III. Việc thực trả lương tại công ty 1 Tình hình sử dụng lao động
4. Các hình thức trả lương tại công ty: 1.Cấp bậc lương và hệ số lương:
4.3. Trả lương sản phẩm:
Hình thức trả lương này áp dụng cho khối sản xuất bao gồm hai phân xưởng sản xuất là: phân xưởng cơ khí và phân xưởng gò hàn.
Vì công ty quy định sản xuất công nghệ thủ công chủ yếu là do tay nghề của người thợ có kinh nghiệm cho nên công ty tính phân loại tiền lương khoán sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Việc tính lương sản phẩm cho khối sản xuất được tính theo định mức công việc và tiền lương theo công việc đó.
GVHD:Nguyễn Tri Như Quỳnh_ SVTH:Đoàn Hà Hồng Nhung -55 -
Giải thích: Bảng lương khối trực tiếp sản xuất
- Bậc thợ : có 7 bậc, hàng năm công ty tổ chức thi nâng bậc cho nhân viên bộ phận sản xuất để tạo cơ sở nâng lương cho nhân viên.
- Lương nghị định 05: tính theo mức lương tối thiểu nhân với hệ số bậc thợ .
- Thu nhập: số tiền công nhân nhận được theo mức khoán sản phẩm hoàn thành
- Ứng kỳ I, ứng kỳ II : đối với bộ phận trực tiếp sản xuất do ý thức giác ngộ về gia đình chưa cao để tránh trường hợp người công nhân sử dụng tiền lãng phí công ty chia ra thành 2 đợt ứng lương trong tháng ( ứng đợt I: ngày 10, ứng đợt II: ngày 20, thanh toán lương: ngày 30 )
- Các cột còn lại có cách tính tương tự khối văn phòng.
Nhận xét:
Việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận trực tiếp sản xuất là hợp lý, vì bộ phận sản xuất chỉ làm việc khi có đơn đặt hàng hay khi công ty dự đoán nhu cầu thị trường và tiến hành sản xuất để dự trữ. Đặc biệt là, sản phẩm cơ khí là một sản phẩm có tính chất mùa vụ, mang tính thị trường. Sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều thì hưởng lương nhiều, làm ít hưởng ít, điều này phù hợp với nguyên tắc “ làm theo năng lực, trả theo lao động” . Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chất lượng sản phẩm ra sao khi công nhân chỉ chạy theo sản lượng để có thu nhập cao, vì vậy mà công ty không trả lương cho bộ phận sản xuất theo hệ số bậc thợ (đánh giá dựa vào trình độ trường lớp của nhân viên ), mà trả lương cho nhân viên theo hệ số cấp bậc công việc, và chính tổ trưởng _ người trực tiếp quản lý nhân viên sẽ đánh giá hệ số cấp bậc công việc của nhân viên mà mình quản lý ( dựa vào mức độ phức tạp cuả công việc mà người đó đảm nhận ) . Tiền lương phụ thuộc vào số giờ làm việc chuẩn và số giờ làm việc chuẩn này sẽ thể hiện được chất lượng công việc mà người nhân viên đó thực hiện. Tùy theo mức độ phức tạp của công việc mà tổ trưởng bố trí nhân viên thích hợp, việc thi nâng bậc cho nhân viên thể hiện trình độ tay nghề của nhân viên từ đó tổ trưởng mới có sự tin tưởng để giao cho nhân viên làm những công việc phức tạp, để họ có cơ hội nhận lương cao hơn.
Ưu điểm của công ty là khi công nhân viên nâng bậc đến thợ bậc 7 là không thể nâng bậc được nữa, nghĩa là người công nhân đó chỉ được hưởng thêm lương thâm niên mà thôi, nếu xét thấy là công nhân đó có những đóng
GVHD:Nguyễn Tri Như Quỳnh_ SVTH:Đoàn Hà Hồng Nhung -56 -
góp tích cực trong thời gian làm việc thì ban giám đốc công ty sẽ hợp bàn để chuyển nâng người đó sang hưởng lương khối văn phòng để có điều kiện nâng lương cho họ. Đây là cách rất tốt để duy trì đội ngũ nhân viên trong công ty, và thu hút nhân tài từ nhiều nơi khác.
Nhìn bên ngoài ta thấy việc trả lương theo sản phẩm tại công ty không căn cứ vào cấp bậc công nhân mà căn cứ vào cấp bậc công việc do phòng kỹ thuật tính toán là rất khách quan. Tuy nhiên, việc sắp xếp công nhân làm các công việc tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của tổ trưởng, mặc dù quản đốc và phó quản đốc thường xuyên đi kiểm tra tình hình làm việc của công nhân từ đó có căn cứ để xem xét lại hệ số lương mà tổ trưởng chấm cho công nhân có hợp lý chưa, rồi tiến hành tính lương trả cho người công nhân trong công ty. Nhưng việc đánh giá của tổ trưởng là quan trọng đối với nhân viên mà họ quản lý. Vì vậy công ty cần có biện pháp tăng cường giáo dục tư tưởng cho các tổ trưởng và các quản đốc tại công ty để việc sắp xếp công việc sản xuất được khách quan hơn.
Bảng lương của công nhân được tổ trưởng tính và dán công khai tại bảng thông báo nơi công nhân làm việc, có đính kèm bảng chấm công hàng ngày của từng công nhân, nếu người công nhân có thắc mắc về lương của mình thì được tổ trưởng trực tiếp giải thích. Điều này là đúng vì nó thể hiện tinh thần công khai, dân chủ, hạn chế gian lận trong việc tính trả lương cho nhân viên sản xuất.
* Cách tính và phân bổ lương tại phân xưởng:
Phân xưởng cơ khí, phân xưởng gò hàn : Khi nhận được đơn đặt hàng, phòng điều phối sản xuất sẽ tiến hành tính định mức tiền lương các chi tiết sản phẩm hoàn thành và đưa lên ban giám đốc duyệt, sau đó sẽ được giao khoán tiền lương dựa trên định mức tiền lương chi tiết sản phẩm hoàn thành đó. Sau đó tổ trưởng căn cứ vào ngày công và hệ số cấp bậc công việc để chia lương.
Cụ thể, ta có:
GVHD:Nguyễn Tri Như Quỳnh_ SVTH:Đoàn Hà Hồng Nhung -57 -