Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý dự án ODA (Trang 39 - 43)

2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT_AG QUA 3 NĂM 1 Phân tích doanh số cho vay

2.3. Phân tích tình hình dư nợ

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ.

2.3.1. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Chi nhánh NHCT_AG mở rộng tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình đểđầu tư vào công tác tín dụng, kết quả dư nợ qua 3 năm như sau:

Bảng 8: Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Quốc doanh 146.251 40,18 212.788 44,17 277.195 45,57 66.537 45,5 64.407 30,27 Ngoài quốc doanh 217.697 59,82 268.995 55,83 331.125 54,43 51.298 23,56 62.130 23,1 Tổng cộng 363.948 100 481.783 100 608.320 100 117.835 32,38 126.537 26,26

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCT_AG

146.251 212.788 277.195 217.697 268.995 331.125 363.948 481.783 608.320 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng

Quốc doanh Ngoài quốc doanh Tổng cộng

Đồ thị 7: Dư nợ theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tăng lên hàng năm. Cụ thể năm 2002 dư nợđạt 481.783 triệu đồng tăng 117.835 triệu đồng so với cùng kỳ, tốc độ tăng 32,28%; bước sang năm 2003 dư nợđạt 608.320 triệu đồng tăng 126.537 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 26,26%. Từ sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, cho thấy trong thời gian này ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên, ổn định và đã thu hút thêm được khách hàng mới.

yDư nợở khu vực quốc doanh

Năm 2001 dư nợđạt 146.251 triệu đồng; năm 2002 dư nợđạt 212.788 triệu đồng tăng 66.537 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 45,5%; đến năm 2003 dư nợ đạt

277.195 triệu đồng tăng 64.407 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng 30,27%. Đối với khu vực này thì lượng khách hàng tương đối ổn định, trong những năm này doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợở khu vực này đều tăng qua từng năm cho thấy nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất và thay đổi trang thiết bị của các doanh nghiệp này ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay có hiệu quảđảm bảo được khả năng trả nợ và lãi cho ngân hàng nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay và duy trì mức dư nợ tương đối cao ở khu vực này.

yDư nợở khu vực ngoài quốc doanh

Tình hình dư nợ ở khu vực này trong 3 năm qua như sau: năm 2001 dư nợđạt 217.948 triệu đồng, năm 2002 dư nợ đạt 268.995 triệu đồng tăng 51.298 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng 23,56%; còn dư nợđến cuối 2003 là 331.125 triệu đồng tăng 62.130 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 23,1%. Trong những năm này chi nhánh thu hút một lượng lớn khách hàng mới là các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng này tạo điều kiện cho họ có vốn đầu tư sản xuất, mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô ngành nghề nên dư nợđối với khu vực này cũng có chiều hướng tăng trưởng.

2.3.2. Dư nợ theo thể loại cho vay

Bảng 9: Dư Nợ Theo Thể Loại Cho Vay

ĐVT: triệu đồng 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Chỉ tiêu Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 284.054 78,05 373.514 77,53 501.048 82,37 89.460 31,49 127.534 34,14 Trung-dài hạn 79.894 21,95 108.269 22,47 107.272 17,63 28.375 35,52 -997 -0,92 Tổng cộng 363.948 100 481.783 100 608.320 100 117.835 32,38 126.537 26,26

284.054 373.514 501.048 79.894 108.269 107.272 2001 2002 2003 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung-dài hạn

Đồ thị 8: Dư nợ theo thể loại cho vay

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hằng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay.

yDư nợ ngắn hạn

Năm 2001 đạt mức dư nợ là 284.054 triệu đồng; năm 2002 đạt mức dư nợ là 501.048 triệu đồng tăng 89.460 triệu đồng so với năm trước, tốc độ tăng 31,49%. Bước sang năm 2003 đạt mức dư nợ 501.048 triệu đồng tăng 127.334 triệu đồng so với năm 2002, tốc độ tăng là 34,14%. Nguyên nhân là do trong 2 năm nay tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủđiều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm này tập trung nhiều ở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nhà tiêu dùng và tài trợ thu mua lương thực.

yDư nợ trung-dài hạn

Tình hình dư nợ trung dài hạn qua các năm như sau: năm 2001 là 79.894 đồng; năm 2002 mức dư nợ là 108.269 triệu đồng tăng 28.375 triệu đồng so với năm 2001, tốc độ tăng là 35,52%; dư nợ vào cuối năm 2003 là 107.272 triệu đồng giảm 997 triệu đồng so với đầu năm hay giảm 0,92%. Các khoản cho vay trung dài hạn có đặc điểm là không thể thu nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần. Do đó trong năm 2002 dư nợ tăng cao là do doanh số cho vay tăng rất cao trong khi doanh số thu nợ ít hơn nhiều so

với doanh số cho vay, còn năm 2003 doanh số cho vay giảm nhưng doanh số thu nợ lại tăng nên dư nợ có chiều hướng giảm xuống. Dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh trong 3 năm này chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng tiêu dùng.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT_AG vẫn tiếp tục phát triển khá và ngày càng phát triển với dư nợ ngày càng tăng. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng, phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, vì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng. Từđó tạo thêm uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý dự án ODA (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)