Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc những năm qua ở Việt Nam (Trang 28 - 29)

Trong sự phát triển của tiến bộ xã hội, tự do kết hôn đã trở thành một giá trị cơ bản của quyền con người. Chế độ hôn nhân và gia đình Việt nam trải qua ba lần lập pháp đều nhất quán khẳng định mục tiêu xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững làm nền tảng cho sự phát triển của tiến bộ xã hội. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, đời sống hôn nhân và gia đình Việt Nam đang đứng trước sự phát sinh những hiện tượng hôn nhân không bình thường của việc lợi dụng quyền tự do kết hôn nhằm hướng đến các quan hệ lợi ích. Trong đó hiện tượng kết hôn với người nước ngoài mà nổi lên là hiện tượng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc trong những năm qua có thể coi là ví dụ điển hình về sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đối với quan hệ hôn nhân. Đây thực sự là một vấn đề xã hội phức tạp trong sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Theo giáo sư Kim Young Shin tại hội thảo “ Những vấn đề và phương hướng giải quyết trong quan hệ hôn nhân quốc tế Việt Hàn”, nhìn chung tình hình kết hôn quốc tế Việt - Hàn hiện nay đang gặp phải nhiều sóng gió gay go trong khi vẫn chưa tìm được phương án nào giải quyết thỏa đáng, chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam đang nỗ lực để cải thiện tình hình nhưng vẫn còn khá nhiều vấn đề mà nhà nước chưa thể động tới, mặc dù được sự giúp đỡ của các cơ quan phi chính phủ và nhiều đoàn thể nhưng tình trạng trên vẫn tồn tại nhiều thiếu sót. Thực tế trong những năm qua cho thấy, số lượng các cuộc hôn nhân Việt - Hàn đã tăng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra thực trạng người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc của Bộ An toàn – hành chính Hàn Quốc năm 2008 cho biết: Cả nước Hàn Quốc có 127.683 cô dâu ngoại quốc thì trong đó số cô dâu người Việt Nam là

20.942 người tính luôn cả con, so với năm 2001 chỉ có 134 người, tăng 156 lần. Đặc biệt Tại Chung Nam của Hàn Quốc số cô dâu người Việt Nam đã tăng từ 347 người vào năm 2006 lên 1.238 người vào năm 2009. Còn ở Việt Nam, theo số liệu thống kê thì nếu trước năm 2004 chỉ có 560 trường hợp kết hôn thì đến năm 2005 là 1500 trường hợp, năm 2006 là 20.000 trường hợp và từ năm 2007 đến đầu năm 2008 là 25.000 [19], các cuộc hôn nhân ban đầu diễn ra ở các tỉnh miền tây Nam Bộ như An Giang, Cần Thơ...Từ năm 2005-2008, hôn nhân Việt Hàn lan rộng ra các tỉnh phía bắc, tập trung nhiều ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng... Hiện tại, Việt Nam đã trở thành nước có tốc độ gia tăng hôn nhân quốc tế cao, trong số các vụ hôn nhân quốc tế với người Hàn Quốc, Việt Nam chiếm nhanh nhất về tốc độ và đứng thứ hai về số trường hợp kết hôn sau Trung Quốc.

Qua phân tích của bà Trịnh Thị Bích tại hội thảo “ Hôn nhân xuyên biên giới vùng Đông và Đông Nam Châu Á”[19], nhìn chung, có thể đưa ra một số nhận xét chung về tình trạng trên như sau:

Về độ tuổi kết hôn của phụ nữ Việt Nam: Từ 18 đến 20 tuổi chiếm 18%; từ 21 đến 30 tuổi chiếm 52%; trên 30 tuổi chiếm 20%. Về nghề ngiệp, đa số chưa có việc làm, chỉ ở nhà nội trợ chiếm 86.3%, công nhân chiếm 2.8%, kinh doanh 5% và làm thuế 5%. Đối với nam giới Hàn Quốc, đa số có nghề nghiệp là nông dân, công nhân, làm thuê chiếm 83%, kinh doanh 11%, không có công chức và người thất nghiệp, về độ tuổi nhiều nhất từ 20 đến 40 tuổi chiếm 69%; từ 40 đến 50 tuổi chiếm 20% và trên 50 tuổi chiếm 11%

Về hoàn cảnh gặp gỡ quen biết và điều kiện tìm hiểu trước khi đăng ký kết hôn: Có đến 85% thông qua sự môi giới của người quen, họ hàng, bạn bè đã có chồng Hàn Quốc giới thiệu, thời gian tìm hiểu rất ngắn, chỉ từ một tháng đến ba tháng là tiến tới hôn nhân. Và có đến 60% chung sống với nhau trước khi đăng ký kết hôn.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc những năm qua ở Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w