- Khuyết điểm:
1 Số liệu được lấy trên báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp
5.3.6. Tổ chức sản xuất lưu kho và quản lý kho
Với sản lượng thu mua như trên 19.020 tấn/lần hoàn toàn nằm trong khả năng sức chứa của kho, công suất lau bóng của máy (công suất máy là 800 tấn nguyên liệu/ngày đêm). Vì vậy phải mất 24 ngày là sản xuất xong một đơn hàng. Thời gian sử dụng hàng tồn kho là 21 ngày. Trong khoảng thời gian này cũng có thể xuất thành phẩm để chạy máy lại theo yêu cầu của khách hàng. Cho nên, khoảng thời gian cách nhau giữa hai lần đặt hàng việc tổ chức sản xuất và lưu kho vẫn sẽ diễn ra bình thường theo quy trình tồn kho tại Xí nghiệp, không có thay đổi trong sản xuất và lưu kho.
Tuy nhiên ở đây cần lưu ý đến việc sắp xếp hàng vào kho sao cho hợp lý có trật tự vì sản lượng mua vào mỗi lần tương đối lớn và tập trung. Cuối mỗi tháng tiến hành kiểm kê hàng tồn kho một lần như thường kỳ vẫn làm. Ngoài ra, có thể kiểm kê thêm vào cuối mỗi lần mua hàng. Vệ sinh kho làm cho kho thông thoáng…
Tóm lại: trong trường hợp của Xí nghiệp việc áp dụng mô hình tồn kho POQ là thích hợp nhất. Nó không chỉ giúp Xí nghiệp tiết kiệm về chi phí tồn kho. Mà còn giúp Xí nghiệp chủ động hơn trong công tác thu mua. Biết được với nhu cầu là thế (theo kế hoạch) thì cần mua vào mỗi lần với số lượng là bao nhiêu để chi phí tồn kho là thấp nhất, giảm bớt được thời gian lưu kho, chất lượng sản phẩm được đảm bảo hơn. Điều mà hiện tại Xí nghiệp chưa thực hiện được. Để tính được sản lượng này, trước tiên cần phải hoạch định nhu cầu hàng tồn kho trong năm. Đây là nhiệm vụ thuộc về phòng kinh doanh của Công ty, Xí nghiệp không phải thực hiện khâu này. Kế đến là xác đinh các chi phí liên quan để từ đó tính được sản lương đơn hàng tối ưu. Có thể nói đây là mục đích cuối cùng mà mô hình hướng đến. Vấn đề còn lại là làm sao tổ chức nguồn lực, triển khai thu mua, tổ chức sản xuất và lưu kho hợp lý theo tình hình thực tế tại Xí nghiệp.