Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thủy lợi (Trang 29)

4.2.1 khách hàng

Khách hàng của công ty hiện tại là những nhà phân phối thủy sản lớn và chuỗi các siêu thị như: H&T Seafood (Mỹ), Coop, Seafood (Châu Âu)... họ có khả năng chi phối mạnh thị trường thủy sản ở nhiều nước, họ thường mua với số lượng lớn, sản phẩm của công ty khi bán ra thị trường thường phải mang nhãn hiệu của các nhà phân phối này, vì thế mà thương hiệu của QVD Đồng Tháp chưa được nhiều người biết đến. Các nhà phân phối này có đủ thông tin về thị trường, hơn nữa sản phẩm chủ lực của công ty là cá tra, cá basa fillet mà nhiều công ty khác cũng sản xuất được, chi phí đổi mối lại không cao, vì thế họ có khả năng gây sức ép trong thanh toán đối với công ty. Ở

doanh nghiệp còn giảm giá sản phẩm để giành khách hàng...Hiểu rõ về đối thủ là cơ sở để xây dựng chiến lược cạnh tranh, là yêu cầu tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

4.2.2.1 Xác định đối thủ cạnh tranh

Có thể phân các doanh nghiệp thành 3 nhóm:

- Nhóm a: Gồm các công ty: Nam Việt (An Giang), Agifish (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp). Đây là các công ty có khả năng cạnh tranh mạnh.

- Nhóm b: Gồm các công ty: Afiex (An Giang), Kim Anh (Sóc Trăng), Cafatex (Hậu Giang)...Đây là những công ty có nhiều tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.

- Nhóm c: Gồm các công ty khác: Thanh Hùng (Đồng Tháp), Thuận An (An Giang), An Xuyên (An Giang)...

4.2.2.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính

Công ty TNHH Nam Việt

Hiện tại Nam Việt là công ty chế biến và xuất khẩu cá da trơn lớn nhất Đông Nam Á. Công ty đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến thủy sản (nhà máy Nam Việt, nhà máy Thái Bình Dương và nhà máy Đại Tây Dương) với tổng công suất khoảng 1.000 tấn nguyên liệu/ngày, có thể giải quyết việc làm cho 15.000 lao động.

Các chiến lược được Nam Việt áp dụng là: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, kết hợp ngược về phía sau. Hiện nay, sản phẩm của Nam Việt đã có mặt ở 40 quốc gia. Sau vụ kiện chống phá giá cá Tra, Basa ở thị trường Mỹ, Nam Việt đã chuyển hướng sang các thị trường mới, nhất là các nước Châu Âu và Châu Á. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, Nam Việt đã thành lập câu lạc bộ thủy sản, năm 2004 cung cấp cho công ty hơn 60.000 tấn. Năm 2005 Nam Việt tiến hành xây dựng trung tâm thủy sản ở KCN Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), có thể cung cấp nguyên liệu để sản xuất 45.000 tấn thành phẩm/năm.

Các điểm mạnh của Nam Việt: Thứ nhất là khả năng tài chính, vốn pháp định của Nam Việt là 198,435 tỉ đồng, lớn hơn vốn pháp định của Agifish (167,944 tỉ đồng). Thứ hai là công suất và thị phần, công suất trên 60.000 tấn thành phẩm/năm chiếm trên 25% thị phần ở thị trường xuất khẩu. Thứ ba là khả năng quản lý nguyên liệu, do nằm ở An Giang, là vùng nguyên liệu cá Tra, Ba sa lớn nhất Việt Nam, và việc thành lập câu lạc bộ thủy sản, ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn với ngư dân nên Nam Việt có được nguồn nguyên liệu thường xuyên quanh năm. Thứ tư là khả năng dự trữ nguyên liệu, hiện tại với sức chứa kho lạnh của Nam Việt là 15.000 tấn, do đó Nam Việt có thể mua cá lúc giá không quá cao để dự trữ, vì thế mà giảm đáng kể chi phí mua nguyên liệu so với các công ty khác, khắc phục được nhược điểm của chi phí sản xuất khá cao. Thứ năm là khả năng thu hút nhân viên, với việc trả lương cao, và chính sách xây nhà ở cho công nhân, Nam Việt đã thu hút nhiều công nhân lành nghề và chuyên viên giỏi của các công ty khác, làm suy yếu sức mạnh của đối thủ.

Điểm yếu của Nam Việt là khả năng nghiên cứu và phát triển, khả năng sản xuất sản phẩm chế biến từ cá Tra của Nam Việt còn rất hạn chế, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu

của Nam Việt là cá fillet, nguyên nhân là chưa có sự đầu tư đúng mức cho bộ phận nghiên cứu và phát triển. Về kênh phân phối, Nam Việt chưa xây dựng được kênh phân phối ở thị trường nội địa, sản phẩm chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến. Về quản lý chất lượng, tuy hệ thống quản lý chất lượng đã đạt các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001 : 2000...nhưng Nam Việt vẫn còn thiếu một số máy móc kiểm tra dư lượng kháng sinh nên sản phẩm của Nam Việt có xu hướng thâm nhập mạnh hơn ở các thị trường dễ tính. Hoạt động Marketing của Nam Việt chưa được chú ý nhiều, thông tin trên trang web của Nam Việt còn quá sơ sài, chưa tham gia nhiều hội chợ, chưa có nhiều hoạt động xã hội . Một điểm nữa là chi phí sản xuất của Nam Việt khá cao, chi phí phân xưởng cho 1 kg thành phẩm cá tra là 7.000 đồng.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish)

Agifish là công ty đi đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam. Các chiến lược mà công ty đang áp dụng là: Thâm nhập thị trường ( đặc biệt là thị trường EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp xuôi về phía trước, kết hợp ngược về phía sau. Mục tiêu của Agifish là lấy lại vị trí dẫn đầu ngành chế biến và xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam.

Điểm mạnh:

+ Thương hiệu ở nội địa: Mức độ nhận biết thương hiệu cao.

+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Agifish đi đầu trong phát triển sản phẩm mới, công ty hiện có trên 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra.

+ Kênh phân phối: Ở trong nước, hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành thông qua các đại lý, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bếp ăn... Ở nước ngoài, thiết lập được quan hệ lâu dài với các nhà phân phối lớn ở các thị trường Mỹ, EU.

+ Quản lý sản xuất và chi phí sản xuất: Do đã nhiều năm kinh nghiệm, Agifish có quy trình sản xuất hợp lý, tổ chức quản lý sản xuất tốt nên năng suất lao động cao, nhờ đó chi phí sản suất thấp, chi phí phân xưởng trên 1kg thành phẩm cá tra của Agifish là 3.923,4 đồng, thấp hơn nhiều công ty khác.

Điểm yếu:

+ Nhân sự: Chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Trình độ lao động chưa qua đào tạo của Agifish chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 89,5% tổng số lao động của công ty. Ngoài ra, chế độ lương thưởng cho nhân viên cũng chưa thỏa đáng, nên bị mất nhiều nhân viên giỏi.

+ Quản lý nguồn nguyên liệu: Tuy đã xây dựng được câu lạc bộ AgiClup nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chỉ giải quyết được nhu 40% nhu cầu nguyên liệu của công ty,

Cũng như Agifish, Vĩnh Hoàn đang áp dụng các chiến lược: Thâm nhập thị trường ( đặc biệt là thị trường EU), phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp ngược về phía sau. Những năm gần đây, Vĩnh Hoàn được biết đến như một trong những nhà cung ứng thủy sản được tin cậy ở Việt Nam.

- Điểm mạnh:

+ Khả năng nghiên cứu và phát triển: nhờ có nhiều chuyên viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, Vĩnh Hoàn hiện đã có hơn 40 sản phẩm giá trị gia tăng.

+ Kênh phân phối ở thị trường nội địa: sản phẩm có mặt ở khắp các hệ thống siêu thị cả 2 miền Nam - Bắc.

+ Khả năng cạnh tranh về giá: nhờ tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi, và có nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất từ Agifish nên Vĩnh Hoàn có chi phí phân xưởng thấp hơn một số công ty khác.

- Điểm yếu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công suất và thị phần: Công suất của Vĩnh Hoàn chỉ bằng khoảng ¼ của Nam Việt với 16.000 tấn thành phẩm /năm, do đó thị phần xuất khẩu của Vĩnh Hoàn chưa chiếm tỉ trọng cao trong tổng thị phần xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam.

+ Khả năng quản lý chất lượng: cũng như Nam Việt, Vĩnh Hoàn còn thiếu một số máy móc kiểm tra dư lượng kháng sinh.

+ Hoạt động Marketing: chưa được đẩy mạnh, chỉ mới tham gia vài hội chợ thủy sản, chưa có nhiều hoạt động xã hội, tài trợ...

+ Mức độ nhận biết thương hiệu chưa cao, chưa có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng thương hiệu.

Sơ đồ nhóm chiến lược sau đây sẽ giúp chúng ta có cách nhìn khái quát hơn về vị trí cạnh tranh của các công ty trong ngành:

Bảng 4.5: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của QVD Đồng Tháp

Nhận xét:

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy Nam Việt ( tổng số điểm quan trọng là 2,9) và Agifish (tổng cộng điểm là 2,85) là hai đối thủ rất mạnh, trong khi đó Vĩnh Hoàn (số điểm tổng cộng là 2,65) cũng là đối thủ khá mạnh của QVD Đồng Tháp . Trong xây dựng chiến lược, QVD Đồng Tháp cần chú ý khai thác triệt để các điểm mạnh là am hiểu về thị trường và khách hàng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chú ý khắc phục các điểm yếu về thương hiệu, kênh phân phối... và đặc biệt là không nên chọn yếu tố công suất làm ưu thế cạnh tranh vì công suất của các đối thủ là rất lớn.

4.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Do tiềm năng của ngành sản xuất và chế biến cá tra, cá basa ở ĐBSCL còn rất lớn, tính hấp dẫn của ngành là rất cao, rào cản xâm nhập ngành lại thấp, có thể dễ dàng tiếp cận với nhà cung cấp nguyên liệu, có thể huy động được nguồn vốn dễ dàng, tính khác biệt của sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chưa cao, chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành, vì thế trong tương lai có thể xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh tham gia ngành.

Mặt khác có nhiều công ty muốn tham gia ngành còn là do một số công ty đang kinh doanh trong các lĩnh vực thực phẩm khác, công nghệ chế biến của các mặt hàng này là gần giống nhau, họ đã có sẵn kênh phân phối nên muốn tận dụng điểm mạnh của hệ thống phân phối. Hơn nữa, khả năng trả đũa của các công ty trong ngành là không cao vì ngành đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, sự xâm nhập của các đối thủ mới có thể không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh số của các công ty hiện tại.

Ngoài ra, sự tăng trưởng ngày càng nhanh của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là ở thị trường Mỹ cũng là vấn đề mà công ty phải hết sức chú ý, Trung Quốc là nước có tiềm năng rất lớn về lĩnh vực này. Họ có ưu thế về giá lao động rẻ, có nhiều người gốc Trung Quốc làm chủ các nhà phân phối lớn ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới , người Trung Quốc có tinh thần dân tộc rất cao trong kinh doanh.

4.2.4 Sản phẩm thay thế

Có nhiều loại sản phẩm có khả năng thay thế cá tra, cá basa như: tôm, gia cầm, bò...Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, vì thế người dân có xu hướng chuyển sang dùng các sản phẩm thủy sản nhiều hơn. Gần đây, do tác động của dịch cúm gia cầm trên toàn thế giới và ảnh hưởng của vụ kiện chống phá giá cá tra, cá basa làm cho người dân trên toàn thế giới muốn dùng thử cá tra, basa và họ thấy thích nên đã làm cho nhu cầu tăng mạnh. Chính phủ nhiều nước cũng có những biện pháp hạn chế khai thác để bảo tồn nguồn cá tự nhiên, một trong những biện pháp đó là nhập khẩu cá tra, basa. Nhìn chung, với sự quan tâm của Chính phủ đối với nghề nuôi cá tra, basa của ĐBSCL tin rằng các sản phẩm từ cá tra, basa của Việt Nam không chỉ có khả năng thay thế các mặt hàng khác ở trong nước mà còn có thể thay thế các mặt hàng thực phẩm của thế giới trong tương lai không xa.

4.2.5 Nhà cung cấp

Đối với nguồn nguyên liệu cho sản xuất, như đã nói ở trên, QVD Đồng Tháp có thể tự đảm bảo trên 65% nhu cầu, số còn lại mua từ nông dân. Vì có nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật cũng như thanh toán nhanh nên đã tạo được uy tín đối với ngư dân. Đây là điều rất quan trọng để có được sự hợp tác lâu dài, ngư dân thì yên tâm nuôi cá, công ty thì có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Tránh khả năng ngư dân hợp tác liên kết xuôi về phía trước, làm nguồn nguyên liệu cho sản xuất bị thiếu hụt vì không có nguồn nguyên liệu thay thế cho cá tra, basa. Góp phần làm giảm sự bất ổn thị trường nguyên liệu cá tra, basa Việt Nam. Tuy vậy vẫn còn một số ngư dân khi giá cá nguyên liệu cao thì bán cho thương lái với giá cao hơn, việc này ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngư dân.

thuận lợi khi vay vốn, do đó sự ảnh hưởng của các tổ chức tín dụng đối với mức độ cạnh tranh trong ngành là không quá lớn.

Thiết bị và công nghệ hiện đại cũng góp phần quyết định sự thành bại của các công ty. Các nhà cung cấp thiết bị và công nghệ của QVD Đồng Tháp là các hãng: Grasso, Sandvik, Peroxy...Tuy nhiên, do có nhiều nhà cung cấp nên công ty có thể dễ dàng tìm được nhà cung cấp đáng tin cậy, và do vậy ảnh hưởng của họ đối với mức độ cạnh tranh trong ngành cũng không lớn.

4.3 Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 4.3.1 Ảnh hưởng kinh tế 4.3.1 Ảnh hưởng kinh tế

Trong 5 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, đặc biệt là năm 2005, kinh tế nước ta tăng trưởng 8,4%, đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 9 năm qua. Nhiều dự án đầu tư nước ngoài có giá trị lớn vào Việt Nam nâng tổng FDI năm 2005 đạt trên 4,5tỉ USD, đây là khởi đầu cho sự tăng trưởng ổn định cho kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo, là điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Kinh tế thế giới cũng có sự hồi phục nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Mặc dù những năm gần đây giá xăng dầu, sắt thép tăng cao nhưng chính phủ các nước cũng có nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế lạm phát, ổn định tỉ giá các đồng tiền đặc biệt là sự tăng lên về tỉ giá của các đồng tiền mạnh như USD, EURO so với VND làm cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng hơn. Chính điều này đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn không ít khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đó là các rào cản thương mại của các nước ngày càng tinh vi hơn, sự cạnh tranh không lành mạnh về giá dẫn đến giá cá xuất khẩu giảm mạnh...Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết nếu muốn thâm nhập mạnh hơn thị trường các nước.

4.3.2 Ảnh hưởng văn hóa - xã hội - nhân khẩu

Thu nhập của người Việt Nam ngày càng nâng cao, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người đã đạt 640 USD, người dân Việt Nam lại có tỉ lệ chi tiêu so với thu nhập cao nhất Đông Nam Á. Thu nhập được nâng cao thì họ có khuynh hướng sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhiều hơn, và thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản là sự lựa chọn ưu tiên của họ.

Đời sống công nghiệp ngày càng thâm nhập vào nhiều đối tượng người dân Việt Nam, họ giành nhiều thời gian cho công việc, giải trí... không còn thời gian để đi chợ nấu nướng. Nhận thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm của người dân ngày càng cao. Vì vậy họ có xu hướng sử dụng những sản phẩm chế biến sẵn của các công ty nhiều hơn. Sự tăng lên nhanh chóng về lượng các khu công nghiệp kéo theo đó số lượng các bếp tập thể cũng tăng lên một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu cho công nhân.

Một phần của tài liệu Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thủy lợi (Trang 29)