Vai trò kinh tế

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 32 - 34)

Với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, từ các nền kinh tế công nghiệp phát triển đến các nước đang phát triển và kém phát triển, các DNVVN đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và xã hội, nó chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Với lực lượng đông đảo các DNVVN, vai trò của khu vực này thể hiện ở những mặt sau:

2.1.1.1 Góp phần làm tăng GDP, tăng thu nhập cho người lao động và giá trị xuất khẩu của nền kinh tế.

Sự phát triển ngày càng mạnh của các DNVVN đã làm tăng tỷ trọng của khu vực này trong GDP của các quốc gia không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả các nước G7. Ở Việt Nam có tới 95% doanh nghiệp thuộc loại DNVVN, đóng góp 42% GDP. 9

Các DNVVN thu hút nhiều việc làm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút người lao động nhàn rỗi, nhất là ở nông thôn. Các DNVVN cũng đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng do các DNVVN sản xuất đã tạo được uy tín trên trường quốc tế và có đặc trưng truyền thống như hạt điều, cà phê, gốm sứ, đồ thủ công mỹ nghệ, thủy sản...

Hiện nay số lượng doanh nghiệp xuất khẩu hoặc phục vụ xuất khẩu là khoảng 30.000 doanh nghiệp, chiếm tới 60% kim ngạch xuất khẩu. 10

2.1.1.2 Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Các DNVVN, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm

giảm tỷ trọng nông nghiệp ở những vùng này và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Các DNVVN sẽ đóng góp đáng kể trong cơ cấu GDP của vùng doanh nghiệp đó đóng trụ sở, đặc biệt là những vùng nông thôn với tỷ trọng nông nghiệp cao. Việc phát triển dịch vụ ở những vùng này rất quan trọng cho đời sống kinh tế của nhân dân, cụ thể:

- Đóng góp trong giá trị công nghiệp theo thành phần kinh tế, cụ thể năm 2005 cho thấy tỷ lệ đóng góp của khu vực DNVVN cho giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 31%. Đặc biệt là đóng góp của khu vực doanh nghiệp này cho việc phát triển cơ khí

9

nông nghiệp nông thôn, chiếm khoảng 25% giá trị sản xuất công nghiệp trong toàn ngành cơ khí, nhưng chỉ chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư và chiếm tới 40% lao động trong ngành. Họ có tiềm năng to lớn và có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các ngành phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu, máy nông nghiệp...11

xem phụ lục 2.1

Bảng 2.1: Đóng góp của khu vực ngoài quốc doanh vào giá trị sản xuất công nghiệp tháng 3 và 3 tháng năm 2006. Thực hiện (Tỷ đồng) Tháng 2 năm 2006 Sơ bộ T 3 năm 2006 Cộng dồn QI 2006 T 3-2006 so với T3-2005 QI- 2006 so với QI- 2005 Tổng số 77 277 40 914 118 191 112.8 114.7

Phân theo khu vực và thành phần kinh tế

Khu vực DNNN 21 649 12 722 34 371 104.5 106.9 Trung ương 15 460 9 182 24 642 105.8 109.9 Địa phương 6 189 3 540 9 729 101.3 99.8 Khu vực NQD 25 948 13 711 39 659 120.8 120.4 KV có vốn ĐTNN 29 680 14 481 44 161 113.6 116.3 Dầu mỏ và khí đốt 4 996 2 734 7 730 99 97.8 Các ngành khác 24 684 11 747 36 431 117.6 121.2

Nguồn : Niên giám thống kê năm 2006- Tổng cục thống kê.

2.1.1.3 Tăng hiệu quả kinh tế

Việc phát triển các DNVVN làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế cũng như sự phân bố sâu rộng hơn các hoạt động kinh tế và ngành nghề kinh doanh. Góp phần làm cho thị trường hàng hóa phát triển đa dạng và tăng tính cạnh tranh, phát huy được tính sáng tạo..., giúp các doanh nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa khai thác lợi thế về tài nguyên, lao động nhàn rỗi giúp tăng cao hiệu quả kinh tế cho xã hội và có lợi cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng cho ngành công nghiệp và cho các doanh nghiệp lớn.

2.1.1.4 Tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất

Tuy có hạn chế về vốn và công nghệ nhưng những DNVVN thường là những người đi tiên phong trong việc tìm tòi những phương thức sản xuất mới. Những sáng kiến thường xuất hiện từ những DNVVN, đôi khi những sáng kiến không đi được vào thực tiễn vì thiếu kinh phí phát triển, đôi lúc các doanh nghiệp lớn mua lại. Không

có lợi thế về quy mô buộc các DNVVN phải tiên phong cải tiến sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.

2.1.1.5 Là nền tảng cho việc hình thành những doanh nghiệp lớn và những doanh nhân giỏi sau này.

Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trên thế giới hầu hết phát triển từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở kinh doanh gia đình. Chính những tham vọng của người lập nghiệp là nhân tố giúp nhân loại hình thành những tập đoàn lớn như ngày nay. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, trước hết đó là vấn đề tài chính để đưa những ý tưởng vào thực tế. Vấn đề kinh nghiệm quản lý cũng là một trở ngại vì hầu hết những DNVVN do những người mới thành lập nên nên chưa có kinh nghiệm quản lý. Để có những doanh nghiệp, những tập đoàn lớn cần nuôi dưỡng những doanh nghiệp nhỏ, trân trọng những người khởi nghiệp và có chính sách giúp họ phát triển. Linh hoạt trong việc chuyển đổi sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, là môi trường để hình thành những tập đoàn lớn, những doanh nhân thành đạt đóng góp cho xã hội.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 32 - 34)