1. Phân tích kết cấu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu: Nguyễn Minh Châu:
1.1. Định nghĩa kết cấu tác phẩm văn học:
Theo Từ điển Văn học thì “toàn bộ tổ chức phức tạp, bao gồm mọi quan hệ giữa chỉnh thể và nghệ thuật, giữa bộ phận và bộ phận trong tác phẩm văn học được gọi là kết cấu.”[37, 56]
Như vậy kết cấu chính là sự tổ chức phức tạp và sinh động các phương diện của tác phẩm văn học. Hiểu một cách bản chất nhất, kết cấu không phải là bản thân các yếu tố hình tượng hay trần thuật mà là sự tổ chức các yếu tố đó.
Trong tác phẩm văn học, không phải cứ là tổ chức thì được coi là kết cấu tác phẩm. Chỉ được coi là kết cấu nghệ thuật những kiểu tổ chức bộc lộ được ý đồ nghệ thuật của tác giả và thể hiện quy luật lôgíc của đời sống.
Kết cấu nghệ thuật là hư cấu, nhưng hư cấu bắt nguồn từ nhận thức và lý giải đời sống của nhà văn. Do đó kết cấu là một yếu tố rất quan trọng của hình thức nghệ thuật để bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện tài năng, tư
tưởng và phong cách nghệ thuật của một tác giả. Trong quá trình sáng tác, không có kết cấu nhà văn sẽ không thể hoàn thành được tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ góp phần tạo nên giá trị tác phẩm.
1.2. Kết cấu của truyện ngắn:
Truyện ngắn thuộc thể loại tự sự, nên kết cấu của truyện ngắn thuộc loại kết cấu tự sự.
Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, nhưng phải có sức chứa tối đa. Nói như Tô Hoài: Truyện ngắn là “cưa một khúc của đời sống” nhưng nó vẫn giúp chúng ta hình dung được cả dòng đời. Hay như Nguyễn Minh Châu từng ví:
“thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ: chỉ lướt qua những đường vân trêncác khoanh gỗ tròn tròn kia, dù trăm măn sau vẫn thấy cả cuộc đời thảo mộc” [5, 302]
Để có sức chứa tối đa truyện ngắn phải cô đọng, hàm súc, chặt chẽ. Truyện ngắn tuy ngắn về dung lượng, song nội dung tư tưởng không được đơn giản; nên kết cấu càng có vai trò quan trọng – nó thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi nhà văn phải có sự cân nhắc, sắp xếp để truyện ngắn thực sự “là tác phẩm nghệ thuật có bề sâu nhưng lại không được dài”.
(T.Capôtô- nhà văn Mỹ)
1.3. Kết cấu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
“Chiếc thuyền ngoài xa” có kết cấu lồng với hai tuyến truyện đan cài vào nhau: một tuyến xoay quanh nhân vật số phận - tính cách: người đàn bà hàng chài; một tuyến xoay quanh nhân vật tư tưởng: người nghệ sĩ nhiếp ảnh, đồng thời cũng đóng vai trò người trần thuật.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có kết cấu luận đề về đạo đức nhân văn, về tâm lý xã hội, bố cục được xây dựng theo 3 phần:
Những chiêm nghiệm về chân lý nghệ thuật thể hiện qua hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: : Phát hiện về một “cảnh đẹp trời cho” và một bi kịch gia đình ẩn sau cảnh biển thanh bình, nên thơ. Qua đó toát lên những nhận thức về hiện thực cuộc sống
Phần 2:
Những chiêm nghiệm về chân lý đời sống qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện. Qua đó tác giả thể hiện cách nhìn nhận về con người và cuộc đời: cuộc đời không hề đơn giản, mà nó luôn tồn tại những nghịch lý đa dạng và phức tạp. Phải có cái nhìn tỉnh táo, độ lượng mới hiểu và thấy được bản chất tốt đẹp của con người
Phần 3:
Mối quan hệ mật thiết hữu cơ giữa nghệ thuật và đời sống. Qua những điều Phùng được nghe và chứng kiến, cho ta thấy nghệ thuật và cuộc sống không phải là một. Nghệ thuật thì đẹp trong khi cuộc sống thì đầy nhọc nhằn, khổ cực. Bức ảnh được chọn in trong lịch ở cuối truyện là lời khẳng định: nghệ thuật là cuộc sống, nghệ thuật bước ra từ cuộc sống; cuộc sống sinh ra nghệ thuật, cuộc sống là linh hồn của nghệ thuật. Vì vậy nghệ thuật phải gắn với cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Chân lý nghệ thuật chính là giấc mơ về chân lý cuộc sống, chân lý của cuộc sống chính là sự đúc kết thực tế cuộc đời đa dạng, phức tạp và đầy nghịch lý thành cách ứng xử và quy luật nhân sinh.
2. Phân tích chủ đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
2.1. Định nghĩa chủ đề:
“Là một số nét tư tưởng lặp đi lặp lại trong tác phẩm của nhà văn…Chủ đề thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất của đời sống”. Chủ đề của tác phẩm lớn thường là những vấn đề khái quát vượt lên trên những vấn đề cụ thể. Chủ đề đóng vai trò rất lớn trong việc
làm cho tác phẩm trở nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng”.[32, 125- 126-127]
Truyện ngắn hiện đại chủ đề thường khái quát vượt lên trên những đề tài cụ thể. Một truyện ngắn hay có thể có nhiều chủ đề đòi hỏi người đọc phải “ nhập cuộc” thực sự mới phát hiện ra được.
2.2.Chủ đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” toát lên hai chủ đề cơ bản:
- Chủ đề về quan niệm nghệ thuật: : Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình gian nan, khổ ải nhọc nhằn; người nghệ sĩ phải có tâm huyết và sự đam mê. Nghệ thuật không chấp nhận sự sao chép đại khái.
- Chủ đề về chân lý đời sống: Cuộc đời không hề đơn giản mà luôn tồn tại những nghịch lý; phải có cái nhìn tỉnh táo, độ lượng mới hiểu và thấy được bản chất tốt đẹp của con người.
2.3.Phân tích chủ đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”toát lên hai chủ đề cơ bản:
- Chủ đề về quan niệm nghệ thuật: Sáng tạo nghệ thuật là một quá trình gian nan, khổ ải nhọc nhằn; người nghệ sĩ phải có tâm huyết và sự đam mê. Nghệ thuật không chấp nhận sự sao chép đại khái.
Chủ đề này được thể hiện qua cuộc hành trình đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ tên Phùng.Theo yêu cầu của người trưởng phòng giao cho: Muốn có một cuốn lịch 12 tháng về chuyên đề “Thuyền – Biển”mà phải là tĩnh vật hoàn toàn. Với lòng yêu nghề, say mê công việc, khát khao được sáng tạo, anh đã vượt 600 km đến vùng biển để phục cảnh biển trong sương. Sau nhiều ngày chọn lựa vào các thời điểm, anh vẫn không tìm được bức ảnh ưng ý. Ngẫu nhiên anh chụp được một cảnh đắt trời cho – một cảnh đẹp toàn bích, có thuyền – biển – sương. Phùng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, đã chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp đầy chất nghệ thuậtmà chính anh cũng
phải sững sờ, ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp tuyệt đỉnh của nó. Đặc biệt là bức ảnh “đắt” nhất đẹp như là “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” miêu tả cảnh một chiếc thuyền ngư phủ huyền ảo giữa trời nước mênh mông “in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Bức ảnh đẹp đến nỗi:“Đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào”.
Người nghệ sĩ chân chính hài lòng và tâm đắc với bức ảnh, anh xem nó là sự “toàn bích”, “toàn thiện”, là cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một cái đẹp gợi ra sự thơ mộng và bình yên của cuộc sống. Qua đó thể hiện quan niệm: Sự toàn vẹn của cái đẹp nghệ thuật là cái đẹp hài hoà giữa cái đẹp, cái thơ của thiên nhiên với cuộc sống lao động và con người trong sự bình yên thanh thản.
Tuy nhiên những bức ảnh này trở nên vô nghĩa khi người nghệ sĩ được chứng kiến những gì đằng sau nó: ẩn đằng sau bức tranh mù sương mờ ảo kia là một bi kịch gia đình; từ đó toát lên chủ đề thứ hai.
- Chủ đề về chân lý đời sống: Qua việc chứng kiến bi kịch của một gia đình làng chài; ta thấy: Cuộc đời không hề đơn giản mà luôn tồn tại những nghịch lý; phải có cái nhìn tỉnh táo, độ lượng mới hiểu và thấy được bản chất tốt đẹp của con người.
Mải mê trong hành trình kiếm tìm cái đẹp của nghệ thuật, người nghệ sĩ chụp ảnh đã nhận thấy thiên nhiên và cuộc sống của con người vùng biển lúc
mạnh mẽ hoành tráng, lúc nhộn nhịp khẩn trương, lúc êm ả thanh bình. Cuộc sống của bà con vạn chài thật phẳng lặng qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Tình cờ ngẫu nhiên anh được chứng kiến một nghịch lý đời thường: từ chính trên chiếc thuyền đã làm nên bức tranh mê hồn là cuộc sống gia đình hàng chài vô cùng đau khổ và đáng sợ: người chồng đang tâm đánh đập vợ tàn nhẫn, người vợ thương con nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của người chồng mà không biết đã làm tổn thương tâm hồn đứa con thơ dại. Cậu bé yêu mẹ, thương mẹ thành ra thù địch với cha. Một sự thật khó tin vì nó ghê rợn quá, nhưng đó không phải là chuyện riêng của một gia đình, mà “Đàn ông vạn chài ai cũng thế” (Lời cô y tá)
Không chỉ “vỡ lẽ” về cuộc sống: cuộc sống không giản đơn thuận chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý; người nghệ sĩ còn phát hiện ra được “con người bên trong con người” qua câu truyện về cuộc đời đầy uẩn ức của người đàn bà vùng biển. Lúc đầu Phùng và Đẩu –người cán bộ toà án – chỉ thấy chị thật đáng thương. Nhưng qua những lời tâm sự giản dị, chân tình anh mới hiểu: ẩn sau hình hài thô kệch lam lũ, sau dáng vẻ nhẫn nhục cam chịu là một tâm hồn am hiểu lẽ đời, sống có khát vọng, có mục đích; một trái tim nhân ái giàu lòng vị tha của một người đàn bà giàu nghị lực, một người mẹ hết lòng yêu thương các con, giữ gìn mái ấm gia đình, có cách ứng xử thấu tình đạt lý.
Qua số phận éo le của người phụ nừ, các anh mới hiểu rõ hơn về cuộc sống lao động của người dân trên biển: họ vừa phải chèo chống với phong ba bão táp để mưu sinh, vừa phải chèo chống với đói nghèo lạc hậu…để bảo vệ gia đình.
Những điều Phùng được chứng kiến giúp anh nhận ra chân lý của nghệ thuật và mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Đó là: Nghệ thuật và cuộc sống không phải là một, và không bao giờ trùng khít lên nhau. Bên trong nghệ thuật có chân lý cuộc đời và bên trong cuộc đời có chân lý nghệ thuật. Nghệ
thuật không phải lúc nào cũng phát hiện được mặt trái của hiện thực. Nghệ thuật thì đẹp trong khi cuộc sống thì đầy những nghịch lý bất ngờ không thể đoán trước, không dễ lý giải cắt nghĩa được. Điều cốt yếu của người làm nghệ thuật là không cho phép mình tự bằng lòng với bề ngoài của cuộc sống, mà phải đi sâu vào khám phá, phát hiện được bản chất đích thực của cuộc sống bộn bề đầy phức tạp để có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn đối với con người, với cuộc đời góp phần làm chuyển biến cuộc sống, đưa xã hội phát triển.
Từ đó thể hiện một quan điểm mới mẻ của nhà văn Nguyễn Minh Châu về trách nhiệm của người nghệ sĩ: người nghệ sĩ chân chính phải bám sát vào đời sống xã hội, hiểu rõ bản chất của người dân lao động; nếu xa rời cuộc sống, người nghệ sĩ chỉ phản ánh được bề ngoài của nó mà thôi. Từ một tình huống trong đời thường, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo gợi mở nhiều vấn đề về nguyên tắc nghệ thuật và triết lý nhân sinh. Qua đó ngầm phê phán cách nhìn cuộc sống đơn giản một chiều, đồng thời đặt ra trách nhiệm của nghệ thuật là đào sâu, khám phá bề sâu, bề xa của hiện thực, khám phá vẻ đẹp khuất lấp, bình dị trong đời sống hàng ngày.
Nhân vật tôi trên hành trình đi tìm chân lý nghệ thuật đã phát hiện ra chân lý đời sống, đây là hai vòng tròn đồng tâm có tâm điểm là con người. Văn học hôm nay tập trung vào đời tư con người - những con người cá nhân bé nhỏ để khám phá đời sống tâm hồn và những quy luật vĩnh hằng của giá trị nhân bản. Nghệ thuật chân chính phải bắt nguồn từ hiện thực trần trụi, khốc liệt đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Bức ảnh lịch ở cuối truyện là lời khẳng định: Nghệ thuật là cuộc sống và cuộc sống là linh hồn của nghệ thuật.
Câu chuyện giản dị nhưng chất chứa những chiêm nghiệm sâu xa, những triết lý về con người, cuộc đời và thiên chức làm mẹ, làm vợ.
3. Những biểu hiện cụ thể của các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”: truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:
Các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được biểu hiện cụ thể qua kết cấu truyện và đặc biệt là qua việc phân tích hệ thống nhân vật trong truyện với những mối quan hệ trong gia đình và những quan hệ ngoài xã hội.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có kết cấu luận đề với 3 phần thể hiện 3 tầng ý nghĩa nhân sinh của truyện.
- Phần 1:
Những chiêm nghiệm về chân lý nghệ thuật qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng: Phát hiện về một “cảnh đẹp trời cho”và một bi kịch gia đình ẩn sau cảnh biển thanh bình, nên thơ. Qua đó toát lên những nhận thức về hiện thực cuộc sống: Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý; cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp - xấu, thiện - ác…mà đôi khi cái đẹp chỉ là vỏ bọc bên ngoài che giấu bản chất thực của đời sống bên trong.
- Phần 2:
Những chiêm nghiệm về chân lý đời sống. Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, tác giả thể hiện cách nhìn nhận về con người và cuộc đời: không thể nhìn đời, nhìn người một cách giản đơn; mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều mới thấy được những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người cũng như những nguy cơ xã hội tiềm ẩn. Qua đó thức tỉnh người đọc có cách sống mới, cách ứng xử mới giữa con người với con người một cách nhân đạo hơn.
- Phần 3:
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: Từ bức ảnh lịch cuối truyện và hình ảnh người đàn bà bước ra khỏi bức ảnh, tác giả muốn nói: Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời, nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời và phải luôn vì cuộc đời.
3.1. Những chiêm nghiệm về chân lý nghệ thuật qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng: của nghệ sĩ Phùng:
Nhân vật Phùng - người nghệ sĩ nhiếp ảnh - trong chiến tranh anh là một người lính, khi chiến tranh kết thúc anh trở thành một nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Theo yêu cầu của người trưởng phòng, Phùng đã tìm đến vùng phá nước miền Trung cách Hà Nội 600 km để chụp một bức ảnh tĩnh vật về thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tại đây anh phải thức khuya, dậy sớm để kiếm tìm, lựa chọn cho được một bức ảnh ưng ý. Điều này chứng tỏ anh không chỉ là một người yêu nghề, khát khao khám phá, sáng tạo; mà ta còn thấy: Sáng tạo