NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 40 - 42)

Hội nhập quốc tế tạo môi trường, động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cũng như thêm nhiều cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng, trong đó có việc tăng trưởng tín dụng, đầu tư. Tuy nhiên, trước sức mạnh tài chính, công nghệ, trình độ quản lý cao của các Ngân hàng nước ngoài tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh buộc các NHTM trong nước phải điều chỉnh, cơ cấu lại để có thể đứng vững trên thị trường; nếu không chịu được sức ép cạnh tranh có thể phải giải thể, phá sản. NHNo&PTNT huyện Đông Hòa chỉ là một chi nhánh nhỏ, khả năng tự cạnh tranh thấp gây ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng. Năm qua, giá cả biến động càng cao như giá các loại thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh tăng cao làm cho chi phí bỏ ra cho ngành chăn nuôi cao. Mặt khác, dịch bệnh lan tràn trên diện rộng làm cho giá thành của các sản phẩm bán ra thấp, nhiều nông dân bị lỗ không trả được nợ. Vì vậy, tốc độ cho vay, thu nợ của ngân hàng đã có xu hướng tăng chậm lại.

Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, vốn tự có thấp, dự án vay vốn thiếu tính khả thi, không đủ các điều kiện về tài sản bảo đảm, báo cáo tài chính chưa tin cậy; khiến cho việc đánh giá, thẩm định tài chính doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước về kế toán, thống kê chưa được quan tâm đúng mức; các chuẩn mực kế toán chưa được tuân thủ nghiêm túc, chế độ kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức trong khi kiểm toán độc lập lại có chi phí cao. Điều này đã ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng.

Sự phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành với Ngân hàng trong việc xác nhận, đánh giá tài sản đảm bảo, hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo còn chậm chưa chặt chẽ, gây chậm trễ trong việc giải ngân, ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Nhiều trường hợp việc xử lý, phát mại tài sản để thu hồi nợ thực hiện còn chậm dẫn đến khó khăn cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng.

Chính sách tín dụng chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chưa thực sự phát huy hiệu quả. Có thể nêu cụ thể một số việc như: xác định ngành hàng chiến lược, khách hàng chiến lược vẫn còn lúng túng; tăng trưởng tín dụng chưa đi kèm với quản lý rủi ro tín dụng; việc định giá khoản vay được thực hiện một cách cảm tính hoặc cứng nhắc dựa vào mức lãi suất thông báo áp dụng chung cho tất cả mọi khách hàng; việc lượng hoá độ rủi ro của khách hàng, dự án vẫn gặp khó khăn; các khâu về quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro, quyết định tín dụng, quản lý nợ mới chỉ về mặt hình thức tổ chức, thiếu tính độc lập, khách quan... Một số

vấn đề liên quan tới hiệu quả tín dụng còn phải kể đến việc tổ chức hạch toán, phân loại nợ, thống kê thông tin tín dụng chưa đảm bảo tính chính xác, minh bạch để làm cơ sở cho việc quản lý tín dụng có hiệu quả; việc tổ chức hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tín dụng còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ và độ tin cậy không cao, chất lượng CBTD còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng làm chưa bài bản, chuyên nghiệp.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN ĐÔNG HÒA

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 40 - 42)