Một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai được ban hành chưa phù hợp với thực tiễn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ trong

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Trang 28 - 29)

ban hành chưa phù hợp với thực tiễn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai hiện nay.

Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai trong những năm qua được ban hành với số lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều văn bản chưa phù hợp với thực tiễn yêu cầu điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Điều này thể hiện qua rất nhiều văn bản, từ các văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành đến văn bản do chính quyền địa phương ban hành. Chẳng hạn như:

Khoản 1 Điều 51 Luật Đất đai quy định: “Tổ chức đang sử dụng đất được

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả”. Tuy

nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào xác định rõ thế nào là “sử dụng đúng mục

đích, hiệu quả”. Vì vậy, trên thực tế việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất cho các tổ chức kinh tế gặp không ít khó khăn, đạt tỷ lệ thấp, nhất là các tổ chức sử dụng nhiều đất, nhiều địa điểm.

Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 17/2006/NĐ – CP của Chính Phủ ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 quy định: “Khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giao

dịch về QSDĐ thì phải nộp cho Nhà nước số tiền còn nợ khi thực hiện cấp GCNQSD. Các giao dịch về QSDĐ đối với đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn ghi nợ tiền phải nộp cho Nhà nước đều không có giá trị pháp lý”.

Quy định này là chưa phù hợp với thực tiễn bởi: Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ là cơ sở cho người sử dụng đất thực hiện các giao dịch về chuyển QSDĐ. Bên

cạnh đó, những đối tượng ghi nhận nợ nghĩa vụ tài chính hầu hết là những đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn. Vì vậy, việc quy định như trên sẽ cản trở những đối tượng ghi nhận nợ nghĩa vụ tài chính thực hiện các giao dịch chuyển QSDĐ, không phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng đất.

Tại chính quyền địa phương cũng ban hành nhiều văn bản chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Điển hình là tại Quyết định số 3443/QĐ-UBND của UBND huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội quy định về mức tiền đặt cọc đối với thửa đất ao tại Đội 2 huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội quy định: ô đất có diện tích 80m2 thuộc khu đất ao Đội 2 phải nộp số tiền bảo lãnh dự đấu giá quyền sử dụng đất là 10 triệu đồng/1 ô đất. Trên thực tế, các đối tượng tham gia đấu giá khu đất ao này chủ yếu là các đối tượng nông dân, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Việc quy định mức tiền đặt cọc như vậy là không tạo điều kiện cho các hộ dân có điều kiện kinh tế còn chưa cao tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất để tiến hành sản xuất kinh doanh, gây bức xúc cho nhiều cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện Mỹ Đức.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w