Thực tiễn hoạt động GNHHXNK, Logistics, SC Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu 246305 (Trang 35 - 36)

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới hoạt động giao nhận hàng hoá xuất

2.2.2.Thực tiễn hoạt động GNHHXNK, Logistics, SC Mở Việt Nam

Hoạt động GNHHXNK, Logistics và SCM ở Việt Nam có một số nét chính sau: - GNHHXNK đang phát triển với sự tham gia bởi các DN SXKDXNK, các DN GNHHXNK trong và ngoài nước. Các DN trong nước thường thực hiện hay cung cấp các dịch vụ như: làm thủ hải quan, gom hàng lẻ, đóng gói bao bì, vận chuyển nội địa, giao nhận hàng dự án, cho thuê kho bãi, đại lý giao nhận, vận tải đa phương thức,… đặc biệt là các DN Nhà nước rất mạnh ở các dịch vụ kho bãi,

hàng dự án, vận tải đa phương thức,… Các DN nước ngoài thường cung cấp các dịch vụ đại lý giao nhận, xử lý hàng chỉ định của hệ thống đại lý tại nước ngoài,... Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1200 DN GNHHXNK cùng khai thác, phục vụ hàng hóa XNK dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt về giá, chất lượng dịch vụ, bão hòa về thị phần, và đây chính là thời điểm các DN cần có những chiến lược kinh doanh mới để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

- Logistics bắt đầu phát triển, nhất là khi Chính phủ Việt Nam chính thức quy định về dịch vụ Logistics trong luật Thương mại 2005. Chính phủ đã có những chiến lược thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất, thông tin để phục vụ hoạt động logistics. Các DN logistics chuyên nghiệp đã được thành lập bởi các hãng tàu, các DN tư nhân nhưng chưa thực sự tích hợp nhiều dịch vụ logistics.

- SCM chủ yếu được triển khai ở các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài tại Việt Nam. Đối với, các DN trong nước khả năng triển khai còn rất hạn chế.

Thực tiễn trên cho thấy hoạt động GNHHXNK tại Việt Nam đã có sự tích tụ về lượng cùng với bối cảnh hội nhập kinh tế, nhu cầu của KH, các hoạt động này sẽ có sự biến đổi về chất, sẽ chuyển đổi sang hoạt động logistics và SCM.

Một phần của tài liệu 246305 (Trang 35 - 36)