Tham khảo ý kiến khi chọn ngành
Ra quyết định chọn ngành không phải là vấn đề đơn giản, có liên quan đến cuộc sống, tương lai của những con người cụ thể. Vì thế các bạn học sinh 12 không những tìm hiểu các thông tin có liên quan, chọn lựa, cân nhắc các tiêu chí trước khi ra quyết định chọn ngành mà các bạn còn mong muốn có những ý kiến đóng góp của người thân và gia đình.
Biểu đồ 4.8: Tham khảo ý kiến
48% 32%
10% 9%
Cha mẹ, anh em trong gia đình Tự quyết định Bạn bè, thầy cô Anh chị đi trước
Tỉ lệ
Biểu đồ trên cho thấy, đa số các bạn học sinh tham khảo ý kiến cha mẹ, anh chị trong gia đình khi quyết định chọn ngành thi đại học. Điều đó chứng tỏ, cha mẹ, anh chị em trong gia đình không những có tác động lớn đến nhận thức nhu cầu ngành nghề, tìm kiếm thông tin mà còn có một vị trí quan trọng trong quá trình ra quyết định chọn ngành của học sinh 12.
Tuy nhiên cũng có không ít gia đình cho con cái toàn quyền quyết định tương lai của nó, họ không có ý kiến gì, chỉ có bổn phận chu cấp tài chính. Và kết quả thu được có 57 bạn tự quyết định nghề nghiệp của mình, không tham khảo ý kiến ai (chiếm tỉ lệ 32%). Chứng tỏ giới trẻ ngày nay có xu hướng thích sống độc lập hơn, muốn tự mình quyết định mọi thứ về bản thân, kể cả tương lai sự nghiệp chính mình, không muốn phụ thuộc nhiều vào gia đình.
Như đã trình bày ở trên, mặc dù trước khi ra quyết định chọn ngành, các bạn học sinh 12 tham khảo ý kiến của nhiều người xung quanh. Nhưng ý kiến của cha mẹ, người thân trong gia đình là có giá trị nhất đối với đa số các bạn.
Biểu đồ 4.9: Ý kiến có giá trị nhất
18% 17% 7%
63% Cha mẹ, anh em trong gia đình
Tự quyết định Bạn bè, thầy cô Anh chị đi trước
Ra quyết định chọn ngành
Hiện nay có rất nhiều ngành nghề, để dễ thống kê và phân tích các ngành nghề sẽ được thay thế bằng các khối thi, mỗi ngành sẽ được thay thế bởi khối thi tương ứng.
Biểu đồ 4.10: Quyết định chọn ngành của học sinh 12
Khối khác 1% Khối D 9% Khối C 13% Khối B 26% Khối A 51%
Kết quả khối thi được chọn nhiều nhất là khối A, có 106 bạn chọn thi khối này chiếm tỉ lệ cao nhất trong các khối thi. Điều này phản ánh thực tế là học sinh ngày nay có xu hướng chọn ngành thiên về lĩnh vực tự nhiên nhiều hơn xã hội.
Căn cứ chọn ngành thi đại học
Trong quá trình chọn lựa ngành thi đại học có những học sinh chọn ngành theo sở thích, theo nhu cầu xã hội hay chọn ngành phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Nhưng cũng có học sinh căn cứ vào kết quả học tập để chọn ngành, vì cho rằng đánh giá của nhà trường đúng với năng lực thật sự của mình. Bên cạnh, có những học sinh cho rằng đánh giá của nhà trường không đúng với năng lực thật sự của các bạn và chọn ngành dựa vào chính năng lực thật sự của mình. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4.1: Đánh giá của nhà trường
Đúng Sai
Tần số lệ(%)Tỉ Tần số lệ(%)Tỉ
Đánh giá của nhà trường về
kết quả học tập 86 77 41 23
Kết quả cho thấy, tỉ lệ lớn các bạn học sinh cho rằng đánh giá của nhà trường về kết quả học tập là đúng với năng lực thật sự mình. Và số học sinh căn cứ vào kết quả học tập để chọn ngành thi đại học thể hiện qua bảng 4.2
Bảng 4.2: Căn cứ vào kết quả học tập để chọn ngành
Có Không
Tần số lệ(%)Tỉ Tần số lệ(%)Tỉ
Chọn ngành dựa vào kết quả
học tập 88 49 90 51
Từ đó chứng tỏ, phần lớn học sinh cho rằng kết quả đánh giá của nhà trường về kết quả học tập là đúng với năng lực thật sự của các bạn. Tuy nhiên chỉ gần một nửa số học sinh căn cứ vào kết quả đánh giá của nhà trường để chọn ngành thi đại học, số học sinh còn lại chọn ngành không dựa vào kết quả học tập của nhà trường mà chọn ngành theo ý thích của mình. Kết quả này đúng như các tiêu chí mà các bạn chọn trước khi ra quyết định chọn ngành là “chọn ngành theo năng lực học tập” và “chọn ngành theo sở thích của mình”.
Dự thi đại học
Kết quả điều tra được còn cho thấy đa số các bạn dự thi 2 đợt (56,4%). Chứng tỏ các bạn rất lo cho kì thi đại học sắp tới, thi nhiều lần cơ hội đậu sẽ cao hơn.
Chọn trường đại học dự thi
DHCT 35% DHS P D.Tháp 1% DHDL V.Long 1% DH Khác 2% DHAG 62% DH TP.HCM 22%
Hầu hết các học sinh đều chọn trường Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ và Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh để dự thi đại học. Trong đó, số học sinh chọn trường Đại học An Giang chiếm tỉ lệ lớn, có thể vì mẫu được chọn phỏng vấn đều có quê ở An Giang, chọn trường Đại học An Giang các bạn sẽ thuận tiện hơn trong việc đi lại và ít tốn chi phí hơn. Cũng có thể phần lớn các bạn không quen sống xa gia đình nên chọn trường gần nhà.
Kết quả còn cho thấy, rất ít học sinh chọn trường Đại học Dân Lập Vĩnh Long, Đại học sư phạm Đồng Tháp hoặc các trường Dân Lập khác. Phải chăng học sinh ngày nay vẫn còn quan niệm bằng cấp hay vì học phí ở trường Dân lập cao hơn các trường Công lập nên các bạn ngần ngại chọn những trường này.
Làm gì nếu không đậu đại học
Theo kết quả thu thập được thì đa số các bạn trả lời là “luyện thi lại”; Số bạn học sinh thi (hoặc nộp đơn) vào trường cao đẳng dạy nghề hay trung học chuyên nghiêp cũng khá cao.
Biểu đồ 4.12: Lựa chọn sau khi rớt đại học
53% 23% 12% 8% 2% 1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Luyện thi lại Thi vào trường CĐ, THCN Không biết Đi tìm việc làm Phụ giúp gia đình Nộp đơn vào trường dân lập
Từ kết quả trên cho thấy đối với học sinh 12 hiện nay thi đại học không phải là con đường duy nhất, nhưng thi đại học phần lớn rất quan trọng đối với các bạn. Chính vì thế mà đa số các bạn chọn luyện thi lại nếu thi rớt đại học.
các bạn cho rằng ý kiến của cha mẹ, anh chị trong gia đình là có giá trị nhất. Mặt khác các bạn luôn tự ý thức về bản thân và gia đình, cân nhắc lựa chọn ngành nghề hay trường đại học phù hợp với năng lực bản thân cũng như tài chính gia đình. 4.6 Sự khác biệt trong hành vi chọn ngành của các biến nhân khẩu học
Dùng các công cụ Chi – Square, Tau - b – Kendall và T – Test để kiểm định sự khác biệt trong hành vi chọn ngành thi đại học với mức ý nghĩa 0,05 theo các biến phân loại, có các kết quả sau:
4.6.1 Nhận thức về nhu cầu thi đại học
Biểu đồ 4.13: Tỉ lệ học sinh nam và nữ bắt đầu luyện thi đại học
1% 8% 6% 53% 32% 14% 45% 17% 19% 4%
Trước lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Không luyện Nam Nữ
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nam sinh có xu hướng luyện thi trễ hơn so với nữ sinh, phần lớn các bạn nam đến lớp 11, 12 mới bắt đầu luyện thi và kết quả kiểm định là sig. = 0,015 < 0,05. Ta có thể kết luận ở mức ý nghĩa 0,05thì chỉ có 1,5% khả năng đánh giá sai. Vì thế có sự khác biệt về mức độ chuẩn bị cho kì thi đại học giữa học sinh nam và nữ.
0 13 1 4 0 6 9 14 33 2 21 15 24 11 6 4 3 11 2 0 0 5 10 15 20 25 30 35
Trước lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Không luyện
Tần số
Thoại Ngọc Hầu Long Xuyên Nguyễn Hữu Cảnh Nguyễn Khuyến
Xét về trường PTTH thì các bạn học sinh trường chuyên Thoại Ngọc Hầu luyện thi đại học trước lớp 12 nhiều hơn so với các trường không chuyên: Long Xuyên, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Khuyến. Kết quả kiểm định là sig. = 0,000 < 0,05, chứng tỏ có sự khác biệt trong việc chuẩn bị thi đại học giữa học sinh các trường.
Điều này cũng dễ hiểu bởi các bạn học sinh trường Thoại Ngọc Hầu đa số sống ở thành phố, có đủ điều kiện thuận tiện hơn các bạn học sinh trường Nguyễn Khuyến, Nguyễn Hữu Cảnh (các bạn chủ yếu sống ở nông thôn, có bạn gia đình còn khó khăn không đủ điều kiện để luyện thi). Bên cạnh các bạn học sinh Thoại Ngọc Hầu là học sinh trường chuyên, mới vào lớp 10 các bạn có thể chọn lựa môn học mà mình yêu thích phù hợp với khối thi mà các bạn dự định thi đại học, các bạn cũng được ôn luyện nhiều hơn các bạn học sinh trường không chuyên.
Không có sự khác biệt về mức độ chuẩn bị cho kì thi đại học giữa học sinh sống ở nông thôn và thành thị; học sinh có học lực khá và học sinh giỏi. Phân tích khác biệt chỉ thực hiện cho 2 nhóm giỏi và khá, số học sinh trung bình, yếu quá ít không đủ cho phân tích khác biệt.
Nhìn chung, qua kiểm định khác biệt phần nhận thức nghề nghiệp không có sự khác biệt giữa các biến phân loại về thời gian mà các bạn nghĩ đến ngành thi đại học, hay cân nhắc lựa chọn ngành thi, cũng như động lực thôi thúc các bạn nghĩ đến ngành thi đại học. Các bạn có đặc điểm chung là nhận thức về nghề nghiệp rất sớm, dù là học sinh nam hay nữ, sống ở thành thị hay nông thôn, học giỏi hay dỡ các bạn đều ý thức như nhau, đều có một ước mơ, một nguyện vọng về nghề nghiệp mà các bạn sẽ theo đuổi trong tương lai, để có thể tự nuôi sống bản thân mình hoặc có thể lo cho gia đình.
4.6.2 Tìm kiếm thông tin
Không có sự khác biệt trong việc tìm kiếm thông tin giữa các biến nhân khẩu, hầu hết học sinh đều đánh giá nguồn thông tin như nhau, đa số các bạn chọn nguồn thông tin từ sách báo, cha mẹ, thầy cô. Vì đây là những nguồn thông tin dễ tìm và đáng tin cậy.
Tiêu chí chọn ngành
Biểu đồ 4.15: Ngành phù hợp với năng lực học tập
44 28 66 17 3 0 2 3 0 10 20 30 40 50 60 70 Quan trọng Tương đối quan trọng Tương đối không quan trọng Không quan trọng
Tần số Nam Nữ
Trong biểu đồ trên, ta thấy học sinh nữ đánh giá tiêu chí “ngành phù hợp với năng lực học tập” là quan trọng nhiều hơn so với học sinh nam. Qua kiểm định khác biệt cho kết quả là Sig. = 0,029 < 0,05, cho thấy ở mức ý nghĩa 5% khả năng đánh giá của chúng ta chỉ sai 2,9%. Có thể kết luận rằng đã có đủ bằng chứng để nói rằng có sự khác biệt giữa các bạn nam và nữ trong việc chọn tiêu chí “ngành phù hợp với năng lực học tập”.
Bảng 4.3: Khả năng trúng tuyển cao
Quan trọng
Tương đối quan trọng
Tương đối không quan trọng Không quan trọng Thoại Ngọc Hầu 25 11 3 7 Nguyễn Khuyến 22 5 1 2 Nguyễn Hữu Cảnh 14 13 4 5 Long Xuyên 11 9 8 1
Trong bảng kết quả này, có vẻ như các bạn học sinh trường Thoại Ngọc Hầu đánh giá cao về “khả năng trúng tuyển” hơn so với học sinh các trường còn. Và kết quả kiểm định là Sig. = 0,017 < 0,05, do đó chúng ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt giữa học sinh các trường THPT trong việc đánh giá tiêu chí “khả năng trúng tuyển”
Tiêu chí chọn trường
Bảng 4.4: Trường có danh tiếng
Quan
trọng quan trọngTương đối Tương đối không quan trọng Không quan trọng
Nông thôn 5 7 17 10
Thị xã, thị trấn 1 13 3 16
Kết quả trên cho thấy, dường như học sinh sống ở thành phố quan tâm đến “danh tiếng của trường” nhiều hơn học sinh sống ở nông thôn và thị trấn, thị xã. Ở mức ý nghĩa 5% ta kiểm định được kết quả là Sig. = 0,01. Vì vậy có thể kết luận là nơi ở của học sinh có tác động đến việc đánh giá tiêu chí “trường có danh tiếng”.
Bảng 4.5: Trường gần nhà
Quan trọng
Tương đối quan trọng
Tương đối không quan trọng Không quan trọng Thoại Ngọc Hầu 10 9 7 21 Long Xuyên 10 8 3 15 Nguyễn Hữu Cảnh 12 7 7 10 Nguyễn Khuyến 17 8 8 4
Trong việc đánh giá tiêu chí này ta thấy, phần lớn học sinh trường Thoại Ngọc Hầu và trường Long Xuyên cho rằng không quan trọng, còn học sinh trường Nguyễn Khuyến và Nguyễn Hữu Cảnh thì đa số cho là quan trọng. Điều đó thể hiện sự khác biệt giữa học sinh trường ở nông thôn và học sinh trường ở thành thị. Và kết quả kiểm định đã chứng tỏ được điều đó với sai số của chúng ta là 3,4% (Sig. = 0,034 < 0,05).
Trường gần nhà
Quan trọng
Tương đối quan trọng
Tương đối không quan trọng Không quan trọng CBCNV 6 4 5 15 Nông dân 22 11 6 13 Nghề tự do 21 17 14 12
Kết quả còn cho thấy, nghề nghiệp của cha mẹ có tác động đáng kể đến việc đánh giá tiêu chí “trường gần nhà”. Học sinh con nông dân và các nghề khác có xu hướng chọn trường gần nhà nhiều hơn học sinh con CBCNV. Qua kết quả kiểm định có Sig. = 0,033 < 0,05, có thể kết luận rằng ở mức ý nghĩa 0,05 thì khả năng nhận định của chúng ta chỉ sai 3,3%. Cho nên ta kết luận có sự tác động về nghề nghiệp cha mẹ lên đánh giá tiêu chí “trường gần nhà”.
Bảng 4.6: Khả năng tài chính của gia đình
Quan
trọng Tương đối quan trọng Tương đối không quan trọng Không quan trọng
Thoại Ngọc Hầu 18 13 8 10
Nguyễn Khuyến 31 8 1 3
Nguyễn Hữu Cảnh 19 12 5 2
Long Xuyên 24 9 3 1
Trong bảng kết quả trên ta thấy có sự khác biệt trong đánh giá tiêu chí “khả năng tài chính gia đình”. Kết quả kiểm định là Sig. = 0,012 < 0,05, ta có thể kết luận là có sự khác nhau giữa học sinh các trường trong việc đánh giá tiêu chí này.
quyết định chọn ngành và cho rằng ý kiến của họ có giá trị nhất. Đồng thời đa số học sinh chọn ngành thiên về tự nhiên nhiều hơn xã hội, các bạn chọn thi vào trường Đại học An Giang chiếm tỉ lệ lớn, kế đến là Đại học Cần Thơ và Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Hầu hết học sinh dự thi 2 đợt và luyện thi lại nếu thi rớt đại học. 4.7 Tóm tắt
Trong chương 4, chúng ta đã lần lượt thực hiện các phân tích: (1) thống kê mô tả, (2) Phân tích khác biệt. Trong phần phân tích thống kê mô tả, từng hành vi trước khi quyết định chọn ngành đến khi ra quyết định chọn ngành của học sinh được phân tích và trình bày cụ thể, từ nhận thức nhu cầu thi đại học đến tìm kiếm thông tin, đánh giá các tiêu chí chọn lựa và cuối cùng là phần ra quyết định. Sau đó khẳng định một số khác biệt có ý nghĩa về nhận thức nhu cầu và đánh giá các tiêu chí của các biến nhân khẩu học.
Qua phần phân tích trên ta có thể rút ra một số kết luận cơ bản, được thể hiện ở chương cuối cùng là Chương 5: kết luận và kiến nghị.
Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Giới thiệu
Trọng tâm của nghiên cứu này xoay quanh vấn đề chọn ngành thi đại học của học sinh 12. Chương 1 trình bày các mục tiêu chính: (1) Tìm hiểu nhận thức về ngành nghề của học sinh 12; (2) Xem cách tìm kiếm thông tin của các bạn và cách đánh giá các tiêu chí chọn lựa; (3) Tìm hiểu quá trình ra quyết định chọn ngành của học sinh; (4) Nhận biết