7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.2. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống hòa bình, xây dựng chủ nghĩa
nghĩa xã hội.
Đất nƣớc đƣợc hoà bình, thống nhất, toàn thể dân tộc có đƣợc cuộc sống độc lập tự do, trong niềm vui chung ấy, khắp các bản làng của ngƣời Tày, ngƣời Mông, ngƣời Dao… rộn vang tiếng hát ca xây dựng bản làng quê hƣơng giàu đẹp của mình.Trong lời ca “Iếu” cũng vang lên những giai điệu vui tƣơi, khoẻ khoắn phản ánh và ngợi ca cuộc sống đƣợc thay da đổi thịt ấy. Đây là khúc ca trông bản mƣờng vui tƣơi, no đủ sau giải phóng:
Nhà ai nấy thóc lúa đầy bồ Đảng lo không cho dân đói khổ
Máy điện cùng máy hát có đủ Lại thêm cả viô cũng chiếu Mọi nhà đều hăng say làm ăn Xoá đói và giảm dần dân số Sinh đẻ theo phân bố chỉ tiêu
Dù giàu nghèo cũng chỉ hai con [40.Tr .59]
Hay ta bắt gặp những câu hát về cuộc sống của ngƣời dân Yên Bình (một xã thuộc huyện Bắc Quang) có đƣợc cuộc sống mới sau khi đánh đuổi đƣợc quân thù ra khỏi quê hƣơng:
Từ đó về trời đất Yên Bình
Sáng lên dƣới mặt trời Cách Mạng Tiếng Iếu còn vang vọng trong ngƣời Từ đây ta cùng nhau lƣợn Iếu
Ruộng nƣơng cũng đã xanh về dần
Suối nƣớc đã tới ngày trong vắt.[9.Tr. 53]
Cả niềm vui nho nhỏ từ khi bản ta có trạm xá cũng vang lên trong lời ca Iếu: Từ ngày có trạm xá dân y
Tuy rằng việc thuốc men còn thiếu Nhƣng về chuyện ốm đau chết oan Ta đã thấy giảm hơn xƣa ấy
Phụ nữ đến ở cữ đầu tiên Sắp nở vẫn cƣời tƣơi roi rói Vì em đƣợc ơn nữ hộ sinh
Ngày đêm cô nhiệt tình chăm sóc.[9.Tr.58]
Những sự kiện từ nhỏ đến lớn đều đƣợc họ ngợi ca với niềm vui tràn ngập. Xe về Vĩnh phúc - Đồng Yên là lời ca nhƣ thế:
Thấy đƣờng xe tôi tƣởng đƣờng tiên Xe về Vĩnh Phúc - Đông Yên
Pá Tao, Nà Búng, Bến Kiềng, Ba Lê Nào ai ra Vĩnh tuy mua vải
Hãy cùng nhau bƣớc vội lên xe Xe đi qua dốc Nà Mè
Qua động Khuổi Niếng qua đồi Bình Long
Đƣờng này mới khai thông năm ngoái Mồ hôi trên cỏ chƣa khô
Mỗi ngày thấy bóng ô tô
Còn ngỡ nai hoẵng qua đồi cây xanh.[9.Tr.62]
Để bảo vệ cuộc sống bình yên của mình, chúng ta không chỉ đấu tranh về mọi mặt trong chiến tranh ác liệt mà ngay cả khi hoà bình vẫn phải nêu cao tinh thần đấu tranh đó. Chẳng hạn nhƣ việc chống lại bệnh quan liêu, tham nhũng:
Anh em hỡi trông ngắm rừng xanh Có thấy bệnh quan liêu không đấy Nếu thấy ta phải bảo nhau ngay
Cƣơng quyết chống bệnh đây kịch liệt.
[9.Tr. 61]
Căn bệnh này chẳng làm đƣợc gì có lợi cho dân:
Quan liêu làm cho ta đắng cay Việc nhà và việc dân việc nƣớc Quan liêu họ chẳng giúp chẳng lo Chỉ mồm hét bô bô vang dậy Quan liêu làm chẳng nổi việc dân
Quan liêu làm chẳng nên việc nƣớc Quan liêu chỉ bút sách ngồi biên
Mơ ƣớc làm nàng tiên đại khái.[9.Tr. 61]
Hay: Tham nhũng đƣợc tiền của lắm thay Nhƣng lƣơng tâm đã bay biến mất Mỗi ngày mỗi tổn thất lòng dân
Cũng tại chuyện cá nhân “mọt mối”.[9.Tr. 64] Trong Hát Iếu vang lên tiếng nói phải kiên quyết loại trừ nó để mỗi cá nhân và cộng đồng trong sạch, vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội:
Quan liêu bị ngăn cách đi xa Bản mƣờng khắp đó đây mới vững
Ngƣời ngƣời sống bên nhau mến thƣơng Mọi việc sẽ làm nên tốt.[9.Tr. 61]
Và tiếng Iếu vẫn ngân vang trong lòng ngƣời yêu nƣớc tinh thần bảo vệ sự
trong sạch của lƣơng tâm :
Hỡi những ngƣời yêu nƣớc thƣơng dân Hãy gạt chuyện cá nhân đi nhé
Mọi ngƣời mọi ăn ở chính tâm
Mới đúng ngƣời Tiên đời mới.[9.Tr. 64]
Có thể nói, một bộ phận lời ca trong Hát Iếu đã phản ánh một cách chân thực tâm tƣ, tình cảm, trạng thái của đồng bào mình trong sự đổi mới của thời đại. Đặc biệt là phản ánh đƣợc chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi sự nghiệp anh hùng Cách mạng và ca ngợi cuộc sống tƣơi đẹp của cả dân tộc Việt Nam. Do vậy mà những bài Hát Iếu cũng mang những tƣ tƣởng, tình cảm lớn của
thời đại. Hơn nữa đây là việc làm thiết thực đóng góp cho công cuộc bảo lƣu, gìn giữ vốn dân ca cổ truyền của địa phƣơng mình.
Tiểu kết
Tìm hiểu về một số nội dung trong lời Hát Iếu chúng tôi nhận thấy: Cộng đồng dân tộc Tày Bắc Quang - Hà Giang đã xây dựng cho mình một kho tàng vô cùng phong phú, đa dạng về lời hát giao duyên của tình yêu đôi lứa thuở ban đầu với những lời ca tỏ tình thiết tha, chân thành, nồng thắm; Lời giao ƣớc, kết duyên tình cảm sâu nặng và cả những lời ca chia tay day dứt, xót xa hay cách ứng xử trong tình yêu…Tất cả đã tạo nên sắc màu tâm trạng trong tâm hồn của bao ngƣời yêu Hát Iếu. Sắc màu ấy cũng tạo nên nét đẹp riêng, dấu ấn riêng của đồng bào ngƣời Tày Bắc Quang, trong tình yêu không chỉ là sự chân thành, tha thiết, nồng thắm mà tình yêu đó cần phải đƣợc xây đắp, thực hiện lời hứa, giao ƣớc kết duyên sâu nặng nên vợ thành chồng sống trăm năm hạnh phúc. Quyết tâm đồng cam cộng khổ, cùng nhau vƣợt qua mọi trở ngại gian khó và dành cho ngƣời mình yêu tất cả những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể đem lại. Tuy nhiên thực tế cuộc sống không thuận theo mong ƣớc của họ nên vì một lẽ nào đó mà các chàng trai, cô gái Tày không cùng nhau đi trọn con đƣờng màu hồng mơ ƣớc ấy. Song chia tay nhau không có nghĩa là cắt đứt mọi mối quan hệ, họ vẫn dành cho nhau những tình cảm đẹp đẽ, quan tâm đến cuộc sống, hạnh phúc của nhau, lo lắng, khuyên răn, nhắn nhủ nhau. Do đó mà hạnh phúc, khổ đau trong tình yêu với đủ mọi cung bậc cảm xúc, tâm trạng luôn luôn tồn tại trong cuộc sống lứa đôi. Đó cũng là một thực tế của đời sống tâm hồn mà họ đã gửi gắm qua lời ca tiếng hát giao duyên của Hát Iếu về chủ đề tình yêu đôi lứa.
Hát Iếu giao duyên còn là biểu hiện của tình yêu nam nữ ngƣời Tày Bắc Quang luôn gắn bó với khung cảnh bản làng, điều kiện sống, lao động sinh hoạt và gắn với truyền thống văn hoá phong tục, tập quán, tín ngƣỡng tâm linh. Có thể nói rằng ngoài nhu cầu biểu hiện, trao đổi tình cảm lứa đôi, thì chính môi
trƣờng sống với những nét đặc trƣng về văn hoá tinh thần, phong tục tập quán cùng với môi trƣờng lao động là nguồn gốc, nơi lƣu giữ, phát sinh những khúc Hát Iếu của đồng bào Tày nơi đây. Đó cũng là nét bản sắc riêng của ngƣời Tày Bắc Quang trong sự so sánh với các làn điệu dân ca của các dân tộc anh em khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bƣớc sang giai đoạn hiện đại, Hát Iếu vẫn tồn tại và phản ánh các khía cạnh của đời sống xã hội, trong đó nổi bật lên là những lời ngợi ca Đảng, Bác Hồ và cuộc sống mới - cuộc sống hoà bình, độc lập tự chủ. Thể hiện đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm mang tính thời đại của lịch sử xã hội.
Từ đó, chúng ta nhận thấy rằng Hát Iếu là những lời ca giao duyên có nội dung phong phú, đa dạng, phản ánh đƣợc bức tranh chân thực và sinh động về tâm hồn con ngƣời trong cuộc sống. Đặc biệt là khía cạnh tình yêu đôi lứa thuở ban đầu với mọi cung bậc, sắc thái tình cảm đƣợc biểu hiện sâu sắc nhất. Đồng nhất với lời ngợi ca:
“Ngƣời Tày nói rằng chỉ riêng những câu lƣợn của họ đã nhiều hơn sao trên trời, và ý tứ của nó cũng nhiều hơn nƣớc chảy. Đó là những lời từ gió mà ra thành tiếng, vọng vào núi, rền vào đá, thấm vào cây để đồng vọng, để lan toả mọi buồn vui khổ sƣớng của cõi ngƣời. Ngƣời Tày nói rằng ngƣời thì có hạn nhƣng tiếng Sli, tiếng lƣợn của họ thì đông nhƣ rừng”., [58.Tr.195]:
Tiếng hát giao duyên của mỗi dân tộc đều có những sắc thái riêng, điều đó là dễ hiểu bởi môi trƣờng sinh hoạt, môi trƣờng lao động, phong tục tập quán và truyền thống tín ngƣỡng của họ khác nhau. Hát Iếu của ngƣời Tày Bắc Quang cũng có những nét độc đáo riêng so với các dân tộc Tày ở nơi khác, đặc biệt là về giai điệu, tiết tấu. Do điều kiện thời gian còn hạn hẹp và vốn hiểu biết còn hạn chế nên trong đề tài này chúng tôi mới chỉ khái quát đƣợc vài nét riêng, sơ lƣợc trong nội dung của làn điệu dân ca địa phƣơng mà chƣa đi sâu vào việc so sánh trên phƣơng diện rộng lớn nhƣ so sánh giữa Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang với Hát Iếu ở các vùng khác và so với các loại hình dân ca của các dân tộc anh em.
Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG
Hát Iếu giao duyên của dân tộc Tày Bắc Quang - Hà Giang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong tổng thể văn hóa dân gian của đồng bào. Nó phản ánh một cách phong phú, sinh động đời sống tinh thần, phong tục tập quán và tín ngƣỡng dân gian của họ. Qua Hát Iếu chúng ta còn thấy đƣợc hiện thực đời sống của đồng bào đƣợc tái hiện, đặc biệt là tình yêu lứa đôi với nhiều sắc thái tâm trạng đƣợc diễn tả và khắc họa. Cùng với thời gian, cuộc sống sinh hoạt và lao động của mình, Hát Iếu ngày càng đƣợc chắt lọc tinh tuý, tồn tại một cách bền bỉ mãnh liệt trong tâm hồn của những ngƣời con yêu quê hƣơng bản sắc của dân tộc mình. Sức hấp dẫn của Hát Iếu không chỉ ở nội dung, chức năng của những bài ca mà còn ở giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Để thấy đƣợc điều đó chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của Hát Iếu. Cụ thể đó là: