Đối với Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu Ngân hàng thương mại (Trang 77 - 79)

+ Thực hiện kết nối hệ thống đặc biệt là thị trường thẻ. Thẻ ATM của Ngân hàng nào phát hành thì chỉ sử dụng được trong hệ thống máy ATM do Ngân hàng đó mà thôi và cũng không thể chuyển khoản cho người khác nếu không cùng mở tài khoản trong cùng một hệ thống Ngân hàng (trừ một số ngân hàng đã liên kết lại với nhau nhưng số lượng không nhiều). Chính điều này đã làm các Ngân hàng lãng phí

tiền đầu tư cho hệ thống máy ATM của mình thay vì có thể sử dụng chung một máy và tạo tiện ích cho người sử dụng.

+ Đưa trung tâm thông tin phòng chống rủi ro đi vào hoạt động một cách hiệu quả hơn nữa. Vì hiện nay hầu hết các Ngân hàng đều có quan hệ hợp tác với trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước, nhưng lại hời hợt vì vậy làm cho chất lượng hoạt động của trung tâm không cao, nguồn thông tin nhận được từ trung tâm hầu như không đủ, chậm chạp. Từ đó trung tâm cần có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động và độ tin cậy thông qua việc quy định rõ ràng trách nhiệm của nguồn cung cấp cũng như nơi sử dụng thông tin.

+ Ngày càng phát triển mạnh hơn, có khả năng hoạch định chính sách công cụ tốt, đủ sức điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường hối đoái đạt được các mục tiêu mong muốn. Giữ vững ổn định tiền tệ với mức lạm phát thấp, ổn định tỷ giá hối đoái với mức khuyến khích xuất khẩu.

+ Cần có những chủ trương nhằm mang lại sự bình đẳng cho các loại hình Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh vận động theo cơ chế thị trường với sức cạnh tranh ngày càng dữ dội.

- Đối với Nhà nước :

+ Không ngừng ban hành, sửa đổi các quy chế, chỉ thị sâu sắc đến từng hệ thống Ngân hàng. Đổi mới và hoàn thiện luật Ngân hàng, luật thương mại, cũng như các luật đầu tư nước ngoài sao cho thông thoáng hơn tạo tiền đề để cho sự phát triển kinh tế đất nước. Sửa đổi bổ sung luật Ngân hàng Nhà nước và luật các Tổ chức tín dụng để phù hợp với pháp luật hiện hành cũng như phù hợp với tình hình hoạt động của các TCTD. Nhằm đảm bảo cho các TCTD hoạt động có hiêu quả hơn.

+ Tuyên truyền, vận động và giải thích để người dân có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng ngày càng phổ biến hơn các công cụ thanh toán qua Ngân hàng.

+ Kiến nghị Nhà nước cần ổn định giá trị đồng tiền nội tệ. Vì lạm phát cao đồng tiền bị mất giá sẽ gây ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi vào Ngân hàng, người dân sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng nữa hoặc rút ra để chuyển qua giữ đồng tiền của họ ở dạng như: vàng, ngoại tệ, tài sản khác.... Đồng tiền mất giá kéo theo

Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để bù đắp phần trượt giá, lãi suất huy động cao làm cho lãi suất cho vay cũng sẽ tăng lên, khi đó các doanh nghiệp khó có thể vay Ngân hàng với lãi suất cao này. Kết quả là ngân hàng bị ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Ngân hàng thương mại (Trang 77 - 79)