Hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ (Trang 38)

Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phân phối bán lẻ, sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa cho những thành công của doanh nghiệp. Mà để làm hài lòng khách hàng thì cách tốt nhất là cung ứng những hàng hóa tốt nhất, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhưng các doanh nghiệp phân phối bán lẻ lại không trực tiếp sản xuất, vì thế để nâng cao chất lượng

cho hàng hóa của mình, các doanh nghiệp FDI đã nỗ lực trong việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, con giống hoặc nguyên vật liệu cho nông dân và những doanh nghiệp sản xuất. Người nông dân khi liên kết với những doanh nghiệp này cũng có thể chú tâm vào việc canh tác mà không phải bận tâm về việc phân phối sản phẩm của mình. Từ khi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối sản xuất của nhà nông cũng trở nên sôi động. Sản phẩm nông nghiệp được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các nhà phân phối bán lẻ. Tại Daklak, Metro Cash & Carry cùng với Saigon Co.op hợp tác cùng với ngành trồng bơ Daklak sản xuất trái bơ và giới thiệu trái bơ tới người tiêu dùng.

Hơn nữa, do những tập đoàn bán lẻ có hệ thống cửa hàng, siêu thị của mình trên khắp thế giới, từ đó các tập đoàn này đã tạo điều kiện cho nhà sản xuất Việt Nam được xuất khẩu hàng hóa . Trong năm 2006, 730 container hàng Việt Nam vào bán ở các siêu thị nước ngoài thông qua hệ thống siêu thị Big C và dự kiến sẽ bán 3.000 container cà phê, thuỷ hải sản, hàng may mặc, hạt điều… và nhiều sản phẩm khác vào năm 2010.

Như vậy các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là nông dân đã có cơ hội để phát triển và ổn định sản xuất cũng như nâng cao trình độ sản xuất thông qua mối liên kết ngày càng chặt chẽ với những nhà phân phối hiện đại, có quy mô lớn và hoạt động một cách chuyên nghiệp. Từ đó, họ sẽ có thể tạo ra được thu nhập cao hơn từ việc cung cấp cho các nhà phân phối này những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

2.3.2 Tác động tiêu cực

2.3.2.1 Biến đổi trong tình trạng việc làm

Sự biến đổi trong tình trạng việc làm có thể được coi là một trong những mặt tác động đáng quan tâm nhất đối với Việt Nam khi mở cửa thị trường dịch vụ của mình theo các cam kết trong WTO. Với đặc điểm của một thị trường còn mang nặng tính truyền thống, hoạt động phân phối được thực hiện qua hệ thống các chợ truyền thống và cửa hàng nhỏ lẻ của tư nhân

vẫn chiếm đa số... thì mối quan tâm này là hoàn toàn có cơ sở. Như đã trình bày ở các phần trên, sự cạnh tranh giữa khu vực các nhà phân phối chuyên nghiệp với các hộ kinh doanh cá thể là không cân sức. Trong khi các nhà phân phối chuyên nghiệp có khả năng để thay đổi phương thức kinh doanh cũng như mở rộng quy mô phân phối để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh chóng thì khu vực các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không có điều kiện để làm được điều này.

Trong thời gian trước đây, khi nước ta chưa có những cam kết mở cửa dịch vụ phân phối bán lẻ, sự lấn át của những nhà phân phối chuyên nghiệp trong nước với khu vực các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cũng vẫn sẽ diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều do họ không gặp phải áp lực mới về việc thay đổi phương thức kinh doanh cũng như củng cố hệ thống một cách để cạnh tranh một cách cấp bách. Tuy nhiên, hiện nay, trước sự nhận biết ngày càng rõ về nguy cơ phải đối đầu với các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, các nhà phân phối chuyên nghiệp trong nước trong thời gian qua đã ngay lập tức có những phản ứng nhanh chóng để nâng cao sức cạnh tranh chuẩn bị đối đầu với các nhà phân phối nước ngoài. Và điều này tất yếu dẫn tới sự thu hẹp dần thị phần của khu vực các hộ kinh doanh cá thể. Kết quả là sẽ có những hộ kinh doanh bị đánh bật khỏi thị trường mà chưa kịp chuẩn bị để chuyển sang hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực khác. Về mặt xã hội, lượng lao động bị thất nghiệp do kết quả của tình trạng này sẽ là sức ép trực tiếp tạo ra cho các cơ quan nhà nước trong việc tạo việc làm mới. Nếu xét tới số lượng khoảng 900 nghìn hộ kinh doanh cá thể kiểu này ở Việt Nam và thời điểm mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo cam kết không còn xa thì rất có thể tác động này sẽ là không nhỏ.

2.3.2.2 Biến đổi trong tình trạng thu nhập xã hội

Rõ ràng là sự biến đổi trong tình trạng việc làm sẽ kéo theo sự thay đổi trong tình trạng thu nhập của những nhóm đối tượng liên quan. Nhóm đối tượng có thể chịu nhiều tác động nhất từ việc mở cửa thị trường dịch vụ

của Việt Nam theo cam kết WTO là các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ phân bố rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước. Điều đáng lưu ý là những hộ kinh doanh này lại hầu hết thuộc về khu vực dân cư có thu nhập thấp trong xã hội. Vì vậy, một khi tình trạng thất nghiệp diễn ra, thu nhập bị giảm sút thì khoảng cách về thu nhập giữa nhóm đối tượng này với các nhóm đối tượng khác trong xã hội sẽ càng bị nới rộng. Khi đó, gánh nặng về giải quyết vấn đề an sinh xã hội và phân phối lại thu nhập của nhà nước sẽ càng nặng nề hơn.

Trước tình trạng mất việc làm và giảm sút trong thu nhập của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể còn tạo ra những tác động gián tiếp khác rất đáng lưu ý như là khả năng gia tăng về tệ nạn xã hội, về tình trạng bỏ học... của các thành viên trong các hộ gia đình trước đây có thu nhập chủ yếu từ hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ này. Một đặc điểm dễ thấy và khá đặc trưng của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở Việt Nam là mức thu nhập thấp và là nguồn duy nhất để bảo đảm cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, một tác động làm thay đổi tình trạng thu nhập từ cửa hàng cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều thành viên khác trong gia đình đó. Hơn thế nữa, những thành viên trong các hộ gia đình này lại thường thuộc diện dễ bị tổn thương bởi những tác động từ bên ngoài do khả năng tự trang bị kiến thức và trình độ để đối phó với những thay đổi bên ngoài là không cao.

2.3.2.3 Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự lũng đoạn thị trường

Việc thu hút số lượng lớn các khách hàng của các siêu thị và trung tâm thương mại có thể dẫn đến tình trạng phá sản dây chuyền của nhiều hộ cá thể buôn bán nhỏ lẻ. Vì thế các cơ sở sản xuất nhỏ thường phải phụ thuộc vào các tập đoàn phân phối. Sự phụ thuộc vào các tập đoàn phân phối nước ngoài cũng có thể phải trả một giá đắt vì ảnh hưởng chi phối của nó đến các nhà cung cấp nhỏ. Các siêu thị thường đưa ra các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và chất lượng rất cao đối với người nông dân, nếu đáp ứng thì họ sẽ mua với khối lượng khổng lồ. Để đáp ứng được yêu cầu rất cao của các siêu

thị, người nông dân phải đầu tư máy móc thiết bị, giống, phương pháp canh tác, nhưng họ lại không có vốn và phải đi vay ngân hàng, nếu các nhà phân phối nước ngoài không mua hàng, họ sẽ bị rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Điều này không dễ dàng gì so với trước đó khi họ chỉ phải chuyển tất cả nông sản làm ra với các hình thức khác nhau tới các chợ. Đối với hàng gia dụng và trang trí là mặt hàng có thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, các tập đoàn phân phối nước ngoài thường áp dụng mức giá cao trong các đơn đặt hàng các sản phẩm gia công đồng thời cũng đặt ra các quy định ngặt nghèo về thời hạn giao hàng, sử dụng lao động, nguồn nguyên vật liệu, đổi mới công nghệ. Có đối tác lo đầu ra, các doanh nghiệp nhỏ chỉ phải tập trung sản xuất, không phải lo các khâu bao bì, thiết kế, marketing, xây dựng hệ thống phân phối và tạo dựng thương hiệu, nên hình thức liên kết này thu hút nhiều nhà sản xuất nhỏ, nhưng sau đó, phía nước ngoài càng giảm giá đặt hàng, các nhà sản xuất trong nước bị lỗ nặng. Tiền vốn đổi mới công nghệ theo yêu cầu của nhà phân phối hàng hóa nước ngoài lại là vay của ngân hàng, không bán được hàng nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Với vốn đầu tư lớn, mặt hàng kinh doanh rộng, hệ thống quản lý bán hàng, lưu kho, vận chuyển có tính ưu việt, các khâu Logistics được thực hiện với độ chuyên nghiệp cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước; các tập đoàn phân phối nước ngoài hàng hóa sẽ dần khống chế hệ thống phân phối hàng hóa nội địa.

Như vậy, rõ ràng là việc thu hút FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ sẽ cùng lúc tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực không chỉ đối với sự phát triển của lĩnh vực này mà còn đối với sự phát triển trong nhiều mặt kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung. Mặc dù rất khó để có thể lượng hoá và so sánh được những lợi ích và tổn thất có thể tạo ra, song trên cơ sở xem xét những đặc điểm, tính chất cũng như xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam như đã trình bày ở những phần trên, có thể đưa ra nhận định chung là Việt Nam nhận được những lợi ích nhiều hơn là những thiệt hại đối với dòng vốn này.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG TỐT NHẤT NGUỒN VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM

3.1 Thời cơ và thách thức trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam phối bán lẻ Việt Nam

3.1.1 Thời cơ

3.1.1.1 Xu hướng đầu tư của thế giới

Trên thế giới hiện nay toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng mà bản chất của nó là sự mở rộng thị trường theo các định chế song phương, khu vực và toàn cầu. Thông qua các cam kết về mở cửa thị trường mà sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối ngày càng lớn mạnh. Sự hình thành nên các hãng phân phối lớn xuyên quốc gia và đa quốc gia có mạng lưới phủ khắp toàn cầu đã trở thành một thế lực mạnh, áp đặt cuộc chơi cho các nhà sản xuất. Trong lĩnh vực bán lẻ, xuất hiện sự thay thế các cửa hàng quy mô nhỏ, độc lập bằng những hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm…. Tập đoàn Wal-Mart (Mỹ) có tới 7.343 cửa hàng trên 14 quốc gia, Carefour (Pháp) có 15.000 cửa hàng trên 30 nước. Như đã nói ở trên, cả hai tập đoàn này đã lên kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt

Nam. Điều đó sẽ mang đến những tác động không nhỏ đến lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực phân phối bán lẻ nói riêng.

Vai trò của FDI trong khu vực dịch vụ khác với trong lĩnh vực chế tạo, với số lượng việc làm tạo ra ít hơn và giá trị gia tăng cũng ít hơn. Sáp nhân và thôn tính (M&A) là những hình thức thâm nhập thị trường nhanh nhất và thực tiễn nhất. Sự tăng trưởng FDI vào lĩnh vực dịch vụ ngày càng được tiếp sức bởi sức ép cạnh tranh ở thị trường trong nước, dẫn đến việc các công ty xuyên quốc gia phải tìm kiếm thị trường mới để phát huy lợi thế cạnh tranh của họ. . Sự chi phối của các dịch vụ tài chính đã giảm xuống, còn các dịch vụ máy tính, giải trí, sức khỏe và bán lẻ đã nổi lên chiếm ưu thế.

Tiêu dùng ở các nước Châu Á đang ngày càng gia tăng và đây là một trong những thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn phân phối hàng hóa lớn trên thế giới. Một đặc điểm chung của các nước Châu Á là hệ thống phân phối hàng hóa còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, các cửa hàng bán lẻ kiểu gia đình, quy mô nhỏ, hình thức mua bán trên thị trường chủ yếu là các giao dịch ngẫu nhiên theo kiểu mua đứt bán đoạn. Hệ thống phân phối hàng nông sản chủ yếu qua các chợ và các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Điều này lại càng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo quy mô lớn để thu hút lượng khách hàng phân tán trên thị trường. Tuy nhiên tại Châu Á, thời gian qua có một số nước bất ổn về tình hình chính trị do bạo loạn, khủng bố nên đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đang được coi là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư thế giới vì tình hình chính trị ổn định, môi trường pháp lý cho các hoạt động đầu tư cũng đã tương đối hoàn chỉnh, cùng với việc nền kinh tế Trung Quốc phát triển quá nóng khiến các nhà đầu tư tìm hướng đầu tư vào Việt Nam càng tăng.

3.1.1.2 Xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam

Trong những năm qua, sự gia tăng trong chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam luôn đạt tốc độ cao, hứa hẹn những tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của thị trường phân phối ở Việt Nam trong thời gian tới. Hơn nữa, tỉ lệ tiêu

dùng so với GDP của Việt Nam đạt khoảng trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực như Singapore 57%, Malaysia 59%, Thái Lan 68%... cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng trong nước của Việt Nam

Sự thay đổi trong cách thức mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam diễn ra khá mạnh trong những năm qua và đang cho thấy xu hướng chuyển dịch mạnh từ việc mua sắm trong các khu chợ truyền thống sang các siêu thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trong một cuộc điều tra mới đây được thực hiện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có tới 70% người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và 20% ở Hà Nội cho rằng họ thích mua sắm ở các siêu thị hơn là ở các khu chợ truyền thống ngoài trời. Trong năm 2010, số người đi siêu thị đã tăng từ 21% lên 43% và số tiền chi tiêu cho mỗi lần mua sắm cũng tăng hơn 20%. Theo dự đoán, trong mười năm tới, con số này có thể tăng lên tương ứng là 90% ở Thành phố Hồ Chí Minh và 50% ở Hà Nội. Điều này cho thấy sự thay đổi khá nhanh và mạnh trong cách thức của người dân Việt Nam đối với việc mua sắm hàng hoá.

3.1.1.3 Thực hiện các cam kết với quốc tế

Về các quan hệ song phương, đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với 160 quốc nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã ký kết hiệp định thương mại với 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định chống đánh thuế hai lần, có thoả thuận đối xử Tối huệ quốc 81 quốc gia. Một số hiệp định quan trọng như Hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc (1991), Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (1992), Hiệp định khung với Liên minh châu âu (EU) (1992),Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (2000),Hiệp định hợp tác đầu tư với Nhật Bản (2003)..Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ đầu tư với 70 nước và vùng lãnh thổ.

Về các quan hệ đa phương toàn cầu và khu vực, Việt Nam đã khai thông và nối lại quan hệ với Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) (1993); gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; tham

Một phần của tài liệu nguồn vốn FDI và lĩnh vực phân phối bán lẻ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w