TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Trang 44)

IV – Quyền đối với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế

a. Điều kiện công nhận theo các điều ước quốc tế

TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Khái niệm chung về trọng tài thương mại quốc tế.

- Trọng tài thương mại theo cách hiểu chung là cơ quan xét xử do các bên lập ra trên cơ sở thỏa thuận & trong lĩnh vực mà pháp luật qui định để giải quyết các tranh chấp chính giữa các bên đương sự.

- Theo Luật Mẫu 1 tổ chức trọng tài mang tính chất quôc tế khi:

+ Các bên tham gia vào thỏa thuận trọng tài có trụ sở ở nhiều nước khác nhau ở thời điểm kí kết thỏa thuận ấy, hoặc

+ Một trong những địa điểm sau đây nằm ở ngoài đất nước mà nơi đó các bên có trụ sở: nơi tiến hành tố tụng trọng tài, nếu nơi này được qui định trong thỏa thuận trọng tài hoặc được xác định căn cứ theo thỏa thuận ấy; mọi địa điểm mà ở đó có một phần chủ yếu của các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ thương mại hoặc nơi nội dung tranh chấp có mối liên quan chặt chẽ nhất; hoặc

+ Các bên đã thỏa thuận dứt khoát với nhau là nội dung của thỏa thuận có liên quan đến hơn 1 nước.

- Theo qui định của Luật trọng tại Thương mại Vn: trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo qui định của pháp luật trọng tài nước ngoài, do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Vn hoặc trong lãnh thổ VN.

2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế2.1 Thẩm quyền theo vụ việc 2.1 Thẩm quyền theo vụ việc

- Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực thương mại. - Luật trọng tài thương mại 2010 đưa ra các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài: + Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó ít nhất 1 bên có hoạt động thương mại. + Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật qui định được giải quyết bằng trọng tài.

- Xác định thẩm quyền của tọng tài có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trọng tài hay tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

+ Nếu trọng tài ko có thẩm quyền thì 1 trong các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền.

+ Nếu trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thì khi 1 trong các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa án có thẩm quyền thì tòa án phải từ chối thụ lý vụ án với lý do vụ việc thuộc thẩm quyền của trọng tài.

- Xác định thẩm quyền của trọng tài còn có ý nghĩa trong việc công nhận & cho thi hành quyết định trọng tài. - Việc xác định thẩm quyền của trọng tài do chính trọng tài xem xét và trên cơ sở thỏa thuận trọng tài & theo nguyên tắc "thẩm quyền của thẩm quyền".

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w