Những chiêm nghiệm về chân lý đời sống qua câu chuyện về cuộc

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 47)

3. Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn

3.2. Những chiêm nghiệm về chân lý đời sống qua câu chuyện về cuộc

cuộc đời ngƣời đàn bà hàng chài:

3.2.1. Ca ngợi những giá trị đạo đức tốt đẹp của con ngƣời qua hình tƣợng nhân vật ngƣời đàn bà hàng chài:

Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài tiêu biểu cho nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn xuất phát từ quan niệm nghệ thuật mới về con người. Người đàn bà này có những nét khác biệt, độc đáo, mang khả năng khái quát sâu sắc về một cuộc đời, một số phận. Chính vì vậy mà nhân vật để lại những ấn tượng khó quên.

Nhân vật được khắc hoạ từ nhiều phương diện trở nên sống động, gần gũi, bình dị như bao con người lao động khác mà ta vẫn thường gặp trong cuộc sống. Chị không giống như phần đông các nhân vật nữ trong văn học trước năm 1975 nói chung và trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói riêng thường mang một vẻ đẹp dịu dàng quyến rũ. chị tiêu biểu cho những người phụ nữ lam lũ, vất vả nhọc nhằn trong cuộc sống đời thường đầy gian truân. Nhân vật người đàn bà vùng biển là một con người vô danh. chị không có tên tuổi, lai lịch. Chị là người đời thường như biết bao người đến lại đi trong cuộc đời với hính bóng mờ nhạt, nhưng trong trang viết của Nguyễn Minh Châu, người đàn bà vùng biển lam lũ cực nhọc ấy vẫn để lại bao trăn trở day dứt trong lòng người đọc.

- Ngoại hình: thô kệch, xấu xí, lam lũ. Cái khổ và số phận như chạm khắc lên ngoại hình của chị:“Trạc ngoài bốn mươi…thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch…rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi…tái ngắt,…tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới”

Chỉ qua vài chi tiết miêu tả ngoại hình chân thực tác giả đã hé mở cho thấy bao dự cảm về số phận và tính cách nhân vật: Đó là một người đàn bà chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần. Trước hết, đây là một người đàn bà kém nhan sắc, không một nét nào ở chị gợi lại một thời thiếu nữ tươi đẹp. Năm tháng và cuộc sống mưu sinh vất vả nhọc nhằn càng làm cho chị thay đổi. Dường như cuộc sống khắc nghiệt vẫn đang đeo bám và cố vắt kiệt sức sống của chị.

Nhưng từ thân hình của người đàn bà vẫn toát lên sức sống dẻo dai, bền bỉ như để thích nghi với hoàn cảnh, để tồn tại. Tấm áo của chị như mách bảo sự thiếu thốn đói nghèo: nó “bạc phếch” vì dầm mưa dãi nắng, nó “rách rưới” vì làm cật lực mà vẫn chẳng đủ ăn, đói nghèo cứ đeo bám mãi.

Ngoại hình người đàn bà đã gợi ra một số phận nghèo khổ, vất vả, nhọc nhằn; một nét tính cách: cần cù, nhẫn nại, cam chịu. Đây là hình ảnh sống động tiêu biểu cho những kiếp người luôn phải gồng mình lên để chống chọi, để mưu sinh, để tồn tại.

- Qua bi kịch gia đình mà Phùng được chứng kiến anh cảm nhận được: + Chị là người vợ chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh, tự mình chấp nhận và nén chịu mọi đau khổ để giữ gìn mái ấm gia đình.

Vì cuộc sống mưu sinh chị đã phải thức suốt đêm để kéo lưới, để chèo chống con thuyền gia đình bình yên nơi biển cả đầy bất trắc. Không chỉ vậy chị còn tự nguyện gồng mình chịu đòn roi của chồng, chịu nỗi đau thể xác mà không oán thán “không kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn” để mong vừa giải toả được cơn giận của người chồng, vừa bảo vệ được mái ấm gia đình. Dường như mọi cảm xúc của chị đã chai lỳ qua các trận đòn. Nhưng khi thấy đứa con trai chạy đến chống trả lại bố nó, thì tất cả những gì chị đang dồn nén, kìm giữ như vỡ oà ra: “Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng nhục nhã…Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để rồi lại ôm chầm lấy”. Bao tủi hờn cay đắng, thương mình, thương con ở người đàn bà khốn khổ như tan thành nước mắt. Chị khóc lặng lẽ trong chua xót, đau đớn, tủi nhục; vì dù cố gắng giữ gìn không muốn để các con trông thấy cảnh bạo lực trong gia đình mà không được. Những đứa con cuối cùng vẫn biết sự thật khiến chị “vừa đau đớn, vừa vô cùng tủi hổ, nhục nhã”. Đứa con – thằng Phác – vì yêu mẹ, thương mẹ mà

trở nên căm ghét bố. Nó xông vào đánh bố cũng là để bảo vệ mẹ, để bố không đánh mẹ. Chứng kiến cảnh đó chị khóc và “vái lấy vái để” đứa con như là để

“tạ lỗi” với nó, như là cầu xin nó đừng căm thù bố nó. Để rồi sau đó chị buông đứa con và đuổi theo người đàn ông vừa đánh mình. Người mẹ thương con nhưng không thể bỏ chồng dù người chồng đó tàn bạo. Qua đó ta thấy cuộc sống là những mối dây ràng buộc vô hình, phức tạp không dễ gì cởi bỏ. Họ –ba con người: người mẹ tội nghiệp đáng thương, người bố độc ác, tàn nhẫn và đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ sẽ chẳng rời xa nhau được. Họ sẽ còn luẩn quẩn giữa yêu thương, thù hận và hành hạ lẫn nhau. Họ gieo vào lòng người đọc bao băn khoăn trăn trở: cuộc sống và số phận của họ rồi sẽ ra sao ?

Cảnh bạo lực không chỉ dừng ở đó mà vẫn tiếp diễn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” khiến người can thiệp không chỉ là thằng Phác mà là cả những người ngoài cuộc với mọi giải pháp tích cực có, tiêu cực cũng có: nghệ sĩ Phùng thì can thiệp bằng nắm đấm nện cho lão chồng độc ác một trận, chánh án Đẩu thì khuyên chị bỏ chồng…mong giúp chị thoát khỏi số phận. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là chị kiên quyết chối từ. Chị đã lý giải lý do của mình qua câu chuyện cởi mở chân thành với Đẩu và Phùng ở toà án huyện.

* Câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài:

Theo lời mời của Đẩu, người đàn bà hàng chài đến toà án huyện để giải quyết việc gia đình. Tuy không phải lần đầu đến đây, nhưng chị vẫn mang dáng vẻ “lúng túng, sợ sệt” đáng thương đến tội nghiệp, chị dường như cố tìm cách thu mình lại. Cách xưng hô của một người quen cúi đầu nhẫn nhịn: “con – quý toà”, nó cũng thể hiện khoảng cách giữa con người trong xã hội: giữa cá nhân chị và người đại diện công lý. Thật là bất ngờ: những lời đầu tiên của chị ở chốn công đường lại là những lời lạy lục van xin khẩn thiết: Xin toà đừng bắt bỏ chồng dù đó là người chồng cục súc vũ phu luôn hành hạ, đày ải

mình. Người đàn bà hàng chài đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ của chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng. Chị đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ người chồng vũ phu “Con lạy quý toà…Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Sau hiểu lời khuyên đầy thiện ý của chánh án Đẩu, thái độ của chị đột ngột thay đổi, cách xưng hô cũng thay đổi: “chị - các chú”; vẻ lúng túng sợ sệt vẫn còn nhưng dường như tự tin hơn. Người phụ nữ giải thích“Các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc…”. Sau đó chị thân tình kể lại câu chuyên về cuộc đời mình với mong muốn được chia sẻ, cảm thông; qua đó gián tiếp đưa ra lý do vì sao chị nhất quyết không chịu bỏ người chồng vũ phu.

Trước đây chị không phải là người vùng biển. Chị là con một gia đình khá giả trên phố “Từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa…Cũng vì xấu mà trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Một điều dễ thấy: một người như chị thì việc mong ước có được một gia đình thật khó mà thực hiện được; trong khi khát vọng về hạnh phúc, về mái ấm gia đình lại là khát vọng bình dị muôn đời của tất cả những người phụ nữ. Chị tự biết mình xấu nên đã cố vuợt qua cái thua thiệt về hình thức của mình; việc chị tự nguyện lấy một anh con trai chuyên nghề chài lưới nghèo khó, sống vất vả lam lũ, là chị đã chấp nhận tất cả, là thách thức và vuợt lên số phận của chính mình. Nhưng số phận đã không mỉm cười với chị: cuộc đời chị từ đó nỗi buồn nhiều hơn niềm vui; bởi cuộc sống mở ra bao éo le, khắc nghiệt, còn con người thì không thể dửng dưng khi cái nghèo cái khó đang từng ngày, từng giờ tác động vào gia đình, con cái và chính bản thân mỗi người. Người chồng vì khổ quá, vì dồn nén những uất ức, ức chế với cuộc đời mà không biết chia sẻ cùng ai, anh ta chỉ biết dồn lên đầu vợ những trận đòn

tàn nhẫn. Người chồng trở thành người như vậy do nghèo khổ, túng quẫn, con đông, thuyền chật. Như vậy hoàn cảnh đã và đang làm con người tha hoá nhân phẩm, huỷ hoại nhân tính. Người vợ rất hiểu điều đó:“Lão chồng tôi khi ấy là anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”, còn bây giờ thì “bất kỳ lúc nào lão thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu, giá như mà lão uống rượu…thì tôi còn đỡ khổ”, “Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh”. Sống vì con, chị âm thầm nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi thô bạo, vũ phu của chồng. Chị xin chồng cho lên bờ đánh tránh để con nhìn thấy cảnh nghiệt ngã ấy, tránh những ấn tượng xấu, chị muốn giữ lại trong con những hình ảnh tốt đẹp nhất về cha mẹ. Không một lời lẽ căm thù, oán hờn; chị giãi bày tâm sự, có trách móc nhưng vẫn “minh oan” cho cái dữ tợn, vũ phu, tàn bạo của hành động đánh vợ. Chị hiểu nguyên nhân sâu sa của hành động đánh vợ:

+ Vì công việc, nghề nghiệp: cuộc sống trôi nổi bấp bênh của nghề chài lưới trên sông nước, làm ăn vất vả cực nhọc mà vẫn nghèo khổ; mọi sinh hoạt của cả gia đình chỉ trong một chiếc thuyền chật hẹp, tù túng.

+ Vì trình độ học vấn thấp nên đẻ nhiều, đông con:“Nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật”. Chị nhận cả phần trách nhiện và lỗi về mình.

+ Vì nghèo khổ, túng đói: “Ông trời làm động biển suốt hàng tháng,cả nhà vợ chồng, con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối”.

+ Vì phong tục, tập quán để lại: “Đàn ông vạn chài ai cũng thế” (Lời cô y tá). Điều đó cho ta thấy đây không chỉ là chuyện riêng của một gia đình.

Qua những lý do trên ta thấy: chị thấu hiểu, tha thứ, cảm thông, chia sẻ với chồng những điều không dễ gì nói ra được. Thì ra lúc nào con người cũng dễ dàng kết tội được cho nhau khi họ không chịu hiểu nhau; chỉ có cảm thông,

chia sẻ, thấu hiểu con người mới nâng đỡ được con người để cùng sống trong cuộc đời còn nhiều đau khổ và khó khăn này. Và nếu chỉ đứng từ xa quan sát thì cho dù có được chứng kiến tận mắt cũng không dễ hiêủ ra vấn đề khuất lấp đằng sau sự việc đánh vợ kia.

Chị - người đàn bà miền biển lam lũ, thất học, suốt đời vật lộn với sóng nước mặn mòi, bươn chải để kiếm sống đã làm cho người đọc ngạc nhiên hơn khi gián tiếp đưa ra những lí do để giải thích vì sao chị nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu đó là:

+ Người chồng là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người đàn bà hàng chài như chị, nhất là những khi biển động phong ba. Vì trong cuộc sống lam lũ còn nhiều thử thách, dường như người đàn ông và người đàn bà phải nương tựa vào nhau để duy trì sự sống.

+ Chị cần có người đàn ônglàm trụ cột, làm chỗ dựa, gánh vác sự sống của cả gia đình. Bởi: chị còn phải nuôi những đứa con, chị đâu có thể chỉ sống cho riêng mình mà còn phải sống vì con nữa.

+ Trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái sống hoà thuận, vui vẻ và vui nhất là lúc được nhìn đàn con ăn no.

Phải chăng vì trách nhiệm làm mẹ, làm vợ mà chị phải chấp nhận số phận, chấp nhận tình trạng bị hành hạ để gia đình chị luôn có một người đàn ông làm trụ cột chèo lái con thuyền gia đình giữa cuộc đời đầy sóng gió. Bởi số phận gia đình chị, đàn con của chị và bản thân chị sẽ ra sao nếu chị chấp nhận bỏ chồng? Qua đó ta thấy nếu chỉ giải quyết được bi kịch này, thì hàng loạt bi kịch khác lại từ đó nảy sinh. Cuộc sống không chỉ đơn giản như ta nghĩ và ta muốn, mà nó có những quy luật riêng buộc chúng ta phải thừa nhận. Hành trình đi tìm hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị của những người đàn bà hàng chài kia vẫn đầy chông gai ở phía trước và có thể còn nảy sinh những bi kịch

đau đớn hơn. Con người luôn đứng trước sự lựa chọn và có lẽ chưa có sự lựa chọn hoàn mĩ nào cho những người nghèo khổ đáng thương.

Đến đây ta thấy thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài không còn làm ta kinh ngạc vì thực chất đó là sự lựa chọn bất đắc dĩ được suy tính kỹ lưỡng, sâu sa từ trước. Trong hoàn cảnh đông con mà cuộc sống trên mặt nước lại đầy nhọc nhằn bất trắc, nỗi lo cơm áo không lúc nào buông tha, người đàn bà ấy chỉ còn cách lựa chọn duy nhất là cam chịu nhẫn nhục để bảo vệ hanh phúc gia đình.

Từ những nghịch lý trong bi kịch gia đình chị, chúng ta thấy: ẩn sau hình hài thô kệch lam lũ, trong dáng vẻ nhẫn nhục cam chịu là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ hàng chài:

+ Một người vợ luôn thấu hiểu, cảm thông và chia xẻ mọi khó khăn trong cuộc sống với chồng. Bởi chồng chị vốn là “Một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm…không bao giờ đánh đập” vợ. Chỉ vì :“nghèo khổ túng quẫn vì đi trốn lính”, vì quá đông con mà anh trở nên vũ phu, tàn nhẫn. Trong con mắt chị, anh chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Chị nhận cả phần trách nhiệm và phần lỗi về mình :“Giá tôi đẻ ít đi…” “lỗi chính là đám đàn bà đẻ quá nhiều…”.

Một trái tim nhân hậu giàu lòng vị tha: Để vừa chèo chống con thuyền gia đình được bình yên trên biển cả đầy phong ba bão táp, vừa chèo chống với đói nghèo, lạc hậu, tù túng; chị không chỉ phải thức suốt đêm kéo lưới mà còn phải nhẫn nhục cam chịu những trận đòn vô cớ của chồng. Dù bị đánh đập tàn nhẫn, nhưng chị vẫn không oán trách chồng vì chị thấu hiểu nguyên nhân sâu sa (nỗi khổ và sự bế tắc) làm người chồng thay đổi. Đặc biệt trong những đứa con của mình, chị yêu nhất là thằng Phác – một thằng bé yêu mẹ vô cùng – một thằng bé có ngoại hình và tính cách giống hệt bố. Điều đó chứng tỏ chị

vẫn yêu chồng, cần chồng bởi cũng có những lúc gia đình chị được hạnh phúc.

+ Một người phụ nữ với những khát khao cháy bỏng về hạnh phúc gia đình - Một người mẹ hết lòng yêu thương các con, sẵn sàng chấp nhận mọi thiệt thòi để bảo vệ giữ gìn mái ấm gia đình. Chị thà chịu những trận đánh triền m chứ nhất định không chịu ly hôn, vì không muốn các con mất bố, gia đình không có người đàn ông làm trụ cột để chèo chống giữa cuộc đời. Chị không sống cho riêng mình mà sống vì gia đình, vì các con. Đàn con là nỗi

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong quá trình dạy học truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)