kinh doanh ngân hàng hiện đại và lành mạnh hóa hoạt động cạnh tranh
Nhưđã đề cập ở chương II, các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như
bề dày kinh nghiệm, chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, trình độ công nghệ còn hạn chế, chưa có mạng lưới toàn cầu, chiến lược phát triển không rõ ràng, tình trạng cạnh tranh chưa được quản lý hiệu quả...Tuy vậy, việc tiếp tục mở cửa đối với thị
trường ngân hàng là rất cần thiết.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thì những lợi thế mà các ngân
hàng thương mại Việt Nam có được trong thời gian qua về thị phần hoạt động cũng có một phần nhờ những ưu thế được bảo hộ của Nhà Nước. Ngành ngân hàng Việt
Nam được bảo hộ vì được đánh giá là khá non trẻ, các chính sách bảo hộ thông
thường sẽ phát huy hiệu quả khi các ngân hàng trong nước ở các nước đang phát
triển còn quá non yếu mà các ngân hàng hàng nước ngoài lại quá mạnh. Tuy nhiên,
các chính sách này chỉ có thể phát huy tác dụng nếu các ngân hàng trong nước biết
tận dụng lợi thế này để nâng cao năng lực cạnh tranh, chuẩn bi tốt các nguồn lực cho một cuộc cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng mạnh đến từ các nước có nền kinh tế phát triển. Nếu không thì sự bảo hộ của chính phủ cho các ngân hàng trong nước sẽ dẫn đến sự trì trệ, thụ động của các ngân hàng trong nước và do đó cũng làm yếu đi năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước. Ngoài ra, cũng như đã nêu trong phần cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập đối với ngành ngân hàng, mở cửa hội nhập sẽ mang lại sự cạnh tranh gay gắt hơn nhưng cũng chính vì
vậy sẽ giúp cho ngành ngân hàng Việt Nam phát triển. Môi trường cạnh tranh lành
mạnh sẽ là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cao tính minh bạch của hệ
thống ngân hàng Việt Nam, quá trình này cũng giúp cho các ngân hàng thương mại
Việt Nam chuyên môn hoá sâu hơn trong các nghiệp vụ, nhanh chóng tiếp cận các
dịch vụ mới nhằm mở rộng thị phần trong và ngoài nước.
Để có thúc đẩy quá trình này, các cơ quan chức năng liên quan cần tích cực hơn trong việc triển khai các cam kết mà Việt Nam đã xác lập để xác định lộ trình
mở của ngành ngân hàng. Theo cam kết gia nhập WTO thì từ ngày 1/4/2007, Việt
Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con 100% vốn nước
ngoài. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã có 6 hồ sơ xin thành lập ngân hàng con
100% vốn nước ngoài, nhưng chỉ có hai ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp
52
thời gian chờđợi phê duyệt kéo dài, đại diện của hai ngân hàng này cũng đã ra tỏ ra hơi mất kiên nhẫn khi trao đổi với báo giới việc triển khai xem xét chậm chạp của các cơ quan chức năng khi thực thi cam kết này của Việt Nam. Bên cạnh đó, quá
trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh cũng đang diễn ra khá
chậm chạp do các quy định, hướng dẫn cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp
quốc doanh (trong đó có các ngân hàng) còn phức tạp, như: phải IPO trước, bán cho
cổ đông nước ngoài sau với giá không thấp hơn giá đấu bình quân, phương thức
định giá lợi thế thương hiệu, đất đai rắc rối…tương tự như vậy, thủ tục xin cấp phép
cho các ngân hàng nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các
ngân hàng thương mại Việt Nam khá phức tạp, kéo dài (mua một cổ phần cũng phải
xin phép Ngân hàng Nhà nước) nên hạn chế các ngân hàng thương mại có thể tìm
các đối tác có kinh nghiệm, tiềm lực mạnh giúp nâng cao nội lực cho ngân hàng,
trong đó có việc tung ra các dịch vụ ngân hàng có mức độ hiện đại cao hơn, chất lượng cao hơn.
Tóm lại, đã xác định là mở cửa thị trường ngân hàng nhằm tiếp cận trình độ,
cách thức kinh doanh ngân hàng hiện đại và lành mạnh hoá hoạt động cạnh tranh thì
Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có các quy định, hướng dẫn kịp
thời và phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các quá trình hội nhập quốc tế của các ngân hàng được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.