Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và giảm mức sinh ở thanh hóa (Trang 27)

Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng, với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi (phụ lục 3), với kích thước mẫu n = 200. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0, sau khi được mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các phân tích chính sau: (1) Thống kê mô tả, (2) Phân tích khác biệt.

Các công cụ phân tích sau sẽ được dùng để kiểm định sự khác biệt và tương quan giữa các biến nhân khẩu học: Chi – Square, Tau – b – Kendall.

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

- Hành vi người tiêu dùng

- Hành vi chọn ngành của học sinh 12 - Công tác hướng nghiệp ở các trường THPT

Hiệu chỉnh bảng câu hỏi - Thảo luận tay đôi - Bảng câu hỏi phát Phỏng vấn thử (n = 35) Bảng câu hỏi chính thức. Phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi (n = 200) - Thống kê mô tả

Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu 3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Từ thông tin thu thập được sau quá trình thảo luận và tham gia giờ hướng nghiệp, bảng câu hỏi được thiết lập cho phần nghiên cứu sơ bộ (phụ lục 2).

Để kiểm tra lại ngôn ngữ và cấu trúc thông tin trong bảng câu hỏi, qua đó hiệu chỉnh bảng câu hỏi để thiết lập một bảng câu hỏi hoàn chỉnh cho cuộc phỏng vấn nghiên cứu chính thức.

- Cách tiến hành:

Chọn ngẫu nhiên một lớp 12 ở trường Nguyễn Hữu Cảnh, số phiếu phát đi là 50 phiếu và thu hồi được 35 phiếu.

Kết quả thu về tương đối như mong muốn, nhưng có một số biến cần phải hiệu chỉnh.

Đến thời điểm này, các bạn học sinh lớp 12 đã quyết định chọn cho mình ít nhất một nghề nghiệp để dự thi đại học, do đó biến số 2 (bạn dự định thi vào những ngành nào) bị thừa và có sự trùng lắp với biến thứ 14 (Hiện giờ bạn đã quyết định chọn ngành nào chưa? Đó là ngành gì?) vì thế ta chỉ chọn 1 biến phù hợp hơn là biến số 14 được giữ lại.

Ngoài ra giữa biến thứ 8 và biến thứ 16 đều là những yếu tố tác động đến việc chọn ngành thi đại học. Cho nên cần phải sàng lọc, chọn lựa những tiêu chí nào có liên quan nhiều nhất đến việc chọn ngành của các bạn và hai biến này chỉ gộp lại làm một biến để rút ngắn bảng câu hỏi.

Bên cạnh đó cũng cần hiệu chỉnh một số biến mà kết quả thu thập về không đánh giá được, chẳng hạn như: biến thứ 7 (Bạn có luyện thi đại học khi bắt đầu nghĩ đến ngành nghề không); biến số 3 (Đối với bạn thi đại học có dễ đậu không); biến số 4 (Bạn có thể đánh giá khả năng đậu đại học trong kỳ thi tới là bao nhiêu phần trăm không).

Đồng thời cần bổ sung thêm biến đánh giá kết quả học tập, để biết được các bạn học sinh có tự tin vào kết quả học tập của mình mà chọn ngành thi đại học không.

Bảng câu hỏi chưa hiệu chỉnh Nhận thức về ngành thi đại học

1. Bạn có dự thi đại học năm 2005 -2006 không? 2. Bạn dự định thi vào những ngành nào?

3. Đối với bạn thi đại học có dễ đậu không?

4. Bạn có thể tự đánh giá khả năng đậu đại học trong kì thi tới là bao nhiêu phần trăm không?

5. Bạn bắt đầu nghĩ đến ngành thi đại học từ khi nào?

8. Điều gì thôi thúc bạn nghĩ đến ngành thi đại học?

Tìm hiểu thông tin nghề nghiệp

9. Bạn tìm hiểu thông tin nghề nghiệp từ đâu? Bạn có nhận định gì đối với thông tin bạn chọn?

Đánh giá các chọn lựa

10. Khi chọn ngành bạn thường quan tâm đến vấn đề gì? (Xếp loại các tiêu chí theo mức độ quan trọng: (1) Quan trọng, (2) Tương đối quan trọng, (3) Tương đối không quan trọng, (4) Không quan trọng)

11. Khi chọn trường thi đại học bạn thường quan tâm đến vấn đề gì? (Xếp loại các tiêu chí theo mức độ quan trọng: (1) Quan trọng, (2) Tương đối quan trọng, (3) Tương đối không quan trọng, (4) Không quan trọng)

Ra quyết định

12. Khi chọn ngành hoặc trường thi đại học bạn thường tham khảo ý kiến của ai? 13. Ý kiến ai có giá trị nhất đối với bạn?

14. Hiện giờ bạn đã quyết định chọn ngành nào chưa? Đó là ngành gì? 15. Trường đại học mà bạn chọn thi là những trường nào?

16. Những tác động nào sau đây ảnh hưởng đến ngành thi đại học của bạn? 17. Trong kì thi tới bạn sẽ thi mấy đợt?

18. Bạn làm gì nếu không đậu đại học?

Thang đo

Hành vi chọn ngành của học sinh 12 được đo lường bằng thang đo dang nghĩa và thang đo thứ bậc.

- Thang đo danh nghĩa (Nominal Scale): là các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chứ không mang ý nghĩa nào khác.

- Thang đo thứ bậc (Ordinal scale): là các con số dùng để quy ước thứ bậc (sự hơn kém)

Bảng 3.2: Thang đo

Mục tiêu phân tích Thang đo Câu hỏi phân tích

Nhận thức ngành nghề

Khả năng đậu đại học Danh nghĩa Câu 2

Nghĩ đến ngành thi đại học Danh nghĩa Câu 3

Cân nhắc ngành nghề Danh nghĩa Câu 4

Luyện thi đại học Danh nghĩa Câu 5

Động lực nghĩ đến thi đại học Danh nghĩa Câu 6

Tìm kiếm thông tin

Nguồn thông tin ở đâu Danh nghĩa Câu 7

Đánh giá tiêu chí chọn lựa

Tiêu chí chọn ngành Thứ bậc Câu 8

Tiêu chí chọn trường Thứ bậc Câu 9

Ra quyết định

Tham khảo ý kiến Danh nghĩa Câu 10

Ý kiến có giá trị nhất Danh nghĩa Câu 11

Chọn ngành Danh nghĩa Câu 12

Đánh giá của nhà trường Danh nghĩa Câu 13 Căn cứ vào kết quả học tập chọn ngành Danh nghĩa Câu 14

Dự thi đại học Danh nghĩa Câu 15

Chọn trường Danh nghĩa Câu 16

Sau khi rớt đại học Danh nghĩa Câu 17

3.2.3 Nghiên cứu chính thức3.2.3.1 Mẫu 3.2.3.1 Mẫu

Phạm vi nghiên cứu được chọn là một trường chuyên ở thành phố Long Xuyên (Thoại Ngọc Hầu) và một trường không chuyên (Trường THPT Long Xuyên), cùng với 2 trường học có các bạn học sinh sống ở nông thôn và cũng thuận tiện cho việc nghiên cứu là trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh và trường Nguyễn Khuyến thuộc huyện Chợ Mới và thị trấn Phú Hòa (Thoại Sơn).

- Cách tiến hành

Chọn ngẫu nhiên một lớp ở mỗi trường THPT, (không là lớp giỏi, cũng không là lớp yếu kém), phát bảng câu hỏi cho mỗi bạn lựa chọn câu trả lời và thu về sau 15 phút.

Kết quả thu về trực tiếp 2 trường Nguyễn Khuyến và Thoại Ngọc Hầu là 100%, phát 100 phiếu thu về đủ số 100. Riêng 2 trường Long Xuyên và Nguyễn Hữu Cảnh do không có điều kiện phỏng vấn trực tiếp nên phải gởi lại cho giáo viên chủ nhiệm, ngày hôm sau thu lại. Số phiếu ban đầu là 100, mỗi trường 50 phiếu, kết quả thu về trường Long Xuyên 42 phiếu và trường Nguyễn Hữu Cảnh là 45 phiếu .

3.2.3.2 Thông tin mẫu

Sau khi làm sạch, tổng số hồi đáp hợp lệ là 179 phiếu (phiếu có dự thi đại học thì các thông tin cung cấp tương đối đầy đủ, là những phiếu hợp lệ).

Mẫu được lấy bằng cách chọn ngẫu nhiên một lớp 12 ở trường THPT .

Các biến nhân khẩu học được dùng là: (1) Giới tính; (2) Quê quán; (3) Trường PTTH; (4) Kết quả học tập; (5) Nghề nghiệp cha mẹ; (6) Hoàn cảnh kinh tế gia đình. Kết quả điều tra được thể hiện qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nghề nghiệp Biểu đồ 3.4: Phân bố theo trường

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo vùng Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giới tính

Nữ 56% Nam 44% Thà n h phố 38% Thị trấn, thị xã 23% N ông thôn 39% Nghề khác 20% CBCNV 20% Nông dân 38% Nguyễn Hữu Cảnh 22% Long Xuyên 22% Thoại Ngọc Hầu 29% Nguyễn Khuyến 27%

Biểu đồ 3.5: Xếp loại kết quả học tập 1 77 90 11 0 20 40 60 80 100

Giỏi Khá Trung bình Yếu

3.3 Tóm tắt

Chương 3 tập trung trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quá trình nghiên cứu gồm 2 bước: (1) nghiên cứu sơ bộ: thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử để hiệu chỉnh các biến trong bảng câu hỏi; (2) nghiên cứu chính thức định lượng: được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp, sau đó dữ liệu sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS.

Chương này cũng trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu sơ bộ, với các biến được hiệu chỉnh, tiếp theo đó là những dữ liệu ban đầu của nghiên cứu chính thức cũng được giới thiệu. Kết quả làm sạch dữ liệu có 179 phiếu đạt yêu cầu. Kết quả nghiên cứu sẽ được phân tích và đánh giá trong chương tiếp theo.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu

Chương 3 – đã trình bày phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức cũng được giới thiệu cơ bản. Chương 4 sẽ tập trung phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được, nội dung chương này trình bày các phần chính sau: (1) Nhận thức về ngành thi đại học; (2) Tìm kiếm thông tin; (3) Đánh giá các tiêu chí; (4) Ra quyết định, (5) Phân tích khác biệt.

4.2 Nhận thức về sự cần thiết của ngành nghề

Học sinh lớp 12 ngày nay có nhận thức như thế nào về nghề nghiệp của mình, các bạn nghĩ đến ngành thi đại học từ khi nào, đã cân nhắc bao nhiêu ngành nghề và đã chuẩn bị gì cho kì thi đại học sắp tới. Điều gì đã thôi thúc các bạn phải nghĩ đến nghề nghiệp, kết quả điều tra sau đây sẽ cho chúng ta biết được điều đó:

Nghĩ đến ngành thi đại học

Biểu đồ 4.1: Học sinh bắt đầu nghĩ đến ngành thi đại học

18% 30% 27% 25% Trước lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Kết quả điều tra được cho thấy, các bạn học sinh có sự nhận thức về nghề nghiệp tương đối sớm. Mặt dù đa số các bạn đến lớp 12 mới nghĩ đến ngành thi đại học nhưng cũng có không ít bạn đã nghĩ đến ngành thi đại học khi mới bước vào lớp 10, có bạn còn nghĩ đến trước lớp 10. Có thể nói nghề nghiệp cũng chiếm một vị trí quan trọng nhất định trong cuộc sống các bạn học sinh phổ thông.

Cân nhắc khi chọn ngành Biểu đồ 4.2: Cân nhắc ngành nghề 10% 44% 29% 17% 1 ngành 2 ngành 3 ngành > 3 ngành

Khi nghĩ về ngành thi đại học các bạn học sinh 12 thường cân nhắc từ 2 ngành trở lên. Bởi xã hội ngày nay luôn tạo điều kiện phát triển cho tương lai thế hệ trẻ, các bạn học sinh lớp 12 luôn có nhiều sự lựa chọn, nhiều nguyện vọng cho nghề nghiệp của mình. Rớt nguyện vọng 1, các bạn còn nhiều cơ hội ở nguyện vọng 2,3. Vì vậy, đa số học sinh 12 luôn có sự cân nhắc thận trọng và sắp xếp các ngành mình chọn phù hợp với điều kiện của nguyện vọng sao cho cơ hội đậu đại học là cao nhất.

Bắt đầu luyện thi đại học

Biểu đồ 4.3: Học sinh bắt đầu luyện thi đại học

10% 49%

24% 14%

3%

Trước lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 không luyện

Mặc dù nghĩ đến ngành thi đại học rất sớm, nhưng tỉ lệ các bạn học sinh ôn thi đại học khi bắt đầu nghĩ đến ngành nghề không cao. Đa số là đến lớp 12 mới bắt đầu luyện thi, có một số ít các bạn không luyện thi đại học, trong số đó có thể các bạn tự tin với năng lực của mình, cũng có thể một số bạn gia đình còn khó khăn không đủ điều kiện

thức khá đơn giản về vấn đề thi đại học, tỉ lệ lớn các bạn rất tự tin, các bạn nhìn về tương lai tương đối lạc quan.

Động lực thúc đẩy chọn ngành thi đại học

Biểu đồ 4.4: Động lực thúc đẩy thi đại học

41% 40% 37% 28% 74% Nghề nghiệp vững chắc Muốn kiếm tiền Cống hiến cho xã hội Khẳng định năng lực của mình Địa vị trong xã hội

Qua biểu đồ trên ta có thể kết luận rằng động lực có tác động lớn nhất đến việc chọn ngành thi đại học của học sinh 12 là “nghề nghiệp vững chắc”. Phần lớn các học sinh mong muốn mình có được nghề nghiệp vững chắc, ổn định. Chỉ có một số ít các bạn quan tâm đến tiêu chí “địa vị xã hội” hay “muốn khẳng định năng lực của mình”.

Nhìn chung đa số các bạn học sinh lớp 12 có nhận thức rất sớm về ngành nghề, các bạn cân nhắc rất thận trọng trước khi ra quyết định chọn ngành, phần lớn các bạn cân nhắc từ 2 ngành trở lên. Đồng thời, các bạn rất tự tin khi chuẩn bị thi đại học và nhìn tương lai của mình tương đối lạc quan, phần lớn cho rằng mình có thể đậu đại học trong kỳ thi tới, trong khi các bạn lại ít quan tâm đến vấn đề luyện thi, tỉ lệ lớn học sinh đến năm 12 mới bắt đầu luyện thi đại học. Và nguyện vọng chung nhất của các bạn học sinh 12 hiện nay là mong muốn mình có nghề nghiệp vững chắc.

4.3 Tìm kiếm thông tin

Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin nói về ngành nghề, về vấn đề thi đại học của học sinh phổ thông hay các thông tin về trường đại học. Để dễ cho việc phân tích và đánh giá, nguồn thông tin sẽ được phân thành 4 phần cơ bản là: (1) Sách báo, đài truyền hình - radio, Internet, phim ảnh; (2) Giờ hướng nghiệp, tham khảo ý kiến thầy cô, trao đổi với bạn bè;(3) Cha mẹ, anh chị đi trước; (4) Tự quan sát.

Biểu đồ 4.5: Nguồn thông tin 46 57 55 28 42 59 42 26 70 7 4 12 33 0 8 33 46 53 42 59 26 28 36 23 38 5 6 7 24 7 0 50 100 150 200 Sách, báo Cha mẹ Thầy cô Bạn bè Đài truyền hình, radio Kiến thức bản thân

Giờ hướng nghiệp Internet Anh chị trong gia đình

Phim ảnh

Tần số

Tin cậy Dễ tìm Hữu ích

Trong các nguồn thông tin trên, nguồn thông tin được học sinh chọn nhiều nhất là sách báo, bởi các bạn cho rằng đây là nguồn thông tin dễ tìm, hữu ích và cũng có thể tin cậy được. Trên thực tế có rất nhiều sách báo viết về thông tin nghề nghiệp hoặc thông tin về các trường đại học, các bạn học sinh có thể tìm bất cứ ở nhà sách nào hoặc ở thư viện…nguồn thông tin này rất dễ tìm.

Bên cạnh đó, nguồn thông tin mà các bạn tin cậy nhất đó là cha mẹ. Chứng tỏ cha mẹ có một vị trí rất quan trọng trong việc chọn ngành của các bạn học sinh 12.

Nguồn thông tin mà các bạn ít tham khảo nhất là thông tin từ phim ảnh. Bởi vì trên thực tế phim ảnh không cung cấp thông tin về nghề nghiệp hoặc trường đại học nhiều. Có chăng chỉ là những kiến thức về giao tiếp, về những tấm gương vượt khó, hoặc những hình ảnh nghề nghiệp mà qua đó có thể khơi gợi lên cho các bạn nghĩ về một ngành nghề nào đó. Thường thì nó hữu ích nếu các bạn có nhận thức tích cực về nó.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, nguồn thông tin từ giờ hướng nghiệp hay từ thầy cô không phải là nguồn thông tin mà các bạn chọn nhiều nhất. Điều đó đúng với kết quả nghiên cứu của Th.s La Hồng Huy (2001), giờ hướng nghiệp không phải là nơi mà các bạn học sinh đặt niềm tin tuyệt đối, công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông trung học chưa đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng của mục tiêu đào tạo, chưa giải đáp một cách thoả đáng mọi thắc mắc có liên quan đến nghề nghiệp của học sinh.

Tỉ lệ học sinh không tham khảo thông tin từ các nguồn trên cũng tương đối cao (33%). Điều này có thể lí giải là có thể số học sinh am hiểu về nghề nghiệp tương đối nhiều, có sự nhận thức tốt về ngành nghề và khi quyết định chọn ngành các bạn không cần tìm kiếm thông tin tham khảo. Tuy nhiên, cũng có thể các bạn không quan tâm đến

việc thi đại học “thi cho biết”, nên chỉ làm thủ tục dự thi mà không có sự cân nhắc hay tìm hiểu thông tin về ngành nghề mình chọn thi.

Qua kết quả nghiên cứu được ở trên cho thấy phần lớn các bạn tìm hiểu thông tin nghề nghiệp từ sách báo; cha mẹ; từ thầy cô; bạn bè. Bởi vì đây là những nguồn thông tin rất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ học vấn và giảm mức sinh ở thanh hóa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)