Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trịx (Trang 25 - 28)

vực đầu tư XDCB

Chất lượng cho vay có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Để quản lí tốt chất lượng cho vay nói chung và đối với lĩnh vực đầu tư XDCB nói riêng, đòi hỏi các ngân hàng phải hiểu rõ tác động của những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay và đo lường mức độ ảnh hưởng của nó. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư XDCB trên thực tế có rất nhiều nhưng chủ yếu gồm hai nhân tố sau:

1.4.1 Nhân tố chủ quan

* Về phía ngân hàng

- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: luôn thể hiện các mục tiêu dài hạn cơ bản của một ngân hàng, là sự lựa chọn đường lối hoạt động và phân bổ của các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này. Không có chiến lược kinh doanh, ngân hàng sẽ luôn bị động và ảnh hưởng tới các hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các kế hoạch phân bổ nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng như hoạt động Marketing, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. - Chính sách cho vay của NHTM: Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động này được thực hiện với một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện theo nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm hạn mức cho vay, lãi suất, kì hạn của các khoản vay, hình thức cho vay... Có thể nói chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bất kì một chính sách tín dụng nào của NHTM trong nền kinh tế đều phải đạt ba mục tiêu: lợi nhuận, an toàn và sự lành mạnh của các khoản tín dụng. Nếu ngân hàng có chính sách cho vay đúng đắn, hợp lí, chặt chẽ, đồng bộ với mức lãi suất thích hợp, hình thức cho vay đa dạng sẽ tạo cho cán bộ tín dụng có

Trường Kinh Tế Quốc Dân 26 Đề tài thực tập

phương hướng triển khai hoạt động cho vay một cách thuận lợi, nhanh chống, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay trong lĩnh vực XDCB.

- Chất lượng công tác thẩm định: Trong quy trình cho vay đối với lĩnh vực XDCB, có thể nói thẩm định là một khâu quan trọng nhất. Đó là việc phân tích một cách khách quan, toàn diện các thông tin, số liệu cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn trả của khách hàng. Do đó, cán bộ ngân hàng phải thẩm định chính xác, khoa học tính khả thi của dự án, thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo trước khi ra quyết định cho vay. Nếu cán bộ ngân hàng không thực hiện nghiêm túc khâu thẩm định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn trả của khách hàng sau này, dẫn đến rủi ro rất lớn.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay một cách chặt chẽ. Công việc này bao gồm việc kiểm tra nội bộ và kiểm tra giám sát khách hàng.

Kiểm soát nôi bộ sẽ giúp cho cán bộ điều hành công việc đúng quy định pháp luật, phát hiện kịp thời các sai sót, lệch lạc trong hoạt động tín dụng, từ đó có các biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động thông suốt và có hiệu quả.

Kiểm tra, giám sát khách hàng: sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không? Quá trình xây dựng có những thay đổi bất lợi gì, có đấu hiệu lừa đảo hay không... Quá trình này cho phép ngân hàng thu thập thêm thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng tín dụng được đảm bảo. Ngược lại, khi chất lượng các khoản vay bị đe doạ, ngân hàng cần có các biện pháp xử lí kịp thời. Ngân hàng được quyền chủ động thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp hoặc giảm số tiền

Trường Kinh Tế Quốc Dân 27 Đề tài thực tập

vay... khi cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng. Đối với ngân hàng, đây là bước nguy hiểm. Do vậy, tài trợ cho các dự án gắn liền với việc kiểm soát khách hàng để ngăn chặn ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục đích của khách hàng.

- Chất lượng, trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng: Trong quá trình trước, trong và sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng đóng vai trò khá quan trọng. Họ là người tiếp xúc trực tiếp, hướng dẫn khách hàng vay vốn, phân tích khách hàng, kiểm tra, kiểm soát khách hàng.

Do đó, cán bộ tín dụng ngoài việc giỏi chuyên môn, nghiệp vụ thì cần phải năng động sáng tạo và đặc biệt có tư cách đạo đức tốt. Ví như, khi khách hàng không trả được nợ theo đúng hạn, khách hàng cấu kết với cán bộ tín dụng để thực hiện việc đảo nợ. Như thế khách hàng vừa trả được nợ và cán bộ tín dụng không bị kỷ luật. Việc làm như vậy sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lí rủi ro.

* Về phía khách hàng

- Năng lực nội tại của khách hàng: Năng lực nội tại của khách hàng bao gồm năng lực quản lí và năng lực tài chính. Đây là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không?

Năng lực quản lí : Năng lực quản lí của khách hàng tốt tác động đến tiến độ thi công các công trình, quản lí và sử dụng vốn tốt, giảm được chi phí trong xây dựng, doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ngược lại, nếu năng lực của khách hàng có hạn, họ không dự đoán được những biến động trên thị trường như thời gian đầu năm 2008 sự tăng giá sắt thép, xăng dầu đột ngột, cộng thêm với sự tăng mức lãi suất cho vay của ngân hàng kéo theo nhiều công trình bị ngưng lại, giảm tiến độ thi công, điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Năng lực tài chính: Năng lực tài chính thể hiện ở số vốn tự có và số vốn tham gia vào quá trình thi công. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đánh giá năng lực

Trường Kinh Tế Quốc Dân 28 Đề tài thực tập

tài chính của khách hàng thông qua các nhóm chỉ tiêu tài chính như nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán, chỉ tiêu sinh lời... Năng lực tài chính của khách hàng vay càng cao thì khả năng thu hồi vốn vay càng lớn, chất lượng cho vay tăng. - Đạo đức, uy tín của khách hàng: Trong quá trình hợp tác, chữ tín là cơ sở tạo lập, thúc đẩy, duy trì quan hệ làm ăn lâu dài. Nếu một doanh nghiệp làm ăn có uy tín, sử dụng vốn đúng mục đích, có thiện chí trả nợ cho ngân hàng thì chất lượng cho vay được nâng cao. Đạo đức của người đi vay cũng ảnh hưởng đến tính chính xác của những thông tin mà họ cùng cấp cho cán bộ ngân hàng. Khi khách hàng vay vốn ngân hàng, cán bộ tín dụng luôn kiểm tra lịch sử vay vốn của khách hàng để quyết định có nên cho vay hay không. Nếu khách hàng không trung thực, hoàn trả vốn và lãi không đúng theo hợp đồng tín dụng thì sẽ xảy ra rủi ro đạo đức.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tại ngân hàng Đầu Tư và Phát triển chi nhánh Quảng Trịx (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w