công dân Hàn Quốc
2.1.3.1. Hậu quả xã hội
Hiện nay, hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu. Chúng ta không thể vì những quan niệm cũ về hôn nhân ngoại bang, với sự kỳ thị “mẹ Tây”, “mẹ Mỹ” như thời còn ngoại xâm mà lên án và ngăn chặn hôn. Không thể duy ý chí trong việc muốn hay không muốn có hiện tượng kết hôn với người
nước ngoài. Đây là một vấn đề bình thường trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá. Pháp luật Việt Nam cũng không có bất cứ quy định nào ngăn cản việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài nhưng những năm gần đây, việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đặc biệt là làn sóng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Hàn Quốc diễn ra hết sức phức tạp, trong số đó có không ít vụ kết hôn do môi giới bất hợp pháp, bị lừa đảo, bất hạnh bởi hầu hết đó là những cuộc hôn nhân vì mục đích kinh tế, nhiều cô gái mơ ước lấy được chồng giàu mà không dựa trên cơ sở hiểu biết về văn hóa, lối sống, về tình cảm và không xuất phát từ tình yêu nam nữ tự nguyện, đã để lại hậu quả đau lòng là nhiều cô dâu Việt Nam lâm vào hoàn cảnh bi đát, hàng chục ngàn ông bố, bà mẹ sống trong sự hối hận, xót xa vì vội gả con cho người nước ngoài; ảnh hưởng đến an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ở Việt Nam từ nhiều năm, báo chí cũng đã nhiều lần lên tiếng và cảnh báo trước hiện tượng kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng. Từ năm 1995 đến nay, hàng trăm bài báo ở Việt Nam đã điều tra các đường dây tuyển các thôn nữ đem về Thành phố Hồ Chí Minh nuôi nhốt trong những phòng trọ, cho những người đàn ông lớn tuổi, tật nguyền từ Đài Loan, Hàn Quốc đến tuyển lựa. Chưa kể hàng trăm bài báo mô tả cảnh cô dâu Việt Nam ở Đài Loan, Hàn Quốc bị ngược đãi, làm vợ tập thể,...phải trốn về nước [24]. Trong một bài viết trên báo Đồng Tháp được đăng tháng 5/2008 cho biết:
Vài ba năm trước đây, những vùng quê yên bình ở xã Mỹ An Hưng B - huyện Lấp Vò, xã Phong Hoà - huyện Lai Vung… rộ lên phong trào “lấy chồng Hàn Quốc”. Một xóm có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm cô gái miệt vườn tuổi mười tám, đôi mươi theo người dẫn mối lên thành phố Hồ Chí Minh để những người đàn ông Hàn Quốc chọn làm vợ. Nếu được chọn, sẽ tổ chức đám cưới ngay. Sau đó gia đình được người môi giới cho ít tiền, còn cô gái thì khăn gói theo chồng về xứ lạ, phó thác thân phận theo kiểu… “may nhờ rủi chịu”. Một kịch bản kết hôn na ná như vậy thì rất khó hy vọng về một cuộc hôn nhân hạnh phúc nhưng vì sao các cô gái quê lại đua nhau lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc đến như vậy. Chính tâm lý “xấu che, tốt khoe” đã đẩy các cô gái nông
thôn nghèo, ít học đến với con đường lấy chồng Hàn Quốc vì chỉ thấy trước mắt những cô gái đi trước có cuộc sống sang trọng, có tiền gởi về gia đình, cất nhà khang trang, mua sắm phương tiện sinh hoạt đắt tiền nên tất cả đều ham muốn được đổi đời nhanh chóng mà họ đâu biết rằng trong số đó có bao nhiêu là trường hợp bất hạnh đang sống trong cảnh khổ sở nơi xứ người, hoặc phải ôm con nhỏ trở về gia đình với nỗi dằn dặt không nguôi vì trót một lần lầm lỡ. Và cũng có không ít những gia đình gả con với hy vọng sẽ được đổi đời, giàu có nhưng sự thật sau đám cứơi, gia đình chỉ được bọn môi giới chi vài trăm đô sau đó thì ngày ngày mòn mỏi chờ đợi mà đâu biết rằng con gái mình đang phải sống vất vã, khổ sở nơi xứ người nên ít liên hệ về gia đình [25].
Tất cả những điều đó đã để lại hậu quả mà xã hội phải gánh chịu không chỉ là trước mắt mà về lâu dài, nó còn ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế, an ninh xã hội, pháp luật quốc gia và quốc tế. Đặc biệt những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nét đẹp vốn có từ lâu đời của phụ nữ Việt Nam bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Trong bài viết này tác giả xin đưa ra một ví dụ điển hình cho sự xâm phạm thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. Đó là vào tháng tư năm 2006, có một bài viết đăng trên báo Chosun (Hàn quốc) của phóng viên Chae Sung Woo đề cập đến thực trạng phụ nữ Việt nam lấy chồng Hàn quốc, thông qua bài báo thì có thể thấy, phụ nữ Việt Nam được xem như một món hàng rất dễ mua “Trên bàn tiếp khách làm bằng tre, một người đàn ông HQ đang ngồi. 11 phụ nữ đang hồi hộp với ước mơ thoát khỏi cái nghèo. Người đàn ông HQ nhìn lướt qua một lượt khuôn mặt những cô gái đang ngồi xếp chân sang một bên. Sau 20 phút, ông ta quyết định thôi không chọn nữa và nói “Ôi, thật ngại quá, không biết chọn ai bây giờ”. Người đàn ông HQ này sang Việt Nam tìm vợ, với mục đích về để giúp bà mẹ của mình, như lời ông ta hỏi với cô gái được chọn “Tôi đang thất nghiệp nhưng sẽ xin việc làm. Mẹ tôi đã có tuổi và đang kinh doanh một của hàng thức ăn nhỏ. Có nuôi mẹ tôi được không?”. Cũng chính vì mục đích lấy vợ về để phục vụ gia đình, nên người đàn ông HQ này sau một lúc chần chừ cũng chọn Sen (cô gái xuất thân từ một vùng quê nghèo khó,
tướng tá to lớn để mai mốt còn phục vụ cơm nước cho bà”. Không những thế ở Hàn Quốc hiện nay, chúng ta có thể tìm thấy trên bất kỳ nhật báo nào những lời quảng cáo như “Cô dâu Việt Nam đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định của bạn”. Để thêm sức thuyết phục cho việc tiếp thị lấy vợ Việt Nam, những quảng cáo nói trên còn liệt kê chi tiết về những ưu điểm của con gái Việt Nam. Đó không chỉ là vẻ hấp dẫn về hình thức như “dáng người đẹp nhất trên thế giới” và quyến rũ hơn so với phụ nữ ở một số nước trong châu lục với những phẩm hạnh tuyệt vời như “xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời”, “giữ gìn trinh tiết và chung thuỷ với chồng”. Những kiểu quảng cáo xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam như vậy đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội ở Hàn Quốc và đặc biệt ở Việt Nam, bởi vì đó không đơn giản chỉ là “nỗi đau về trách nhiệm, mà đây còn là nỗi nhục hình ảnh phụ nữ Việt Nam dưới con mắt người nước ngoài”(Võ Văn Kiệt).
2.1.3.2. Hậu quả pháp lý
Xung đột pháp luật về giải quyết ly hôn giữa pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc; vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân trong điều kiện Việt Nam và Hàn Quốc chưa có thỏa thuận tương trợ tư pháp; vấn đề quốc tịch của các cô dâu Việt Nam sau khi kết hôn, vấn đề khai sinh và quốc tịch của trẻ em được sinh ra bởi hai dòng máu Hàn – Việt. Đây là những vấn đề pháp lý đang đặt ra từ thực tiễn các quan hệ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người Hàn Quốc.
* Vấn đề quốc tịch
Khó khăn lớn nhất của các cô dâu Việt Nam là vấn đề quốc tịch. Khi chưa được nhập quốc tịch Hàn Quốc, địa vị pháp lý và các bảo đảm xã hội đối với cô dâu Việt Nam rất bấp bênh. Theo quy định tại khoản 2 điều 6 Luật quốc tịch Hàn Quốc thì điều kiện để được nhập quốc tịch Hàn Quốc đó là: Người nước ngoài có vợ hoặc chồng là công dân Hàn Quốc có đủ các điều kiện sau đây sẽ được nhập quốc tịch kể cả khi họ không đáp ứng được điều kiện quy định tại đoạn 1
Điều 5:
1. Người có chỗ ở ổn định tại Hàn Quốc trong vòng không dưới 2 năm liên tục từ khi đăng ký kết hôn.
2. Người đã ly hôn trong vòng 3 năm và có chỗ ở ổn định tại nước Cộng hoàHàn Quốc trong vòng không dưới 1 năm liên tục từ khi đăng ký kết hôn
Như vậy, người nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch Hàn Quốc theo nguyện vọng thì người đó phải kết hôn rồi và ở Hàn Quốc liên tục trong hơn hai năm; hoặc người đó sau khi kết hôn trong hơn ba năm phải ở Hàn Quốc liên tục trong hơn một năm. Người nước ngoài được nhập quốc tịch thì con của họ đang ở tuổi vị thành niên theo quy định của Luật Dân sự nước Cộng hoà Hàn Quốc cũng đồng thời được nhập quốc tịch. Cũng theo Luật Quốc tịch Hàn Quốc, đối với người nước ngoài đã có quốc tịch Hàn Quốc, trong vòng sáu tháng kể từ ngày nhập quốc tịch Hàn Quốc, người đó phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài của mình. Nếu người nào không thực hiện đúng như vậy mà qua thời gian đó thì coi như mất quốc tịch (bị tước quyền công dân). Vì vậy mà hiện nay có một số cô dâu Việt Nam rơi vào tình trạng không quốc tịch do họ đã được thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa được nhập quốc tịch Hàn Quốc thì ly hôn hoặc chồng chết. Bên cạnh đó, trên thực tế cũng phát sinh khó khăn liên quan đến vấn đề quốc tịch của những đứa trẻ là con lai Hàn – Việt. Đây là số trẻ em đã có quốc tịch Hàn Quốc hoặc chưa xác định quốc tịch Hàn Quốc hay Việt Nam nhưng theo mẹ( ly hôn) hoặc được người mẹ gửi cho ông bà ngoại nuôi tại Việt Nam. Do vấn đề quốc tịch nên việc giải quyết khai sinh, đăng ký hộ khẩu cũng như việc thực hiện các chính sách giáo dục, y tế...đối với các trẻ em này gặp khó khăn, vướng mắc hiện chưa có hướng giải quyết
* Vấn đề ly hôn
Qua thực tiễn cho thấy, hầu hết các trường hợp sau khi đăng ký kết hôn đều trở về sinh sống tại Hàn Quốc, trong khi đó trước khi kết hôn, các cô gái Việt Nam hầu như chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, lối sống,
Quốc, họ rất khó hòa nhập vào đời sống xã hội và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ly hôn ngay sau một thời gian chung sinh sống tại Hàn Quốc. Theo số liệu thống kê mà ông Do joo Myung - Trưởng ban dự án khu vực Cheon buk tại Hàn Quốc cho biết: “ Chỉ trong năm 2003, số người kết hôn là 310,944 người và số vụ ly hôn là 167,067 vụ. So với số kết hôn thì số vụ ly hôn chiếm hơn 50%, tỷ lệ ly hôn của các gia đình đa văn hóa năm 2006 là 1611 vụ, trong đó gia đình có phụ nữ Việt Nam là 147 vụ”. Theo quy định của Luật HN&GĐ2000, trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì tài sản sẽ được chia đôi dựa trên công sức đóng góp của hai bên, tài sản riêng của người nào sẽ thuộc về người đó, trường hợp không chứng minh được là tài sản riêng thì sẽ thuộc tài sản chung. Việc chia tài sản trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của bà mẹ trẻ em. Quy định trên là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ chế độ gia đình ở Việt Nam lấy trọng tâm gia đình là hai vợ chồng và địa vị của vợ chồng với nhau gần như là bình đẳng, vì vậy mà tài sản của vợ và chồng cùng gây dựng được sau khi kết hôn sẽ được coi là tài sản chung, trường hợp người vợ chỉ ở nhà chăm con và lo các công việc nội trợ trong gia đình thì khi ly hôn, tòa án vẫn giải quyết cho người vợ được hưởng một nửa số tài sản trong khối tài sản chung. Còn ở Hàn Quốc, Luật Dân sự Hàn Quốc liên quan đến hiệu quả tài sản của hôn nhân chọn lựa chế độ tài sản riêng của vợ chồng, do đó tài sản thuộc về từng người trước khi kết hôn và tài sản kiếm được với danh nghĩa bản thân trong quá trình hôn nhân được phán quyết là sở hữu của riêng mỗi người. Do vậy, trường hợp người vợ phải làm việc nhà, nuôi dạy con cái thì không được công nhận đóng góp trong việc hình thành tài sản. Chính vì vậy, khi chấp nhận ly hôn các cô dâu Việt Nam luôn phải gánh chịu những hậu quả bất lợi cả về con cái và tài sản. Đặc biệt là những trường hợp cô dâu Việt Nam chưa có quốc tịch Hàn Quốc nhưng đã ly hôn hoặc chồng chết thì phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, thường rơi vào cảnh trắng tay khi về nước, không được nuôi con, không được chia tài sản vì pháp luật Hàn Quốc không bảo hộ quyền lợi của người phụ nữ trong những trường hợp này.
* Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ Việt Nam khi lợi ích đó bị xâm hại
Có một thực tế là “làn sóng” kết hôn với người Hàn Quốc trong những năm gần đây đa số là các cô gái từ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, học vấn thấp, ít hiểu biết. Mục đích lấy chồng nước ngoài của đa số là lấy được chồng giàu nên hầu hết các cuộc kết hôn diễn ra nhanh chóng, thực chất là hoàn tất sự chuẩn bị của người môi giới hoặc tổ chức môi giới về các thủ tục pháp lý trên cơ sở thỏa thuận mà không dựa trên cơ sở hiểu biết về văn hóa, lối sống, về tình cảm và không xuất phát từ tình yêu nam nữ tự nguyện. Chính vì vậy, mặt trái của các cuộc hôn nhân Hàn – Việt tưởng chừng như hợp pháp kia là sự bất bình đẳng trong hôn nhân khi mà đàn ông Hàn Quốc nhờ có chính sách hỗ trợ mà tìm đến các nước nghèo để tuyển vợ trong khi phụ nữ Việt Nam lại không có quyền lựa chọn chồng... Đằng sau những cuộc hôn nhân này là những mâu thuẫn nghiêm trọng trong đời sống gia đình các cô dâu Việt, đó là sự khác biệt về văn hoá, pháp luật và phong tục tập quán. Động cơ muốn thu hồi “vốn” của cô dâu, tâm lí lo ngại vợ bỏ trốn sau khi đã phải trả một khoản chi phí cưới vợ của chú rể Hàn đã khiến gia đình người chồng khống chế tài chính cũng như cơ hội giao tiếp bên ngoài của người vợ. Ngoài ra, luật ủng hộ gia đình đa văn hoá của Hàn Quốc cũng thể hiện sự chưa công bằng khi yêu cầu người phụ nữ phải học ngôn ngữ, phong tục, văn hoá của chồng nhưng ngược lại, người chồng lại không cần tìm hiểu những điều đó ở phía người vợ. Hôn nhân không trên cơ sở tình yêu thật sự, cùng việc thiếu thông tin rõ ràng về hai phía, lại chịu sự chi phối vì mục đích lợi nhuận của môi giới trung gian, đã khiến nhiều cuộc hôn nhân trở thành bi kịch với những vụ bạo lực gia đình, hay nhẹ hơn là sự không thể hoà nhập với cuộc sống chung. Tại Hàn Quốc, con số li hôn của các cặp vợ chồng quốc tế năm 2003 là 2.784 vụ, đến năm 2007 đã tăng lên 8.348 vụ. Mặt khác, trẻ em thế hệ thứ hai trong các gia đình đa văn hoá này không những cần phải hoà nhập được với môi trường xung quanh mà còn phải biết và hiểu được về quê hương thứ hai của mình. Tuy nhiên, vấn đề nay hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, Nhà nước ta chưa có văn bản nào quy định việc bảo hộ cho công dân là phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn sang định cư tại Hàn Quốc nên việc giúp đỡ
các cô dâu Việt Nam khi gặp hoàn cảnh khó khăn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân như trình độ thấp, không có thông tin về các cơ quan ngoại giao.