Triết lý nhân sinh, chiều sâu nhân bản:

Một phần của tài liệu Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân (Trang 88 - 99)

ĐẶC TRƢNG THI PHÁP YÊU NGÔN 2.1 Không gian – thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn

3.2.Triết lý nhân sinh, chiều sâu nhân bản:

Văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống con người, thể hiện tư tưởng tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn. Tác phẩm văn học là nơi nhà văn kí thác, nơi khẳng định quan điểm nhân sinh, lý tưởng thẩm mĩ. Những tác phẩm văn học có chiều sâu luôn dành cho người đọc những điều mới mẻ để phát hiện, chiêm nghiệm, suy ngẫm bởi đó là “thông điệp thẩm mỹ” mà tác giả gửi đến cho bạn đọc. Với Yêu ngôn, các vấn đề văn hóa, lịch sử, số phận con người mà Nguyễn Tuân đặt ra đã đạt tới tầm triết lý nhân sinh, tới chiều sâu nhân bản. Cả tám truyện của Yêu ngôn đều thể hiện sâu sắc điều đó và điều này góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tính chất đặc biệt “một mình một cõi” của tác phẩm.

Trên đỉnh non Tản đưa người ta vào một chốn Thiên Thai – cõi tiên kỳ ảo- mà con người được chiêm ngưỡng, được tận hưởng trong một dịp hiếm hoi. Đó là thế giới của ngọt ngào huyền diệu, của sự bất tử vĩnh hằng mà muôn đời con người vẫn mơ ước. Những người thợ mộc Chàng Thôn với đôi tay tài hoa của họ đã từng chạm tới cái đẹp vĩnh hằng ấy như trong một giấc mơ để rồi khi tỉnh lại thì giấc mơ ngọt ngào biến mất. Họ trở về cuộc đời thực với bao nuối tiếc và đối diện với những bất trắc của số phận. Giấc mơ chốn bồng lai tiên cảnh là một ảo ảnh luôn chập chờn trước mắt họ, tưởng như gần đấy mà lại khó nắm bắt, nó giống như những hòn cuội có nhân trên thế giới bí mật của non Tản, khi “ đem thả vào bát nước mưa...lấy thìa múc uống thấy say ngát vô cùng”, nhưng khi đã “hạ sơn” đã “ăn cơm hạ giới” thì người ta chỉ “còn phảng phất mà thôi”.

Giấc mơ bao giờ cũng đẹp, còn đời thực thì lại quá đỗi bình thường, thậm chí ẩn chứa đầy bất trắc. Mỗi người thợ mộc khi đã hạ sơn đều đem theo trong mình một lời đe doạ của Thần Non cao- một con dao bằng lá trúc có phép thuật kết liễu cuộc đời kẻ nảo dám tiết lộ bí mật của ngàn xanh. Và thế là giấc mơ mãi mãi chỉ là giấc mơ, đẹp đấy nhưng không bao giờ con người nắm giữ được.

Với Khoa thi cuối cùng (hay là Báo oán) người đọc có thể thấy câu chuyện đậm màu sắc triết lý của dân gian về sự quả bảo “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Một người thiếp tài hoa bị chết oan uổng, kẻ “thất đức” đã khiến lòng nàng chất chứa đầy oán giận, muốn “ cho nó bị tội cả nhà”. Nỗi hận ấy nàng trút vào cả hai người con trai của chồng: Đầu Xứ Anh và Đầu Xứ Em. Hai nho sinh tài hoa, tuấn tú, giỏi giang chữ nghĩa, vậy mà cả anh và em hễ bước chân vào chốn trường thi là bị những cơn đau tối tăm mặt mũi, trời đất thì đảo điên và oan hồn của người đàn bà hiện lên quấy phá. Họ đều trở thành những kẻ hỏng thi trong kì thi cuối cùng - Điều ấy đồng nghĩa với sự chấm dứt của một danh gia vọng tộc bởi con đường duy nhất để một nam tử lập thân chỉ có thể là con đường khoa bảng. Một khi sự thi cử thất bại thì con đường hiển đạt cũng đóng lại trước họ. Thế là chỉ vì việc làm sai quấy của người cha mà hậu quả “ kẻ khát nước”, “kẻ gặt bão” lại chính là thế hệ sau của họ. Có lẽ chính vì ý nghĩa sâu sắc của truyện mà

Khoa thi cuối cùng còn có tên gọi là Báo oán, cái ân oán dai dẳng của hồn oan đòi được báo thù. “Ân đền, oán trả”, là triết lý sống muôn đời của nhân dân với mơ ước về một lẽ công bằng ở đời nhưng qua trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân, triết lý ấy trở nên đượm màu sắc ma mị, huyền hồ, khiến người đọc “ không thể hiểu nổi” đâu là thực, đâu là hư cấu mà nhà văn sáng tạo nên.

Gần gũi với triết lý sống ấy, truyện Loạn âm đặt ra vấn đề lối sốngân nghĩa, có trước có sau. Cũng là một hồn ma hiện về dương gian nhưng quan ôn họ Lương không đi tìm kẻ đã khiến mình bị thác oan để báo thù. Khi “ hành hạt” về dương thế tuyển lính bắt phu, quan ôn Lương muốn tìm cơ hội để đền đáp ân tình lòng thương của thày học cũ, đã tiết lộ danh sách “ nạn nhân sẽ bị bắt làm phu đinh ở cõi âm”, ngỏ ý muốn giúp Kinh Trịnh – con trai của thày học, cũng là bạn đồng môn cứu vớt thân thích của ông. Khi kinh Trịnh chối từ, quan Ôn Lương đã phật ý, coi đó như hành vi gián tiếp đoạn giao, định rũ áo bỏ đi. Trước tình thế ấy, Kinh Trịnh đành nhượng bộ, chỉ xin cho kẻ tiểu bộc hầu hạ mình, bởi “ cố nhân gia ơn cho mà không nhận thì thật là lỗi với đạo bằng hữu”. Như vậy trong Loạn âm, Nguyễn Tuân còn đặt ra vấn đề “ quan hệ con người trong gia ân và thụ ân” [30, tr 114 - 144]. Người được nhận ơn thì không muốn “ chuyện ẩn nặc có thể gây lụy” cho quan Ôn Lương lúc thừa hành công vụ, sự từ chối xuất phát từ cái tâm của kẻ sĩ, không để tư tình can dự và hủy hoại đạo trời (mà cũng là đạo người, dẫu cho tư tình ấy ở mức cá nhân – thân thích hay ở cấp độ cộng đồng). Con người gia ân thì chỉ một tâm nguyện: khi có cơ hội thì thi ân là điều nên làm, bởi “ cái thế tôi có thể làm được thì mới nói”. Tấm lòng của quan ôn Lương thật thiết tha, sâu nặng, làm cảm động Kinh Trịnh con người liêm chính chưa bao giờ “ làm điều gì khuất tất trong lòng”. Người đọc Loạn âm có thể nhận ra một sự hư cấu rất thú vị: Nguyễn Tuân hình dung và lí giải việc nhân gian chịu cảnh tang tóc thê thảm (vốn do thảm sát ôn dịch – bệnh dịch tả) là bởi dưới âm phủ thiếu phu đắp đường, “ giao thông ở dưới âm bây giờ bận rộn lắm. Các oan hồn thác xuống nhiều quá, không tiêu tan hết... nên ngày đêm họ nhan nhản trên đường” Để mở thêm đường Diêm Vương tuyển lính và bắt phu của dương thế. Sự tưởng tượng thật chất phác hồn nhiên như dân gian nhưng lại giàu chất hiện thực: những đại dịch gieo

rắc cái chết tàn khốc cho con người vốn không ít trong lịch sử. Có thể nói những chi tiết như thế in đậm dấu ấn tài hoa trong bút pháp của Nguyễn Tuân.

Tác phẩm văn chương vốn đa nghĩa. Tính đa nghĩa phức tạp của Yêu ngôn được bộc lộ đậm nét trong Xác ngọc lam, trong Chùa Đàn và ngay cả trong Đới Roi hoặc Lửa nến trong tranh cũng vậy. ở Đới Roi nhân vật Ấm Đới đã tiêu cả sự nghiệp vào giọng hát tiếng đàn để rồi trở thành kẻ sa cơ lỡ vận, kiếm sống bằng nghề chuốt roi chầu. Phải chăng qua cuộc đời của con người này, Nguyễn Tuân muốn nói tới sự tha hóacủa một kiếp rong chơi tài tử? Và cái chết dữ dội của Ấm Đới chính là tiếng nói cuối cùng của lòng tự trọng để trở thành một trang nam nhi coi trọng tình người. Ấm Đới thà chọn cho mình một kết cục bi kịch là cái chết chứ không muốn trở thành gánh nặng của người khác, không muốn sống trong sự thương hại của người đời- dẫu người đó có là hồng nhan tri kỷ. Cái chết của Ấm Đới đã hoàn trả cho chàng một nhân cách chính trực, khẳng khái, để ở cõi âm chàng là một hồn ma tài hoa tài tử vẫn nặng lòng với nhịp trống tiếng đàn.

Cùng với Vang bóng một thời, Chùa Đàn được đánh giá là tác phẩm văn xuôi độc đáo, có cấu trúc nghệ thuật toàn bích. Người đọc có thể tìm thấy trong Chùa Đàn những thông điệp sâu sắc, đó là sự tương đố và tương giao giữ cuộc sống tự nhiên và văn minh cơ khí; bi kịch và phục sinh; bế tắc và lối thoát, cá nhân ích kỷ và cộng đồng...

Bi kịch của Lãnh Út khởi đầu từ “ tai nạn đoàn hỏa xa lật úp xuống vực gần hầm Sen ga Liên Chiểu” khiến người vợ trẻ của Lãnh Út tử nạn. Sự kiện thảm khốc ấy đã khiến Lãnh Út trở nên “ một kẻ thù ghê gớm của thời đại cơ khí” . Phản ứng của Lãnh Út với văn minh cơ giới là sự phản ứng quyết liệt: Đầu tiên, Lãnh Út quay lưng với tiến bộ: “Thời đại khoa học phát sinh ra được máy móc nào là Cậu ngoảnh mặt đi đến đấy. Thậm chí Cậu dằn

dỗi cả với những vật dụng cần thiết hàng ngày do đời cơ khí chế tạo ra”. Một tuần sau tang lễ vợ, Lãnh cho dựng chòi canh quanh ấp, ai vào ấp “ đều bị dân hàng ấp giữ lại khám xét rất kĩ xem có giắt theo vật dụng gì có tính cách máy móc không”. Khi nghe tin người Pháp sẽ mở rộng đường sắt men theo chân ấp Mê Thảo, Lãnh Út mất ngủ đến nửa tháng và định sẽ bán rẻ ấp rồi lùi vào rừng. Thái độ phản ứng của Lãnh Út có phần tiêu cực, bởi đâu phải tất cả những gì là thành tựu của văn minh cơ khí đều xấu mà ngược lại nó thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thời đại. Tuy nhiên, về một phương diện nào đó, thái độ của Lãnh Út cũng có thể được người đọc cảm thông chia sẻ. Câu chuyện muốn nhắc nhở rằng, văn minh cơ giới, ở mặt trái của nó cũng gây nên những đau khổ cho con người (vợ Lãnh Út chết bởi tai nạn xe hỏa là một ví dụ). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dung hòa cân bằng giữa cuộc sống tự nhiên với văn minh cơ giới.

Nhưng điều Nguyễn Tuân muốn gửi gắm qua bi kịch của Lãnh Út không chỉ có thế. Nỗi đau mất vợ không chỉ khiến Lãnh Út quay lưng lại với những tiến bộ của thời đại văn minh cơ khí. Nội tâm trầm uất đã dẫn Lãnh Út tới những hành động bạo ngược, trở thành kẻ “ tai ngược”, “gàn dở”, thành một “ bạo chúa” trong con mắt dân ấp Thảo. Dân phu nhọc nhằn ca thán: “chơi lạ chỉ có Chúa Trịnh ngày trước mới như thế”. Những người dân ấp vốn trước đây trọng sự hào phóng trong đối đãi của chủ, thì giờ đây họ là nạn nhân hứng chịu mọi sở thích quái gở, thất thường của chủ ấp. Lãnh chúa ấy đã cơ hồ mất cả nhân tính, trở nên bạo ngược. Đoạn văn tả đoàn người theo lệnh của Lãnh Út còng lưng đánh cây gạo cổ thụ từ suối Vầu qua sông Tấm về ấp vào ngày giỗ của vợ chủ đã thể hiện đầy đủ sự ngông cuồng trong con người này: những trai tráng lực lưỡng là thế mà phải oằn người, xiêu vẹo “như xống ngọn cỏ bị gió lùa mau”, mồ hôi nhễ nhại và mình đầy thương tích, để đưa được thứ cây chẳng có giá trị gì về trồng trước nhà, chỉ

để thỏa mãn một kiểu giỗ vợ quái lạ của Lãnh Út. Như vậy vấn đề nhà văn đặt ra ở đây còn là vấn đề con người cá nhân ích kỷ và cộng đồng. Lãnh Út thực sự trở thành kẻ mê lầm, mông muội, thành kẻ thù của cộng đồng cần được thức tỉnh và cứu rỗi. Chính Bá Nhỡ đã gánh lấy cái trách nhiệm ấy để

Chùa Đàn hiển lộ một chủ đề khác: bi kịch và phục sinh, bế tắc và lối thoát.

Khi người chủ trại như hóa dại sau cái chết của vợ, Bá Nhỡ muốn chủ “ tục huyền với đời sống” bằng cách thỏa mãn tất cả với ước muốn dù là vô lý nhất của chủ: bồi rượu, bình cổ văn, ngâm thơ Đường, diễn tuồng, hát chèo, đóng đủ loại vai, “sắm hết vai nam lại sắm qua vai nữ, một mình không làm vui nổi cho cậu Lãnh thì Bá Nhỡ nhờ đến đoàn thể chuyên nghiệp, dựng nhà rạp rồi tìm phường ca công...Lúc chủ ấp thôi tất cả những trò ấy, cả thể xác và tâm hồn “ đã đến cái bực lì”, thì hậu quả thật thê thảm. “Thân hình cậu Lãnh khô sắt chẳng khác gì thân hình kẻ vận hỏa tâm ra để tự diệt mình...còn cả khối óc thì hình như đã trót cầm cho Rượu và cho Tương Tư, cầm lâu ngày quá đến không chuộc được về rồi”. Để thức tỉnh Lãnh Út lúc này, cần phải có một chấn động mạnh mẽ, và Bá Nhỡ quyết định liều mình, cầm cây đàn định mệnh vào cuộc chơi mà biết chắc phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Lựa chọn sự phục sinh cho Lãnh Út tức là phải chọn cái chết cho mình. Bá Nhỡ đã trải qua sự trăn trở dữ dội đến bạc trắng cả mái đầu và cuối cùng trở thành người nghệ sĩ mà tài hoa chỉ sáng lên một lần rồi tắt lịm, chỉ là sự hy sinh cuối cùng vì sự sống của một người khác. Chính cái chết đẹp – chết vì nghĩa tình ấy của Bá Nhỡ đã hồi sinh Lãnh Út, kéo Lãnh Út ra khỏi cái chết từ từ, quyết định “ sinh ly” với đàn hát, cắt đứt nguồn “ nước độc” đoạn tuyệt với quá khứ, trở thành “ người tình nhân của cách mạng”.

Nhiều trang viết của Nguyễn Tuân tạo cho người đọc niềm thích thú trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên,

tình yêu vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp của những nghề truyền thống cũng là một chủ đề nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Đó là những nhà nho cũ đã lui về với vườn tược, hàng ngày “ phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”, lấy cái trí cái tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng kia

(Vang bóng một thời). Con người nồng hậu ân cần nâng niu hoa bởi hoa là báu vật là tinh túy của trời đất: tưới rượu cho hoa, đánh đàn thập lục trước những giò lan nở... Đến khi chủ gặp gia biến thì lan cũng tạ chủ, cả cỏ cây Túy lan trang cũng đều một loạt ủ rũ để tang cho người (Vườn xuân lan tạ chủ). Con người và thiên nhiên có mối giao hòa của tình tri kỷ. Đến Xác ngọc lam thì vấn đề mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, tình yêu vẻ đẹp cuộc sống với tư cách một triết lý nhân bản nhất lại được Nguyễn Tuân bao phủ trong lớp khói sương huyền ảo thơ mộng của mối tình lãng mạn giữa một đôi trai tài gái sắc, mối tình của nàng Dó – linh hồn của ngàn thiêng cao cả - với cậu Năm, người con trai của dòng họ Chu chuyên làm nghề giấy ở làng Hồ Khẩu bên Hồ Tây. Say mê thanh sắc và tiếng hát huyền hồ của cô Dó, cậu Năm đã quyết đi tìm lên đến chỗ cỏ cây muôn năm xanh tươi, đòi gặp bằng được người con gái của rừng xanh. Cảm động trước tấm chân tình của người con trai vùng xuôi, cô Dó đã từ biệt rừng xanh, theo cậu Năm xuống núi, về với nước Hồ Tây và đá phiến làng Hồ Khẩu “lấy cái xanh của nước thay tạm cho cái xanh của lá, lấy cái lành vững của đá thay cho cái mềm lạnh của cây” . Người sơn nữ thần vu quy, nương Dó mất tiếng hát, gốc Dó Thần đổ vật. Cái đẹp đã ra đi, đất này trơ lại những héo sầu, nhưng mà từ nay ven Hồ Tây và trên dòng sống Tô Lịch lại có tiếng cô Dó bây giờ xuống hát dưới đồng bằng. Hát riêng cho cậu Năm nhà họ Chu nghe thôi. “Ái tình và cần lao” khiến vợ chồng cậu Năm vui vẻ. nói khôn nên lời. Ở ven Hồ Tây, cảnh đêm đông không còn lặng lạnh nữa. Đêm đêm cậu Năm làm giấy và cô Dó cũng lách mình ra khỏi đá nghè giấy giúp

chồng.Từ đấy lò chế giấy nhà cậu Năm trở nên nổi tiếng, giấy thơm và đẹp lên. Biết đó là cái công ơn của người vợ hiền đã nhiều đêm cần cù vì mình, cậu Năm “đê mê vì chân hạnh phúc và thú cần lao”. Niềm hạnh phúc lứa đôi bền vững trong cuộc đời lao động đã tạo nên những điều kỳ diệu, khiến giấy

Một phần của tài liệu Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân (Trang 88 - 99)