Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động Ngân hàng trực

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 81 - 83)

trực tuyến, thương mại điện tử.

Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại, và các hình thức hiện đại khác… Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức ngân hàng trực tuyến, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường internet; và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống. Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này. Cùng với sự phát triển của thương mại

điện tử, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cho đến thời điểm này, các sơ sở pháp lý cho ngân hàng điện tửở Việt Nam đã có như Luật giao dịch điện tử, Nghịđịnh về giao dịch điện tử... Vì thế, cùng với sự phát triển của hoạt động giao dịch điện tử trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng, nhiều ngân hàng đã tính tới

việc phát triển séc điện tử và các hình thức thanh toán hiện đại khác.

Ngân hàng điện tửđã trở thành xu thế phổ biến trên thế giới và tất nhiên, Việt Nam không thể nằm ngoài guồng quay này. Điều này đồng nghĩa với việc: đổi mới nhanh

74

Mặc dù vậy, tại Việt Nam, những khái niệm như Home-banking, Internet-

banking,… còn tương đối mới mẻ và lạ lẫm. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt có giảm nhưng vẫn còn rất cao tại nền kinh tếđang phát triển này. Tháng 1/2008 vừa qua là giai đoạn đầu tiến hành trả lương qua tài khoản, áp dụng cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Và cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thanh toán thủ công chuyển dần sang phương thức thanh toán bán tự động, thanh toán điện tử. Đó là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng điện tửđồng nghĩa với việc vấn đề an toàn hệ thống và cơ sở pháp lý chặt chẽ cho vấn đề này cần được ưu tiên hơn lúc nào hết.

Hiện nay cơ sở pháp lý cho họat động này là Luật giao dịch điện tử, Nghị

định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính Phủ về thương

mại điện tử, quyết định số 25/2006/QĐ-BTM ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Thương Mại về việc ban hành quy chế sử dụng chữ ký số của Bộ

Thương Mại, nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính

Phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký và dịch vụ chứng

thực chữ ký số, nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của

Chính Phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

Tuy nhiên việc triển khai và đẩy mạnh họat động ngân hàng trực tuyến và thương mại điện tử vẫn còn một số vướng mắc cần được hỗ trợ giải quyết trong

thời gian tới. Không nằm ngoài tình hình chung, các nghị định của Chính Phủ

được ban hành trước khi được áp dụng vào thực tế thường là vẫn phải qua các

thông tư hướng dẫn triển khai của các cơ quan chức năng liên quan quản lý từng loại hình doanh nghiệp. Trong trường hợp đối với hoạt động ngân hàng sẽ liên

quan đến Bộ thương mại và Ngân hàng Nhà nước, và cũng như thường lệ các cơ

quan này phải mất khá nhiều thời gian để ban hành các thông tư, hướng dẫn dẫn tới việc các ngân hàng thương mại phải chờ đợi, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Ngược lại, để chuẩn bị cơ sở cho việc triển khai tốt các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thanh toán trong thương mại điện tử, các ngân hàng phải chuẩn bị sớm cho

mình các cơ sở hạ tầng thông tin cần thiết (Sacombank, OCB trong năm 2008 đã

bắt đầu đầu tư cho trung tâm lưu trữ dữ liệu tin học cho mình, một trong những

biện pháp bảo vệ thông tin và cung cấp thông tin cho các tranh chấp liên quan đến

75

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)