Do quy mô nhỏ như vậy kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao. Năm 2006 số các DN của TP Hồ Chí Minh có lãi là 17 348 doanh nghiệp vơi mức lãi bình quân 1 doanh nghiệp là 1,35 tỷ đồng, trong khi đó có 13 129 DN lỗ với mức lỗ bình quân của các doanh nghiệp là 507 triệu đồng.
Bảng 2.4 Lãi, lỗ của các doanh nghiệp TP HCM năm 2004 - 2006
Năm 2004 2005 2006
Số DN có lãi 11 082 13 426 17 348
Lãi bình quân 1 DN (Triệu đồng) 1 568 1 615 1 356
Số DN lỗ 7 500 10 244 13 129
Mức lỗ bình quân 1 DN 530 412 507
Tỷ lệ DN có lãi so với tổng số DN (%) 59,6 56,7 56,9 Tỷ lệ DN lỗ so với tổng số DN (%) 40,4 43,3 43,1
Nguồn : Cục thống kê TP HCM
Rõ ràng rằng, với trọng trách là khu vực năng động nhất của nền kinh tế mà quy mô và hiệu quả kinh doanh như vậy là chưa đảm bảo phát triển bền vững, chưa xứng với tiềm năng trong một nền kinh tế phát triển năng động như Việt Nam hiện nay. Tỷ lệ lãi trên vốn, lãi trên doanh thu của khu vực ngoài quốc doanh thấp hơn cả doanh nghiệp nhà nước, loại hình vốn được cho là kinh doanh kém hiệu quả.
Bên cạnh đó các DNVVN chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa động cơ xe (40,6% doanh nghiệp cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến(21%), xây dựng 13,2%, các ngành còn lại như tư vấn, khách sạn, kinh doanh tài sản...(25,2%). 16
Các ngành trên không mang lại giá trị gia tăng lớn, các giá trị gia tăng của các doanh nghiệp chủ yếu là do tăng đầu vào của quá trình sản xuất như đất đai, lao động, vốn, tài nguyên... do đó các doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu hạ tầng, tài nguyên. Tỷ lệ sản phẩm công nghệ chế tác sâu, có hàm lượng trí tuệ và sáng tạo còn rất ít.