Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các DNVVN tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bìnhx (Trang 71 - 74)

- Nguyên nhân khác

3.2.2Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay các DNVVN tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình

tại NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình

Với thực trạng hoạt động của DNVVN như hiện nay và tầm quan trọng của các DNVVN đối với nền kinh tế thì việc đưa ra những chính sách hỗ trợ phát triển cho bộ phận doanh nghiệp này là điều hết sức cần thiết.

Để phát huy tối đa vai trò quan trọng của các DNVVN trong nền kinh tế cũng như để tiếp cận với đối tượng khách hàng đầy tiềm năng này thì trong thời gian tới Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước và NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

phải được tiến hành có hiệu quả. Với cơ chế hiện nay của NHNo Việt Nam tăng trưởng dư nợ phải tương ứng với nguồn vốn huy động đạt được tại mọi thời điểm. Trong khi đó, với cơ chế cạnh tranh mãnh liệt của các TCTD trên địa bàn, áp lực đảm bảo nhu cầu vốn để đáp ứng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và các chương trình lớn của tỉnh đòi hỏi lãnh đạo NHNo Quảng Bình phải có nhiều kế sách nhằm huy động vốn để giữ vững thị trường nông thôn, cân đối vốn toàn ngành, điều hoà cho những chi nhánh những lúc gặp khó khăn.

Để giải quyết tốt hoạt động huy động vốn ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, Hình thành phòng Maketing và dịch vụ sản phẩm mới là điều nên làm trong điều kiện môi trường cạnh tranh như hiện nay và còn khốc liệt hơn thế khi hiệp định Việt - Mỹ có hiệu lực hoàn toàn, việc sử dụng công cụ Maketing sẽ giúp ngân hàng xác định được các đối thủ cạnh tranh (liên tiếp, tiềm ẩn).

Thứ hai, Ngân hàng tích cực xây dựng, cũng cố mạng lưới ngân hàng liên xã tiếp cận gần dân, tăng thời gian giao dịch với khách hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng và khách hàng có mối liên kết gắn bó. Ngân hàng thì nắm bắt thông tin kinh tế - xã hội, tư vấn, phục vụ một cách tốt nhất cho dân cư trên địa bàn, còn hộ sản xuất tiết kiệm được thời gian đi lại, thuận tiện trong việc gửi và rút tiền tiết kiệm.

Thứ ba, Đa dạng hoá hình thức huy động, đưa ra những sản phẩm khuyến khích tiết kiệm, có lãi suất linh hoạt từng thời kỳ, mức lãi suất tăng dần, có tính hấp dẫn cao (không quy định số dư tối thiểu) và tuỳ từng địa phương trên cơ sở mức độ cạnh tranh (áp dụng thử và thực hiện các cách thức huy động qua các tổ chức, trường học… như một số nơi đã làm).

không kỳ hạn cũng như tiền gửi trung và dài hạn.

Thứ năm, Để thực hiện thu hút tiền gửi, cạnh tranh với các TCTD khác ngoài các biện pháp trực tiếp phải lưu ý tìm kiếm nhiều đơn vị, dự án đầu tư để cho vay đồng thời làm tốt khâu dịch vụ khác theo hướng bám sát ngay từ đầu, giảm lãi suất, có thái độ phục vụ tốt.

Thứ sáu, Ngân hàng phải chú trọng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Bởi vì yếu tố cạnh tranh về giá bị hạn chế, các ngân hàng rất khó nâng hơn mức lãi suất tiền gửi vì chênh lệch mức lãi suất đầu vào - đầu ra hiện tại rất nhỏ, không đảm bảo cho kinh doanh có lãi, ngân hàng cần thực hiện theo hướng:

- Nâng cao năng lực của nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng. Bởi vì, đây được coi là bộ mặt của ngân hàng, họ giữ vai trò quyết định đến sự thành bại và phát triển của ngân hàng. Sự tham gia của họ thể hiện sự giao tiếp nhằm tạo ấn tượng đẹp về hình ảnh ngân hàng, sự tự tin và tính chuyên nghiệp trong nhận biết ý muốn của khách hàng, xử lý nhanh chóng thành thạo các thủ tục dịch vụ, chủ động đề nghị giúp đỡ những khó khăn, vướng mắc mà khách hàng đang gặp phải.

- Tăng cường trang thiết bị vật chất, thiết bị ngân hàng hiện đại, chính xác, giảm thủ tục thao tác thủ công. Điều này sẽ nâng cao chất lượng phục vụ tạo ra sự tin cậy đối với khách hàng, thể hiện tính chuyên nghiệp cao của hoạt động ngân hàng. Từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến với ngân hàng.

Thứ bảy, Tích cực cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, khắc phục tình trạng tồn đọng vốn; đồng thời đảm bảo đủ nguồn vốn có lãi suất đầu vào ổn định, phù hợp với hoạt động kinh doanh, tránh rủi ro về lãi suất.

dịch vụ tài chính ngân hàng, theo đó nó tác dụng không nhỏ tới chất lượng tín dụng của hộ sản xuất.

Thứ chín, Giữ vững và cũng cố các các mối quan hệ khách hàng tiền gửi truyền thống sẵn có, chú trọng đặc biệt đến các khách hàng lớn đã ký văn bản thoả thuận với NHNo Việt Nam như hệ thống Bảo hiểm, Quỹ hỗ trợ đầu tư…

Thứ mười, Định mức về huy động tiết kiệm nên sử dụng như là một tiêu thức đánh giá Cán bộ tín dụng. Ngân hàng yêu cầu Cán bộ tín dụng khi giải ngân, thu nợ và thăm khách hàng phải có trách nhiệm huy động tiết kiệm.

Thứ mười một, Có cơ chế khuyến khích bằng vật chất thích hợp với từng chi nhánh, từng cán bộ tham gia hoạt động ở các làng, xã vùng sâu vùng xa. Phối hợp chính quyền địa phương, Hội phụ nữ, Hội nông dân để tổ chức tuyên truyền vận động người dân tham gia gửi tiền vào ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bìnhx (Trang 71 - 74)