NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐA
3.1. Xây dựng hệ thống VBQPPL trong lĩnh vực đất đai đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và thống nhất, đồng bộ
quyền, đúng trình tự, thủ tục và thống nhất, đồng bộ
Hệ thống pháp luật đất đai nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế khiến cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiến hành một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai theo hướng ban hành đầy đủ, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và đồng bộ, thống nhất.
Hoàn thiện về thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, cần xây dựng quy định pháp luật về thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai, trong đó quy định cụ thể chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai, loại VBQPPL được ban hành cũng như quy định về thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai của từng chủ thể đối với từng lĩnh vực đất đai cụ thể. Ngoài ra, cần ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai đúng thẩm quyền. Để thực hiện tốt hoạt động này, trong quá trình ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai, các chủ thể có thẩm quyền cần nắm rõ các văn bản pháp luật quy định về thẩm quyền ban hành VBQPPL nói chung cũng như thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng như : Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác; nắm rõ các loại văn bản mà chủ thể đó được phép ban hành cũng như lĩnh vực cụ thể mà chủ thể đó có thẩm quyền ban hành VBQPPL.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện về trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai. Để thực hiện tốt hoạt động này, các chủ thể có thẩm quyền ban hành cần tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL đã được quy định cụ thể tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn, lấy ý kiến các đối tượng có liên quan để xây dựng tốt dự thảo VBQPPL; thực hiện tốt hoạt động lấy ý kiến đóng góp của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai; thực hiện tốt hoạt động thẩm định, thẩm tra trong quá trình xây dựng và ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai.
Để xây dựng được hệ thống VBQPPL trong lĩnh vực đất đai thống nhất và đồng bộ, pháp luật cần quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan nhà nước. Khắc phục tình trạng các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau với giá trị pháp lý khác nhau, nội dung mâu thuẫn chồng chéo nhau để hoạt động quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao.
Cần quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với VBQPPL đất đai có sai phạm và hậu quả pháp lý của việc áp dụng các hình thức đó đồng thời quy định trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể xây dựng và ban hành VBQPPL đất đai nêu trên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền, vì vậy cần quy định rõ ràng, cụ thể để xác định mức độ thiệt hại về vật chất do văn bản đó gây ra, từ đó xác định việc bồi thường thiệt hại và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản đó.
Cần quy định cụ thể và rõ ràng hơn nữa về từng trường hợp sử dụng đối với loại VBQPPL nhất định, đặc biệt là những văn bản có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến trong hoạt động quản lý của Nhà nước, để hoạt động ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai phù hợp với những vấn đề cần điều chỉnh trong lĩnh vực đất đai, với nội dung công việc cần giải quyết.
Cần khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Đất đai với các văn bản luật khác. Cụ thể là:
Về thuật ngữ pháp lý quy định về vấn đề sở hữu đất đai quy định khác nhau giữa Hiến pháp 1992, Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự nên quy định thống nhất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Cần thống nhất Luật Đất đai năm 2003 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2006 trong vấn đề chuyển nhượng các dự án đầu tư theo hướng cho phép một số trường hợp chủ đầu tư có thể chuyển nhượng dự án đầu tư, mặc dù dự án đó chưa được thực hiện nhằm khuyến khích đầu tư.
Đối với vấn đề công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp QSDĐ quy định không thống nhất giữa Luật Đất đai với Luật Công chứng, nên quy định thống nhất theo Luật Đất đai 2003: các chủ thể khi thế chấp quyền sử dụng đất có thể lựa chọn thủ tục chứng thực tại UBND cấp xã hoặc công chứng tại cơ quan công chứng.
Khắc phục mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với Luật Khiếu nại, tố cáo theo hướng: quy định thống nhất về hành vi hành chính, quyết định hành chính bị
khiếu nại; quy định chung về thời hiệu khiếu nại cũng như vấn đề khiếu kiện tiếp.
Ngoài ra cần khắc phục tình trạng ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước cấp dưới có nội dung trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.