Cách tính thời hạn xóa án tích

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam (Trang 38 - 44)

1 Xem: TS Uông Chu Lưu, sách “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 999” (đã dẫn), tr

2.2.Cách tính thời hạn xóa án tích

1. Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.

4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.”

(Điều 67 BLHS năm 1999)

Vấn đề thời hạn và cách thức xác định thời hạn trong pháp luật hình sự luôn là vấn đề phức tạp. Điều này không loại trừ thời hạn để xóa án tích. Nhằm tạo cơ sở cho việc xác định thời hạn để xóa án tích, Điều 67 BLHS đã đưa ra các nguyên tắc về cách tính thời hạn, cụ thể:

a. Căn cứ để xác định thời hạn

Thời hạn để xóa án tích căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, nghĩa là thời hạn một năm, ba năm, năm năm… quy định tại Điều 64, Điều 65 BLHS được lấy căn cứ từ hình phạt chính trong bản án đã tuyên. Điều này hoàn toàn hợp lý

bởi hình phạt chính là biểu hiện tập trung cao nhất sự đánh giá của Tòa án đối với hành vi phạm tội và người phạm tội. Đồng thời bản án kết tội bao giờ cũng có một hình phạt chính còn hình phạt bổ sung thì có thể có hoặc không.

Hình phạt chính đã tuyên phải là hình phạt chính được Tòa án tuyên bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Bởi vậy, nếu bản án đã bị phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì hình phạt chính đã tuyên phải được hiểu là hình phạt được tuyên trong bản án cuối cùng có hiệu lực pháp luật.

b. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn xóa án tích

BLHS quy định hai thời điểm bắt đầu thời hạn xóa án tích

Thời điểm thứ nhất là ngày chấp hành xong bản án. Ngày chấp hành xong bản án là ngày chấp hành xong cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung cũng như các quyết định khác như bồi thường thiệt hại… được ghi nhận trong bản án chứ không phải là ngày chấp hành xong hình phạt chính. Bởi theo khoản 3

Điều 67 BLHS 1999 “Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành

xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án”, tức là việc chấp hành xong bản án phải là chấp hành xong mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước mà Tòa án đã ghi trong bản án. Tùy thuộc vào tội phạm người phạm tội đã thực hiện cũng như các chế tài hình phạt điều luật quy định mà trong từng trường hợp, Tòa án có thể quyết định hình phạt chính, có thể có hoặc không, một hay nhiều hình phạt phụ và các biện pháp tư pháp khác.

Ví dụ: Một người bị phạt 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản, phải bồi thường cho người bị hại 5 triệu đồng, phải nộp 50 ngàn đồng án phí hình sự sơ thẩm và 250 ngàn đồng án phí dân sự sơ thẩm. Trong trường hợp này theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm năm 1999 thì người này đương nhiên được xoá án tích, nếu hết thời hạn 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù 2 năm, bồi thường xong 5 triệu đồng cho người bị hại, đã nộp đủ 50 ngàn đồng án phí hình sự sơ thẩm và 250 ngàn đồng án phí dân sự sơ thẩm hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành hành bản án, người đó không phạm tội mới. Thời hạn 3 năm được tính kể từ ngày chấp hành xong tất cả các quyết định của bản án (bao gồm: hình phạt 2 năm tù, bồi dưỡng cho người bị hại 5 triệu đồng, nộp đủ 50 ngàn đồng án phí hình sự sơ thẩm và 250 ngàn đồng án phí dân sự sơ thẩm) chứ không phải kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính là 2 năm tù.

Theo hướng dẫn tại điểm c Điều 11 Nghị quyết 01/2000/NQ – HĐTP thì được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây:

- Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;

- Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt... thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);

- Người bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo đã chấp hành xong thời gian thử thách, trong trường hợp đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (nếu có).

Người được miễn chấp hành hình phạt còn lại được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

Đối với hình phạt cảnh cáo thì sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì bản án coi như được chấp hành xong nếu như không có hoặc đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.

Thời điểm thứ hai là ngày hết thời hiệu thi hành bản án.

Trong trường hợp này cần phân biệt thời hạn cần thiết để xem một người bị kết án nhưng hết thời hiệu thi hành án khác với thời hạn để xem người đó đương nhiên được xóa án do hết thời hiệu thi hành án.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên” (khoản 1 Điều 55 BLHS năm 1999). Như vậy, hết thời hiệu thi hành bản án được hiểu là trường hợp người bị kết án vì một lý do khách quan nào đó như được hoãn chấp hành hình phạt tù nhiều lần, do sự sơ suất của cơ quan có thẩm quyền… nên người bị kết án chưa chấp hành hình phạt và không trốn khỏi địa phương, không phạm tội mới trong thời hạn luật định và khi hết thời hạn này người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên nữa.

Thời hiệu thi hành bản án được ghi nhận tại khoản 2, khoản 3 Điều 55 BLHS năm 1999 với nội dung:

“ a. Năm năm đối với trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống,

b. Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm,

c. Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm.”

“Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”

Thời hiệu thi hành án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các quyết định về tài sản khác trong bản án hình sự như bồi thường thiệt hại, trả lại tài sản, tịch thu tài sản, án phí…. thì theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (trước đây là Điều 21 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993), thời hạn thi hành án dân sự là năm năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định này mà cá nhân được thi hành án, cơ quan tổ chức được thi hành án đã có đơn gửi cơ quan thi hành án yêu cầu thi hành án hoặc thủ trưởng cơ quan thi hành án đã chủ động ra quyết định thi hành án, thì chỉ khi nào người bị kết án thi hành xong các quyết định về tài sản hoặc có quyết định đình chỉ thi hành án thì mới được coi là đã chấp hành xong các quyết định của Tòa án về tài sản trong bản án hình sự. Đối với số tiền bồi thường thiệt hại nếu người được bồi thường là cá nhân tự nguyện không yêu cầu người bị kết án bồi thường (lập thành văn bản) thì được coi như người bị kết án đã bồi thường xong kể từ ngày có văn bản không yêu cầu bồi thường (tôn trọng quyền định đoạt về tài sản của cá nhân). Trong trường hợp người được bồi thường là cá nhân mà trong thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã không có đơn yêu cầu thi hành đối với số tiền bồi thường thì kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu thi hành án cũng được xác định là hết thời hiệu thi hành bản án và cũng được tính để giải quyết việc xóa án tích. Đối với số tiền phải thu cho Nhà nước như tiền phạt tiền, án phí, lệ phí… mà trong thời gian năm năm kể từ ngày bản án quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án dân sự đã không ra quyết định thi hành án thì được xác định là hết thời hiệu thi hành bản án nên cũng được tính để giải quyết việc xóa án tích.

Như vậy, hết thời hiệu thi hành án, quyết định thì mới bắt đầu tính thời hạn đương nhiên xóa án tích theo khoản 2 Điều 64 và Điều 65 BLHS. Đối với người mà đã có quyết định của Tòa án thi hành bản án nhưng lẩn trốn việc thi hành và bị truy nã hoặc người được tạm hoãn thi hành án thì thời gian lẩn trốn

hoặc thời gian tạm hoãn không được tính vào thời hiệu thi hành án (theo điểm a Mục V Thông tư liên ngành số 02/1986).

Pháp luật hình sự quy định cả hai thời điểm bắt đầu tính thời hạn xóa án tích đối với cả trường hợp đương nhiên xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, quy định này là chưa hợp lý đối với trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án. Bởi Điều 56 BLHS quy định “không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với tội quy định tại các Chương XI và Chương XXIV BLHS” nhưng tại Điều 65 về xóa án tích theo quyết định của Tòa án đối với những người bị kết án về tội quy định tại hai chương này thì căn cứ tính thời hạn xóa án tích là từ khi hết thời hiệu thi hành bản án. Như vậy, chưa có sự thống nhất giữa các quy định về việc không áp dụng thời hiệu thi hành án với quy định về xóa án tích trong trường hợp người phạm tội tại Chương XI và Chương XXIV.

c. Đối với trường hợp trong thời hạn còn án tích mà lại phạm tội mới thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

Đây là quy định giúp người bị kết án đề cao ý thức tuân theo pháp luật, sớm được xóa án tích theo quy định của pháp luật. Việc người đã bị kết án phạm tội mới trong thời gian người đó còn mang án tích chứng tỏ người đó chưa thực sự tự cải tạo giáo dục để trở thành người lương thiện. Do vậy, pháp luật hình sự quy định thời hạn để xóa án tích cũ được tính từ ngày chấp hành xong bản án mới nhằm thể hiện tính nghiêm khắc của án tích, làm cho án tích phát huy vai trò, ý nghĩa của nó trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Tuy nhiên, việc xác định thời hạn xóa án tích của các bản án trong trường hợp này vẫn phải độc lập với nhau. Có quan điểm cho rằng thời hạn để tính xóa án tích đối với trường hợp phạm tội mới trong thời gian chưa được xóa án tích bao gồm khoảng thời gian để tính xóa án tích cho bản án cũ cộng với thời gian tính để xóa án tích cho bản án mới. Theo quan điểm này thì nếu một người phạm tội lần đầu với thời hạn xóa án tích là 3 năm, chưa hết thời hạn xóa án tích lại tái phạm tội mới với thời hạn xóa án tích là 5 năm thì thời hạn xóa án tích chung sau khi người đó chấp hành xong bản án về tội tái phạm sẽ là 8 năm. Quan điểm này xuất phát từ việc người phạm tội đã phạm tội liên tục, có ý thức chống đối pháp luật cao nên thời hạn thử thách để xác định họ có thực sự hoàn lương hay không cần kéo dài hơn. Tuy nhiên, quan điểm này chưa thực sự hợp lý bởi mặc dù có quy định về việc tổng hợp hình phạt trong các bản án khác

nhau trở thành hình phạt chung để áp dụng đối với người phạm tội, nhưng việc xác định thời hạn để xóa án thì lại căn cứ vào từng bản án đối với từng tội phạm để quyết định. Điều này xuất phát từ bản chất của án tích là hậu quả riêng biệt cho từng tội phạm và từng bản án nên xóa án tích cũng chính là xóa đi hậu quả pháp lý đối với người bị kết án theo từng bản án. Trong trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, thời hạn xóa án tích cần tính theo hướng có lợi cho người bị kết án, nghĩa là sau khi đã chấp hành xong bản án mới, người bị kết án được tính thời gian để xóa án tích cho tất cả các bản án mà họ đã chấp hành xong trên cơ sở thời hạn của bản án nặng nhất đối với tội mà họ đã phạm. Theo cách tính thời hạn này thì trong ví dụ trên, thời hạn xóa án tích đối với người phạm tội chỉ là 5 năm. Vì vậy có thể xảy ra trường hợp trong cùng một thời gian đều được tính thời hạn xem xét để xóa án tích cho đồng thời hai bản án.

Ví dụ: Năm 1990, Tòa án xử phạt anh A mười năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” phải bồi thường thiệt hại và chịu án phí. Do anh A tích cực cải tạo được trả tự do trước thời hạn tù, đến ngày 10/2/2000, anh A chấp hành xong bản án này, chưa được xóa án tích lại phạm tội cố ý gây thương tích, bị Tòa án xử phạt một năm tù, chịu án phí. Đến ngày 10/5/2003, anh A chấp hành xong bản án xử về tội “Cố ý gây thương tích”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của BLHS thì tính thời hạn để xóa án tích đối với bản án xử phạt anh A mười năm tù được tính từ ngày 10/5/2003 và theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 thì thời hạn xóa án tích là năm năm. Nếu kể từ ngày 10/5/2003 đến hết ngày 10/5/2008 anh A không phạm tội mới thì được xóa án tích đối với bản án này. Còn đối với bản án xử về tội cố ý gây thương tích, thì thời hạn xóa án tích cũng được bắt đầu từ ngày 10/5/2003 và theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 thì thời hạn xóa án tích là ba năm. Kể từ ngày 10/5/2003 đến ngày 10/5/2006 nếu anh A không phạm tội mới thì được xóa án tích đối với bản án xử anh A về tội cố ý gây thương tích. Như vậy, có một thời gian được tính thời hạn xem xét để xóa án tích đồng thời cho hai bản án là từ ngày 10/5/2003 đến ngày 10/5/2006. Trong trường hợp anh A phạm tội sau ngày 10/5/2006 đến ngày 10/5/2008 thì căn cứ vào quy định tại Điều 49 BLHS để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

d. Pháp luật hình sự chưa quy định về thời hạn xóa án tích trong những trường hợp phạm nhiều tội, trong đó có cả tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa

án tích và tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án1. Ví dụ: Anh A vừa bị kết án 6 năm tù về tội “Phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của

Một phần của tài liệu Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam (Trang 38 - 44)