Khảo sát, phân loại

Một phần của tài liệu Hát iếu ở Bắc Quang Hà Giang những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 31)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.2. Khảo sát, phân loại

Trong dân gian, Lƣợn là một hình thức có từ lâu đời, Lƣợn còn là một từ

thuần dân tộc để chỉ âm thanh hát lên với những làn điệu khác nhau, Nói chung

Lƣợn bao gồm toàn bộ dân ca trữ tình Tày, Nùng. Tuy vậy nhiều ngƣời dễ hiểu

nhầm giữa Lƣợn và các điệu Lƣợn nhƣ: Lƣợn Then, Lƣợn Nàng ới, Lƣợn Cọi,

Lƣợn Slƣơng…Cũng nhƣ dân tộc Kinh có làn điệu hát Quan họ, hát Cò lả, hát Trống quân, hát Ví…Chúng ta có thể tìm hiểu rõ về một số điệu Lƣợn của dân tộc Tày theo Tác giả Vi Hồng trong cuốn : “Sli, Lƣợn dân ca trữ tình Tày - Nùng” có khái quát một số điệu Lƣợn nhƣ:

Lƣợn then, có nghĩa là lƣợn tiên - Điệu lƣợn thanh cao nhƣ “tiên giới”, “tiên cảnh”.

Lƣợn nàng ới, có nghĩa là điệu lƣợn gọi bạn tình tha thiết. Nàng ới có nghĩa là “em ơi” và cũng là những từ mở đầu cho mỗi trổ của làn điệu này.

Lƣợn cọi, cọi có ngƣời cho là từ tiếng Kinh mà ra - cọi là gọi. Lƣợncọi - là lƣợn “gọi bạn tình”!

Lƣợn sƣơng - là những lời lƣợn yêu thƣơng, tha thiết - Sƣơng có nghĩa là

thƣơng - thƣơng chứ không phải yêu đƣơng.

Lƣợn nài, lƣợn kết, lƣợn pjảc là những chƣơng khúc của một cuộc lƣợn”.

Tác giả nhận định: Những cách phân loại trên của dân gian không theo

một quy tắc nào cả, khi thì căn cứ vào hình thức diễn xƣớng, khi thì căn cứ vào nghi thức lƣu hành, khi thì căn cứ vào đề tài hoặc vào các làn điệu, khi thì căn cứ vào hình thức tồn tại, phƣơng thức lƣu truyền để phân loại…Riêng theo tác

giả thì cho rằng: “Nếu cần phân loại Lƣợn thì chỉ cần phân thành hai loại:

- Sli, lƣợn tự sự

- Sli, lƣợntrữ tình.

Sli, lƣợn tự sự chủ yếu là một hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng,

có mang hơi thở trữ tình.

Sli, lƣợn trữ tình chủ yếu là những lời trò chuyện tâm tình giữa thanh niên nam nữ, nhƣng vẫn không hoàn toàn gạt bỏ những bài mang tính tự sự”.[19. Tr.35,36].

Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng có nhiều làn điệu hát Lƣợn khác nhau nhƣ: Then, Lƣợn Cọi, Lƣợn Nàng ới, Phong thƣ...Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu làn điệu Hát Iếu, một tên gọi

riêng nhƣng vẫn có những đặc điểm chung với hát Lƣợn nói chung của dân tộc

Tày.

Qua quá trình khảo sát, điền dã, tìm hiểu Hát Iếu ở Bắc Quang chúng tôi thấy hình thức Hát Iếu cũng giống nhƣ Lƣợn cọi, song nổi bật lên một số loại Hát Iếu sau:

Iếu định rƣờn (định duyên)

Iếu phặt phòng (dậy sóng - quấn quýt) Iếu Sỏi (Iếu kháy)

Iếu Địnhrƣờn (định duyên) diễn ra khi có khách từ bản, mƣờng hay khác xã đến chơi. Trong không gian, địa điểm chủ yếu là nhà sàn “khách” đƣợc “chủ” tiếp đón ân cần bằng hình thức “chủ” mời những ngƣời trong bản có tài

đến cùng thi Iếu với “khách. Đầu tiên là đặt câu trai lạ đến bản, gái bản Iếu

trƣớc. Mở lời thƣờng là lời xin phép của “noọng”:

Giờ khuất cần thôi khảu lừ páy

Tôi thí lạu thôi bôm piềng pàn lừ páy Nhắc bôm oóc hoỏng hoóng hẳƣ pi so toan Nhắc bôm oóc hỏng chang hẳƣ lan so lỉn (Giờ tuất nhà cơm xong chƣa đấy

Tất cả đã dọn xong mâm bàn chƣa đấy Sắp mâm ra gian trái cho em xin thƣa Nhắc mâm ra gian giữa cho cháu xin hát).

[8. Tr.34]

Tiếp đó bên “chủ” tiếp tục Iếu nài, Iếu mời cho “khách” mở lời mới thôi. Từ đó giữa “chủ” và “khách” đối đáp giao duyên, bày tỏ tình cảm, tâm trạng,

sự quan tâm lẫn nhau. Khi hát giao duyên với nhau ngƣời ta thƣờng dùng Iếu

Định duyên, xen vào đó là những câu IếuPhặt phòng để bày tỏ tâm trạng, cảm xúc của các chàng trai cô gái trong tình yêu. Chẳng hạn đây nỗi lòng thầm kín nuối tiếc của chàng trai khi cô gái bỏ đi lấy chồng. Chàng trai đã mƣợn hình ảnh: “Tả điêu co bióoc lục luôc khác loay” để nói lên sự lẻ loi, trơ trọi trong

lòng mình: Chiêng thoong nặm noòng ỏi lup đon

Nặ bốc pioa lồng phoòng đởi ngƣơc Tả điêu co bióoc lục luôc khác loay Cạy noọng đảy phua đay mí chứ (Giêng hai nƣớc lũ cỏ ngập cồn Nƣớc cạn cá xuôi dòng đi mất

Cậy em đƣợc chồng sang không nhớ).

[8.Tr.61]

Hay hình ảnh “Bióoc mặn” nở xen lá xen ngọn nhƣ lòng em có hai hƣớng để anh không dám kết:

Bióc mặn phống khuồn băƣ chắn nhot Tổn công lọi co bióc pân đuông Noọng tao au cần táng mƣờng mà lit Tả điêu pi nòn vin phiác mƣơi

Đảy soỏng noọng chê cuôi nả múng Pi chắc pi mí giám toan

Chắc noọng giam vằn pi mí giảm kết. (Hoa mận nở xen lá xen ngọn

Tốn công chắp cánh hoa thành bông Em lại thấy ngƣời khác Mƣờng đến gõ

Bỏ mình anh nằm vắng phơi sƣơng Đƣợc sỏng em chê mặt bủng

Anh biết chẳng dám yêu

Biết em giam lòng anh chẳng dám hƣớng).

[40. Tr. 50,51]

Thời gian Iếu diễn ra rất dài có thể thâu đêm đến sáng. Còn Iếu sỏi ( Iếu

kháy) thì ít dùng hơn, thƣờng chỉ dùng trong những trƣờng hợp khi họ muốn nói trả miếng, chê bai hoặc không vừa lòng nhau. Chẳng hạn nhƣ có bài Hát Iếu “Lồng đoay” (xuống thang) cƣời chê ngƣời con gái già rồi nhƣng vẫn chƣa lấy đƣợc chồng thật thấm thía:

Lồm pặt khửn cốc túm hua nà Pú gia thẳm phuc phà vạy thả Pi nay thâng pi nả noọng pay

(Gió thổi lên gốc xổ đầu thôn Cha mẹ sắm chiếu chăn để đợi Năm nay sang năm nữa em đi

Hai tay chống cầu thang xuống bãi.

[40. Tr.45,46]

Ta cũng bắt gặp một anh “Chồng ở bẩn” trong cuốn Iếudânca dân tộc

Tày của tác giả Hoàng Văn Chữ sƣu tầm:

Phua noọng pi hăn giá

Nung băƣ thửa cáp ná mạy pàu Thứ cái khăn lau năng noỏng Nả piác hả căm khày

Cói dú quay chăƣ lac (Chồng em anh thấy rồi

Mặc chiếc áo nhƣ mo cây vầu Dùng chiếc khăn lau vỏ sui

Trên trán năm nắng ghét Ở xa nhìn buồn nôn).

[8. Tr.31]

Riêng Iếu đố diễn ra khi ngƣời hát muốn kết thúc cuộc chơi, thƣờng một bên nam hoặc nữ đƣa ra câu đố, bên đối tƣợng phải hát đối lại, khi hát trả lời đƣợc rồi thì có thể đặt ra câu đố, tình huống khó hơn cho ngƣời đã đố mình lúc trƣớc. Cứ nhƣ vậy hai bên đối đáp nhau cho tới bên nào đó thua thì thôi, thậm chí bên thua còn tỏ ra cay cú, ấm ức về nhà mất ăn, mất ngủ, rồi bằng mọi cách tìm dịp khác để hát cho thắng hoặc cho thoả lòng mới thôi.

Nhìn chung sự phân loại trên chúng tôi chủ yếu dựa vào hình thức tồn tại và phƣơng thức lƣu truyền của Hát Iếu để phân loại, Do điều kiện sƣu tầm còn hạn chế nên chúng tôi chƣa khám phá thêm đƣợc những bài Hát Iếu mang những nội dung khác trong kho tàng dân ca của dân tộc Tộc Tày ở Bắc Quang Hà Giang. Riêng Hát Iếu tuy có nhiều điểm tƣơng đồng với các loại hình dân

ca Lƣợn khác song chủ yếu nó vẫn thuộc thể loại lƣợn trữ tình nhƣng cũng không phải hoàn toàn mất đi yếu tố tự sự.

1.3.3. Hình thức diễn xướng trong Hát Iếu.

Hình thức diễn xƣớng trong dân ca của các dân tộc đều có những cung cách tiến hành khác nhau, điểm khác nhau đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt, nét tâm lý và phong tục tập quán của các dân tộc. Chính những điều đó đã tạo nên đặc điểm riêng mang tính đặc thù về sinh hoạt dân ca ở mỗi vùng, mỗi dân tộc anh em.

Nói riêng về diễn xƣớng trong Hát Iếu của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang, qua quá trình thực tế điền dã ở một số vùng trong huyện và qua các tài liệu tin cậy của giới nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: Hình thức Hát Iếu của ngƣời Tày ở đây tƣơng đối phong phú, nhƣng chủ yếu là hình thức hát có lề lối, tổ chức và đôi khi chúng ta bắt gặp hình thức hát tự phát đơn lẻ. Hát tự phát đơn lẻ không phụ thuộc vào thời gian, không gian và ngƣời hát không có ý nghĩ rằng mình làm văn nghệ; còn hát có tổ chức, lề lối lại đƣợc tổ chức theo nghi lễ khá chặt chẽ. Sự phong phú trong hình thức hát tự phát đơn lẻ của đồng bào Tày ở đây nói lên nhiều mặt trong cuộc sống giàu bản sắc, mang tính đặc trƣng, thể hiện kho tàng ngôn ngữ hằng ngày khá dồi dào của quần chúng lao động mà trƣớc hết là nam nữ thanh niên lao động cần cù, chăm chỉ khép kín nơi bản làng. Đối với hình thức hát có tổ chức, lề lối thì nội dung thƣờng bao gồm cả phần nghi thức và giao duyên với các chặng hát nhƣ: Hát chào, hát mời, hát nài, hát trông (ngắm), hát tỏ tình, hát trả đũa, hát đố...

Hát có tổ chức, lề lối: Là hình thức hát đƣợc hai bên chuẩn bị trƣớc,

đồng thời cũng đƣợc tổ chức theo những nghi thức khá chặt chẽ, điển hình nhƣ hát hội đầu xuân của ngƣời Dao tuyển ở Lào Cai, hát Xin cốm của đồng bào Dao ở Lào Cai, Hà Giang. Hình thức, lề lối tổ chức này cũng giống nhƣ hát Ví cuộc, hát Quan họ Bắc Ninh, hát Phƣờng vải, hát Ví dặm của ngƣời Kinh ở

Nghệ Tĩnh; Giống nhƣ hát xƣờng của ngƣời Mƣờng, To Tăm của ngƣời Chăm, Ayay và Bropcay của ngƣời Khơ Me…

Hát Iếu của ngƣời Tày ở Bắc Quang – Hà Giang đƣợc tổ chức vào ban đêm trên nhà sàn, khi có trai hoặc gái lạ khác bản, khác xã đến hoặc đƣợc mời đến hát. Ngày xƣa, những Chánh Tổng, Lý Trƣởng, trƣởng bản, các quan có chức sắc trong làng, bản thƣờng hay mời các đôi hát đến nhà mình để thi thố tài năng, hát giao duyên với nhau. Trƣớc khi vào cuộc hát các quan thƣờng đặt tiền, bạc lên đĩa trƣớc mặt ngƣời hát để thƣởng và khuyến khích ngƣời hát. Và một khi tiếng hát bắt đầu cất lên trong không gian nhà sàn náo nhiệt đầy tiếng cƣời, tiếng nói lúc này đã không còn, thay vào đó là một không khí nghiêm trang, tĩnh lặng, thậm chí có ngƣời còn nén tiếng thở của mình để cho tiếng Iếu cất lên rồi tỏa ra trong tâm hồn mỗi ngƣời những cảm xúc sâu xa khó quên…

Mở đầu cuộc hát bao giờ cũng là giờ “khuất” (giờ Tuất) – khoảng 7 giờ tối, thƣờng thì “noọng” cất lời xin phép hát trƣớc, hỏi thăm sức khoẻ, sự vui mừng khi đến với cuộc hát… Ở đây, chúng tôi sƣu tầm đƣợc lời hát có lề lối khi mở đầu một cuộc hát có sự xuất hiện trƣớc lại là lời hát của chàng trai “Pi”. Thời điểm diễn ra cuộc hát là “giờ khuất”, chàng trai đã mƣợn cớ hỏi thăm “nhà” đã dọn mâm bàn xong xuôi chƣa để “pi” còn xin đƣợc thƣa chuyện. Câu chuyện mở lời của anh khi đến làng khác Hát Iếu lúc này đã có đƣợc sự chý ý của mọi ngƣời và anh bắt đầu hoà nhập cùng lời ca:

Giờ khuất cần thôi khảu rụ páy giờ rạu Cần thôi bâm đế chiềng pân rụ páy Nhắc bâm óc hỏng hóng là pi so toan Nhắc bâm óc hỏng chang là vằn pi so lỉn Vằn nạy pi dú rƣờn khau vài nà chả Chắng hăn báo thíp hả mà mƣờng Mự nay pi khen mạ nà đon

Giờ nạy pi so đọc thố cón chàu (Giờ tuất nhà cơm xong chƣa đấy Tất cả đã dọn xong mâm bàn chƣa đấy Sắp mâm ra gian trái cho anh xin thƣa Nhắc mâm ra gian giữa cho anh xin hát

Hôm nay anh chăn trâu ruộng mạ Đƣợc thấy trai mƣời lăm đến Mƣờng Hôm nay anh chăn trâu đồng cao Đƣợc thấy gái đƣờng xa đến trọ Cho anh xin mở sổ trƣớc giờ)

[40.Tr.1]

Có rất nhiều lời ca mở đầu nhƣ vậy trong Hát Iếu, cách thức trình bày rất giống nhau, chỉ khác là ở lời bày tỏ của nhân vật có thể bị thay đổi một số câu, từ cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh giao tiếp, hoàn cảnh diễn xƣớng. Đây là một lời ca mở đầu khác:

Giờ tuất trong nhà đã xong bữa chƣa?

Mâm cơm rƣợu tiếp khách bản đã xong chƣa? Nhấc mâm ra gian đốc anh xin nói

Nhấc mâm ra gian giữa anh xin hỏi

Hỏi thăm bố mẹ em mạnh khoẻ không đấy? Hỏi thăm họ hàng, ông bà bình an không đấy?

[5.Tr. 68]

Ngoài ra chúng tôi thấy cách mở lời trong Hát Iếu cũng giống nhƣ hầu hết các cung lƣợn ở những nơi khác nhƣ:

Giờ tuất ngƣời thổi nấu,

Đặt mâm xuống gian dƣới ta làm Giờ dậu sắp ghế bàn

Cất mâm vào giữa ta lƣợn

[50.Tr.322]

Tiếp đó cuộc hát đƣợc tiếp diễn bằng các bài hát mời, hát nài, những bài hát này ngắn hay dài đều phụ thuộc vào bên đƣợc mời hát có ứng đáp hay không, do vậy mà những bài hát này có khi diễn ra chỉ một hoặc hai bài, cũng có lúc lên tới mấy chục bài. Đây là một trong những lời hát mời nài của cô gái trong cuộc hát. Bằng giọng điệu mời mọc tha thiết tận đáy lòng mình cô gái mời chàng trai hát trả lời “khan mà dớ khan mà”, lời mời nhƣ một nhịp điệu láy lại nhiều lần :

Khan mà giở khan mà

Khan mà khan hẳƣ lắt hẳƣ lẻo Chắng pân mit chiềng kẻo cắt may Khan mà khan hẳƣ đay

Chắng pân khâm chiềng may nhặp nhọm. (Hát về hỡi hát đi

Hát về tiếng lâm li khôn khéo Mới nhƣ dao cùng kéo cắt tơ Hát về hát cho hay

Mới nhƣ chỉ luồn kim khâu áo).

[8. Tr.3, 35]

Chàng trai đƣợc cô gái mời hát da diết nhƣ vậy nhƣng vẫn chƣa hề rung động để lên tiếng trả lời buộc lòng “noọng” - cô gái lại đƣa ra những lời khuyên nài tiếp theo. “Nọng” khuyên đủ mọi điều, nào là nặm: “thuổm băƣ bon”, “lup đom pài thài”, “thuổm lac mòn chì”…và “noọng” lại nài da diết hơn: “khan mà giở khan mà”:

Khuyên mất vằn noọng khuyên mắƣ Khuyên au nặm thuổm thúm băƣ bon Khuuyên au nặm lup đom pài thài

Khuuyên au nặm thuổm lac mòn chì Khuyên au mèng thi oóc loọng Khan mà giở khan mà

Khan mà cơ đấm phải vằn noọng cụng va dào Khan mà cơ dằƣ sao vằn noọng cụng va mắn. (Khuyên nữa em khuyên tiếp

Khuyên cho nƣớc ngập lụt lá mon Khuyên cho nƣớc tràn qua bãi cát Khuyên cho nƣớc ngập rễ nƣơng dâu Khuyên cho ve sầu ra gọi

Đáp lại hỡi hát đi

Hát đáp bằng sợi tơ em cũng cho là to Hát đáp bằng sợi vải em cũng cho là dài

Hát đáp bằng sợi tơ nhện em cũng cho là chắc).

[8.Tr.35]

Sau những lời chào, lời mời của cô gái chàng trai dƣờng nhƣ vẫn muốn thử thách sự kiên trì của cô gái, nên chàng trai chƣa vội trả lời, để rồi cô gái tiếp tục cất tiếng hát, thậm chí cô gái còn tỏ ra quả quyết, thẳng thắn:

Anh thƣa hay không thƣa

Đem đi buộc gốc cau trƣớc cửa Động mõ cho làng bản đến xem Mới hay ngƣời làng chơi đến bản.

Tới lúc này chàng trai không thể làm ngơ đƣợc nữa nên cất tiếng trả lời tấm chân tình của cô gái:

Hát lên cũng lo nƣớc trong chum nó đổ Thóc phơi trên gác bếp cũng lo nó rung Nhà dƣới nhà trên cũng lo ồn tiếng Nhà dƣới nói tiếng to tiếng nhỏ trách ta

Nhà trên nói lời khôn ngoan trách anh.

[8.Tr.37]

Khi đối phƣơng cất tiếng hát đối lại cũng là lúc cuộc hát mới đƣợc coi là chính thức bắt đầu. Từ đây các chàng trai, cô gái trao đổi tình cảm - hát giao duyên với nhau, nội dung hát rất phong phú, đa dạng. Họ hỏi thăm về gia cảnh, cuộc sống riêng tƣ của nhau rồi họ cùng nhau “Iếu”, cùng nhau trông, cùng nhau ngắm, cùng nhau xem để bày tỏ nỗi lòng với nhau:

Bƣớm trắng ơi bƣớm trắng Bay về đậu cây đào phía trên Cành chuyền cành đi mãi

Đôi bƣớm bay mãi về phía trƣớc Hàng năm xuống thiên hạ chơi hoa

Một phần của tài liệu Hát iếu ở Bắc Quang Hà Giang những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)