Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý dự án ODA (Trang 43 - 46)

2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT_AG QUA 3 NĂM 1 Phân tích doanh số cho vay

2.4. Tình hình nợ quá hạn

Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trảđược nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trảđược nợđúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợđó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn ĐVT: triệu đồng 2002/2001 2003/2001 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Quốc doanh 0 28.785 26.443 28.785 _ -2.342 -8,14 Ngắn hạn 0 28.785 26.443 28.785 _ -2.342 -8,14 Trung-dài hạn 0 0 0 0 _ 0 _ Ngoài quốc doanh 7.371 6.337 3.293 -1.034 -14,03 -3.044 48,04 Ngắn hạn 7.035 5.298 3.019 -1.737 -24,69 -2.279 -43,02 Trung-dài hạn 336 1.039 274 703 209,23 -765 -73,63 Tổng cộng 7.371 35.122 29.736 27.751 376,49 -5.386 -15,34

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG

0 28.785 26.443 7.371 6.337 3.293 7.371 35.122 29.736 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng

Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng cộng

Đồ thị 9: Tình hình nợ quá hạn

Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHCT_AG có biến động lớn. Cụ thể như sau:

- Năm 2001 nợ quá hạn là 7.371 triệu đồng trong đó khu vực quốc doanh không phát sinh nợ quá hạn mà chỉ phát sinh ở khu vực ngoài quốc doanh mà chủ yếu là nợ quá hạn của các hộ nông dân, cá thể.

- Năm 2002 nợ quá hạn là 35.122 triệu đồng tăng 27.751 triệu đồng so với năm 2001 hay tăng 376,49%, nợ quá hạn trong năm này tập trung lớn ở khu vực quốc doanh. Trong đó:

à Nợ quá hạn của Công ty lương thực An Giang là 28.785 triệu đồng. Vậy nợ quá hạn trong năm này ở khu vực quốc doanh chỉ phát sinh ởđơn vị này.

à Nợ quá hạn của hộ nông dân, cá thể là 6.337 triệu đồng giảm 1.034 triệu đồng so với năm 2001 hay giảm 14,03%.

- Năm 2003 nợ quá hạn là 27.751 triệu đồng giảm 5.386 triệu đồng so với năm 2002 hay giảm 15,34%. Trong đó:

à Nợ quá hạn của Công ty lương thực An Giang là 26.443 triệu đồng giảm 2.342 triệu đồng so với năm 2002 hay giảm 8,14%.

à Nợ quá hạn của hộ nông dân, cá thể là 3.293 triệu đồng giảm 3.044 triệu đồng so với năm 2002 hay giảm 48,04%.

Nhìn chung, trong 3 năm trở lại đây thì ở khu vực quốc doanh nợ quá hạn chỉ phát sinh ở Công ty lương thực An Giang, còn khu vực ngoài quốc doanh thì chỉ phát sinh ở các hộ nông dân, cá thể.

— Nguyên nhân n quá hn

- Đối với Công ty lương thực An Giang: do hoạt động kinh doanh thua lỗ đã ngừng hoạt động từ năm 2000, trong năm 2003 thực hiện bán tài sản và thu hồi công nợ để trả nợ vay cho ngân hàng nên nợ quá hạn đã giảm vào cuối năm 2003.

- Đối với các hộ nông dân: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, bị thiên tai lũ lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất, gia đình nghèo nên không có khả năng trả nợ, cần phải có thời gian để phục hồi sản xuất , khôi phục khả năng tài chính để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Đối với các hộ ngư dân: các hộ này trong quá trình chăn nuôi bị dịch bệnh làm chết cá, cùng với vụ kiện bán phá giá cá tra – ba sa từ phía Mỹđã làm giảm giá bán nên bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng, hiện nay chi nhánh đang bám sát để đôn đốc thu hồi nợ.

- Đối với các hộ kinh doanh cá thể: nguyên nhân do làm ăn thua lỗ, bị chiếm dụng vốn do mua bán chịu nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nhìn chung, trong 2 năm qua chi nhánh đã tích cực trong công tác xử lý và thu nợ quá hạn, điều này được thể hiện qua nợ quá hạn của hộ nông dân, cá thể đã giảm xuống và không phát sinh thêm nợ quá hạn ở các doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, đối với khoản nợ quá hạn của Công ty lương thực An Giang chi nhánh cũng đã thu được 2.342 triệu đồng trong năm 2003, số còn lại sẽ tiếp tục bán tài sản và thu hồi công nợđể thu nợ.

Trên thực tế nếu người vay không trả được nợđúng hạn thì có thể gây ra ảnh hưởng khác nhau đối với ngân hàng, giả sử ngân hàng đang trong tình trạng thiếu vốn thì sự chậm trễ trả nợ vay sẽ gây thêm áp lực cho khả năng chi trả. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng phải thực hiện một loạt các biện pháp để thu hẹp các tài sản có khác để cải thiện khả năng chi trả. Ngược lại, khi ngân hàng đang ứ đọng về vốn thì việc chậm trả nợ của khách hàng tạm thời không ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên đây vẫn là mối nguy hại phải xử lý ngay.

Bất cứ một ngân hàng nào dù thừa vốn hay thiếu vốn khi tiến hành cấp tín dụng đều mong muốn thu được nợ, lãi đúng hạn khi đó nghiệp vụ cấp tín dụng mới được xem là hoàn tất và ngân hàng mới đạt được mục đích của mình là tạo ra được lợi nhuận từ cấp tín dụng.

Để giảm bớt khả năng phát sinh nợ quá hạn thì ngoài việc ngân hàng tiến hành thẩm định đúng và đầy đủ các thủ tục trước khi cấp tín dụng còn phải kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn, quản lý tốt công tác thu nợ. Tất cả các công việc này cần được thực hiện chặt chẽ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý dự án ODA (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)