẫn. Nhạy cảm vì dễ bị tổn thương và hấp dẫn vì có lãi lớn. Vì vậy, Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay vẫn mong muốn được nhà nước bảo hộ, hạn chế sự mở

rộng và đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời có những chính sách đãi ngộ ưu tiên hơn những doanh nghiệp FDI. đó chính phủ cần hạn chế bảo hộ để tạo sức ép cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp lành mạnh, chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả bằng cách phá sản, bán lại, cổ phần hóa. Việc bảo hộ lĩnh vực phân phối bán lẻ một mặt là cần thiết nhưng mặt khác lại làm cho nhiều ngành khác thậm chí cả nền kinh tế bị ảnh hưởng. Môi trường chính sách cho dịch vụ ở Việt Nam là một hệ thống khá phức tạp với nhiều loại luật, quy định và các văn bản dưới luật do các Bộ, cơ quan và các chính quyền địa phương ban hành. Kết quả là thiếu minh bạch và điều khá phổ biến là các văn bản này thường mâu thuẫn với nhau. Ngay cả người Việt cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các văn bản này do đó việc tiếp cận và hiểu được các văn bản đó đối với các công ty nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều.

Thứ tư, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với nguốn vốn.Một trong những khó khăn lớn nhất của các nhà sản xuất là việc tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp nước ta thường là thiếu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư vào máy móc tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý cũng như trình

Một phần của tài liệu nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w