Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thủy lợi (Trang 30 - 34)

Công ty TNHH Nam Việt

Hiện tại Nam Việt là công ty chế biến và xuất khẩu cá da trơn lớn nhất Đông Nam Á. Công ty đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến thủy sản (nhà máy Nam Việt, nhà máy Thái Bình Dương và nhà máy Đại Tây Dương) với tổng công suất khoảng 1.000 tấn nguyên liệu/ngày, có thể giải quyết việc làm cho 15.000 lao động.

Các chiến lược được Nam Việt áp dụng là: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, kết hợp ngược về phía sau. Hiện nay, sản phẩm của Nam Việt đã có mặt ở 40 quốc gia. Sau vụ kiện chống phá giá cá Tra, Basa ở thị trường Mỹ, Nam Việt đã chuyển hướng sang các thị trường mới, nhất là các nước Châu Âu và Châu Á. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, Nam Việt đã thành lập câu lạc bộ thủy sản, năm 2004 cung cấp cho công ty hơn 60.000 tấn. Năm 2005 Nam Việt tiến hành xây dựng trung tâm thủy sản ở KCN Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), có thể cung cấp nguyên liệu để sản xuất 45.000 tấn thành phẩm/năm.

Các điểm mạnh của Nam Việt: Thứ nhất là khả năng tài chính, vốn pháp định của Nam Việt là 198,435 tỉ đồng, lớn hơn vốn pháp định của Agifish (167,944 tỉ đồng). Thứ hai là công suất và thị phần, công suất trên 60.000 tấn thành phẩm/năm chiếm trên 25% thị phần ở thị trường xuất khẩu. Thứ ba là khả năng quản lý nguyên liệu, do nằm ở An Giang, là vùng nguyên liệu cá Tra, Ba sa lớn nhất Việt Nam, và việc thành lập câu lạc bộ thủy sản, ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn với ngư dân nên Nam Việt có được nguồn nguyên liệu thường xuyên quanh năm. Thứ tư là khả năng dự trữ nguyên liệu, hiện tại với sức chứa kho lạnh của Nam Việt là 15.000 tấn, do đó Nam Việt có thể mua cá lúc giá không quá cao để dự trữ, vì thế mà giảm đáng kể chi phí mua nguyên liệu so với các công ty khác, khắc phục được nhược điểm của chi phí sản xuất khá cao. Thứ năm là khả năng thu hút nhân viên, với việc trả lương cao, và chính sách xây nhà ở cho công nhân, Nam Việt đã thu hút nhiều công nhân lành nghề và chuyên viên giỏi của các công ty khác, làm suy yếu sức mạnh của đối thủ.

Điểm yếu của Nam Việt là khả năng nghiên cứu và phát triển, khả năng sản xuất sản phẩm chế biến từ cá Tra của Nam Việt còn rất hạn chế, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu

của Nam Việt là cá fillet, nguyên nhân là chưa có sự đầu tư đúng mức cho bộ phận nghiên cứu và phát triển. Về kênh phân phối, Nam Việt chưa xây dựng được kênh phân phối ở thị trường nội địa, sản phẩm chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Về quản lý chất lượng, tuy hệ thống quản lý chất lượng đã đạt các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001 : 2000...nhưng Nam Việt vẫn còn thiếu một số máy móc kiểm tra dư lượng kháng sinh nên sản phẩm của Nam Việt có xu hướng thâm nhập mạnh hơn ở các thị trường dễ tính. Hoạt động Marketing của Nam Việt chưa được chú ý nhiều, thông tin trên trang web của Nam Việt còn quá sơ sài, chưa tham gia nhiều hội chợ, chưa có nhiều hoạt động xã hội . Một điểm nữa là chi phí sản xuất của Nam Việt khá cao, chi phí phân xưởng cho 1 kg thành phẩm cá tra là 7.000 đồng.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish)

Agifish là công ty đi đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam. Các chiến lược mà công ty đang áp dụng là: Thâm nhập thị trường ( đặc biệt là thị trường EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp xuôi về phía trước, kết hợp ngược về phía sau. Mục tiêu của Agifish là lấy lại vị trí dẫn đầu ngành chế biến và xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam.

Điểm mạnh:

+ Thương hiệu ở nội địa: Mức độ nhận biết thương hiệu cao.

+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Agifish đi đầu trong phát triển sản phẩm mới, công ty hiện có trên 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra.

+ Kênh phân phối: Ở trong nước, hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành thông qua các đại lý, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bếp ăn... Ở nước ngoài, thiết lập được quan hệ lâu dài với các nhà phân phối lớn ở các thị trường Mỹ, EU.

+ Quản lý sản xuất và chi phí sản xuất: Do đã nhiều năm kinh nghiệm, Agifish có quy trình sản xuất hợp lý, tổ chức quản lý sản xuất tốt nên năng suất lao động cao, nhờ đó chi phí sản suất thấp, chi phí phân xưởng trên 1kg thành phẩm cá tra của Agifish là 3.923,4 đồng, thấp hơn nhiều công ty khác.

Điểm yếu:

+ Nhân sự: Chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Trình độ lao động chưa qua đào tạo của Agifish chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 89,5% tổng số lao động của công ty. Ngoài ra, chế độ lương thưởng cho nhân viên cũng chưa thỏa đáng, nên bị mất nhiều nhân viên giỏi.

+ Quản lý nguồn nguyên liệu: Tuy đã xây dựng được câu lạc bộ AgiClup nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chỉ giải quyết được nhu 40% nhu cầu nguyên liệu của công ty,

Cũng như Agifish, Vĩnh Hoàn đang áp dụng các chiến lược: Thâm nhập thị trường ( đặc biệt là thị trường EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp ngược về phía sau. Những năm gần đây, Vĩnh Hoàn được biết đến như một trong những nhà cung ứng thủy sản được tin cậy ở Việt Nam.

- Điểm mạnh:

+ Khả năng nghiên cứu và phát triển: nhờ có nhiều chuyên viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, Vĩnh Hoàn hiện đã có hơn 40 sản phẩm giá trị gia tăng.

+ Kênh phân phối ở thị trường nội địa: sản phẩm có mặt ở khắp các hệ thống siêu thị cả 2 miền Nam - Bắc.

+ Khả năng cạnh tranh về giá: nhờ tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi, và có nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất từ Agifish nên Vĩnh Hoàn có chi phí phân xưởng thấp hơn một số công ty khác.

- Điểm yếu:

+ Công suất và thị phần: Công suất của Vĩnh Hoàn chỉ bằng khoảng ¼ của Nam Việt với 16.000 tấn thành phẩm /năm, do đó thị phần xuất khẩu của Vĩnh Hoàn chưa chiếm tỉ trọng cao trong tổng thị phần xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam.

+ Khả năng quản lý chất lượng: cũng như Nam Việt, Vĩnh Hoàn còn thiếu một số máy móc kiểm tra dư lượng kháng sinh.

+ Hoạt động Marketing: chưa được đẩy mạnh, chỉ mới tham gia vài hội chợ thủy sản, chưa có nhiều hoạt động xã hội, tài trợ...

+ Mức độ nhận biết thương hiệu chưa cao, chưa có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng thương hiệu.

Sơ đồ nhóm chiến lược sau đây sẽ giúp chúng ta có cách nhìn khái quát hơn về vị trí cạnh tranh của các công ty trong ngành:

Bảng 4.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của QVD Đồng Tháp

Nhận xét:

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy Nam Việt ( tổng số điểm quan trọng là 2,9) và Agifish (tổng cộng điểm là 2,85) là hai đối thủ rất mạnh, trong khi đó Vĩnh Hoàn (số điểm tổng cộng là 2,65) cũng là đối thủ khá mạnh của QVD Đồng Tháp . Trong xây dựng chiến lược, QVD Đồng Tháp cần chú ý khai thác triệt để các điểm mạnh là am hiểu về thị trường và khách hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chú ý khắc phục các điểm yếu về thương hiệu, kênh phân phối... và đặc biệt là không nên chọn yếu tố công suất làm ưu thế cạnh tranh vì công suất của các đối thủ là rất lớn.

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thủy lợi (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)