Đối với Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 50 - 51)

Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả đó là việc hỗ trợ của các cấp Chính quyền địa phương. Phần lớn khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là hộ gia đình, dân cư trong huyện. Vì vậy, Chính quyền địa phương nên tăng cường việc cung cấp thông tin về khách hàng giúp Ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của từng hộ khi họ vay vốn. Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ sở, các ban ngành liên quan, Chính quyền địa phương các cấp khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường công tác điều tra cơ bản, sớm quy hoạch khu dân cư cũng như xác lập quyền sở hữu tài sản đối với các hộ sản xuất - kinh doanh trên địa bàn để người dân có điều kiện tiếp cận đồng vốn vay ngân hàng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.

Chính quyền địa phương cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội. Thông qua phòng Nông nghiệp huyện, xã có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích bà con nông dân mua bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nhằm phục vụ tình trạng thiệt hại mất mùa hàng loạt khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Kiến nghị với cấp trên những chính sách khắc phục hậu quả thiên tai, bệnh dịch giúp bà con bị thiệt hại ổn định sản xuất. Hướng các nguồn vốn của Ngân hàng vào các dự án trọng điểm của huyện phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ đó tạo tâm lý an tâm cho bà con sản xuất - kinh doanh, vận động người dân vay vốn Ngân hàng để phát triển sản xuất, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi. Bên cạnh đó, Chính quyền địa phương cũng cần có chính sách nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết cho người nông dân về kiến thức nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, thu hoạch và xuất khẩu; xóa mù chữ ở nông thôn, tuyên truyền tập huấn nhằm tạo cho nhân dân có ý thức vay và sẵn sàng trả nợ vay khi đến hạn.

Các cơ sở ban ngành có liên quan cần tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại bằng cách xây dựng các chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp, người sản xuất hiểu được sự quan tâm của nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; góp phần giúp người sản xuất có điều kiện nắm bắt thị trường, yên tâm và sản xuất có hiệu quả hơn. Chính phủ cần đưa ra các chính sách đẩu mạnh khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông thôn và không nên dừng lại ở những nơi có tiềm năng. Mặt khác, để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút được đầu tư thuận lợi thì cần phải giải quyết hai bài toán trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là lao động và phát triển những vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

Sổ tay tín dụng NHNo VN.

Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ tín dụng NHNo VN.

Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2010, phương hướng, nhiệm vụ năm 2011 của NHNo&PTNT huyện Đông Hòa.

Quyết định 41/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về tín dụng nông nghiệp nông thôn.

Quyết định 666/QĐ – HĐQT của HĐQT NHNo VN ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo VN.

TS. Đỗ Thị Thuỷ, “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập WTO”, Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện mới ” của Học viện Tài chính – tháng 8/2007.

Trang Tạp chí kế toán, “Chiến lược cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc Tế”, số ra ngày 5/6/2006.

Trang Đầu tư chứng khoán, “Tăng trưởng tín dụng cao: Tiềm ẩn rủi ro nợ xấu”, số ra ngày 24/4/2009; “Cảnh giác nguy cơ nợ xấu và nợ quá hạn sau khủng hoảng”, số ra ngày 19/5/2009.

Theo www.vneconomy.com.vn, “Nói thêm về nguyên nhân nợ xấu”.

Trang Sài gòn giải phóng, “Hướng mở tín dụng cho ngông nghiệp, nông thôn”, số ra ngày 12/12/2010.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)