Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-m

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing -Mix (Trang 26 - 35)

Marketing-mix

2.2.1. Sản phẩm

Trong 4 yếu tố của Marketing-mix, sản phẩm đóng vai trò quan trọng nhất. Theo đề tài, sản phẩm đ−ợc hiểu là các loại gạo xuất khẩu, phân tích theo các b−ớc cơ bản: quá trình sản xuất, chất l−ợng và chủng loạị..

2.2.1.1. Sản xuất lúa gạo - b−ớc khởi đầu cho xuất khẩu

Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp l−ơng thực trong n−ớc và tạo ra l−ợng gạo d− thừa dành cho xuất khẩụ Sản xuất lúa gạo phụ thuộc vào các yếu tố chính nh− diện tích đất trồng, khí hậu, nhân công, phân bón...

Là một n−ớc nông nghiệp với 80% dân số sống và làm việc bằng nghề nông, Việt Nam coi sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất chính. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, với những thay đổi trong đ−ờng lối chính sách, chúng ta đã đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể trong sản xuất l−ơng thực nói chung và lúa gạo nói riêng. Từ chỗ thiếu l−ơng thực phải nhập khẩu th−ờng xuyên, sau năm 1989, Việt Nam đã tự túc đ−ợc l−ơng thực và có khối l−ợng xuất khẩu ngày càng tăng, đứng thứ hai, thứ ba trên thế giớị Sản l−ợng lúa gạo tăng khá ổn định trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất, chất l−ợng và hiệu quả.

- Thứ nhất, về diện tích đất trồng, Việt Nam có gần 7 triệu ha đất dành cho trồng trọt, chiếm 21% tổng diện tích của cả n−ớc. Hai vựa lúa chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm tới 5,6 triệu ha, trong đó đất trồng trọt chiếm diện tích lớn. Cụ thể đồng bằng sông Hồng năm 1990 chiếm 17,5%, đến năm 1998 có giảm nh−ng đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 42% lên 51,8%. Nhìn chung diện tích đất trồng lúa cả n−ớc tăng từ 5,89 triệu ha năm 1989 lên 7,33 triệu ha năm 1998, trung bình tăng 2,33%/năm.

- Thứ hai, về năng suất lúa cũng có những thay đổi đáng kể. Từ mức 26,6 tạ/ha năm 1976-1980, năng suất lúa bình quân trên cả n−ớc đã lên tới 32,5 tạ/ha năm 1981-1988; 34,8 tạ/ha năm 1989-1993; 38 tạ/ha năm 1994-1997 và 40 tạ/ha năm 2000, đạt nhịp độ tăng bình quân 4-5%/năm. Nh− vậy, khoảng 42-44% sản l−ợng thóc tăng do tăng diện tích, còn lại do tăng năng suất. Điều đó có đ−ợc nhờ ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT, nhất là những tiến bộ về giống lúa có năng suất và chất l−ợng cao nh− CR 203, OM 80-81, IR

58, IR 64 và các giống lúa lai Trung Quốc. Từ đó đã có những thay đổi trong cơ cấu mùa vụ, tránh né đ−ợc nhiều thiệt hại do thời tiết gây rạ

- Thứ ba, về sản l−ợng lúạ Do năng suất và diện tích sản xuất tăng và tăng với tốc độ khá cao nên sản l−ợng lúa của cả n−ớc cũng tăng. Giai đoạn 1995- 2000 sản l−ợng l−ơng thực hàng năm của n−ớc ta đạt trung bình 28,7 triệu tấn, cao nhất so với những năm tr−ớc. Cụ thể năm 1995 đạt 24,9 triệu tấn, năm 1996 đạt 26,4 triệu tấn, năm 1997 đạt 27,6 triệu tấn, năm 1998 đạt 29,1 triệu tấn, năm 1999 đạt 31,4 triệu tấn, đặc biệt năm 2000 sản l−ợng lúa lên tới 32,5 triệu tấn. Dự kiến năm 2001 con số này sẽ giảm nhẹ xuống 31,4 triệu tấn. Mặc dù tốc độ tăng dân số ở n−ớc ta còn cao nh−ng tốc độ tăng tr−ởng của sản l−ợng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên l−ơng thực bình quân đầu ng−ời cũng tăng qua các năm.

Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ th−ơng mại

Nhìn chung, tình hình phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm qua có những dấu hiệu tích cực với những thành tích đáng kể. Có đ−ợc thành công đó là do thay đổi kịp thời và đúng đắn trong cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế “khoán 10” năm 1988. Bên cạnh đó, những tiến bộ trong các khâu cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá và nghiên cứu sinh học cải tạo giống lúa đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích đất gieo trồng, thâm canh tăng năng suất lúạ..

Tuy nhiên, dù đã có sự tiến bộ v−ợt bậc so với thời kỳ tr−ớc, sản xuất lúa gạo ở n−ớc ta vẫn còn biểu hiện những hạn chế khó tránh khỏị Về mặt kỹ thuật, dù đã áp dụng công nghệ mới nh−ng nhìn chung vẫn còn lạc hậu, phải sử dụng lao động thủ công trên đồng ruộng. Năng suất lao động, chất l−ợng sản phẩm tuy có sự cải thiện rõ nét nh−ng vẫn còn thấp so với các n−ớc trong khu vực và trên thế giớị Chúng ta th−ờng chú trọng đến việc tạo ra số l−ợng gạo lớn nhằm đảm bảo an ninh l−ơng thực trong n−ớc và xuất khẩu song lại không quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất l−ợng sản phẩm

Biểu đồ 2.1: Sản l−ợng lúa qua từng năm

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Năm S ản l ợn g (t ấn ) Sản l−ợng

để tạo sức cạnh tranh, nâng cao giá của mặt hàng gạo xuất khẩu trên thị tr−ờng quốc tế.

Trong thời gian tới, sản xuất lúa gạo sẽ tập trung thực hiện ba mục tiêu: đảm bảo vững chắc an ninh l−ơng thực quốc gia, thoả mãn nhu cầu l−ơng thực cho tiêu dùng trong bất cứ tình huống nào; đảm bảo đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng khối l−ợng xuất khẩu với hiệu quả caọ

2.2.1.2. Chất l−ợng gạo xuất khẩu

* Chất l−ợng

Tuy trong những năm gần đây Việt Nam đạt vị trí cao về số l−ợng gạo xuất khẩu nh−ng về chất l−ợng thì có nhiều yếu kém. Chất l−ợng của gạo nói chung phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên và tác động của con ng−ời nh− đất đai, khí hậu, n−ớc t−ới, phân bón, giống lúa, chế biến, vận chuyển, bảo quản... mà quan trọng nhất là giống lúa, các ph−ơng pháp sản xuất và các khâu sau thu hoạch.

- Về giống lúa: từ nhiều năm qua, Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và áp dụng nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chất l−ợng tốt và có khả năng chống chịu giỏi với tình hình thời tiết, thiên tai, sâu bệnh. Tuy nhiên, các giống lúa làm hàng xuất khẩu đòi hỏi những yêu cầu cao hơn các loại khác. Ví dụ nh− đồng bằng sông Cửu Long - chiếc nôi sản xuất gạo của n−ớc ta - có tới 70 giống lúa khác nhau thì chỉ có 5 giống lúa có thể làm hàng xuất khẩu đ−ợc là IR 9729, IR 64, IR 59606, OM 132, và OM 997-6. T−ơng tự nh− vậy, ở miền Bắc, l−ợng giống lúa cũng dừng lại ở con số 5 gồm C70, C71, CR 203, Q5, IR 1832 là đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trên tổng số l−ợng giống lúa gieo trồng khá phong phú. Qua đó cho thấy, giống lúa kém chất l−ợng là một nguyên nhân quan trọng ảnh h−ởng đến chất l−ợng của gạo xuất khẩu Việt Nam. So sánh với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nh− Thái Lan, ấn Độ thì thấy đ−ợc rằng họ có những giống lúa có thể cho gạo có chất l−ợng cao hơn nhiềụ Điển hình là Thái Lan, c−ờng quốc hàng đầu về xuất khẩu gạo, với giống lúa Khaodaumali chất l−ợng cao, với sản l−ợng xuất một năm là 1,2 triệu tấn. ấn Độ cũng rất tự hào với gạo Basmati, một loại gạo thơm đặc sản, đang cạnh tranh gay gắt với hàng của Thái Lan và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của n−ớc nàỵ

- Về ph−ơng pháp sản xuất và các khâu sau thu hoạch, khâu đóng vai trò khá quan trọng, quyết định tới chất l−ợng gạo xuất khẩu cũng còn nhiều bất cập. Dù đã áp dụng các ph−ơng pháp mới vào trong sản xuất nh−ng không toàn bộ nên rất dễ ảnh h−ởng đến chất l−ợng khi thu hoạch. Sau khi gặt hái, hạt thóc phải đ−ợc xay xát, chế biến, bảo quản tốt nhằm làm tăng giá trị. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành công nghiệp xay xát chế biến lúa gạo ở n−ớc ta

còn nhỏ bé và th−ờng áp dụng những công nghệ lạc hậụ Cụ thể, công việc ở một số khâu đ−ợc tiến hành nh− sau:

Phơi sấy: giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống kho chứa và cách thức bảo quản, nhất là đối với một n−ớc có khí hậu nhiệt đới nh− ở Việt Nam. Kỹ thuật phơi nói chung th−ờng rất lạc hậu, nông dân th−ờng làm theo cách thủ công. ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp tới 90% l−ợng gạo xuất khẩu thì cũng phải trên 90% phơi thóc trên đ−ờng giao thông, bờ kênh rạch, ngay trên ruộng và phơi qua đêm. Cách phơi này rất bị động, lại gây tình trạng lẫn lộn, lẫn tạp và nhất là hạt thóc không khô đều từ ngoài vào trong nên khi xay xát tỷ lệ gạo gãy, gạo tấm cao làm giảm giá trị hạt gạọ Hiện nay trong n−ớc đã có nhiều loại máy sấy có chất l−ợng tốt, song vì chi phí cao (cả đầu t− ban đầu cũng nh− năng l−ợng cho quá trình sấy), thời gian sử dụng lại ngắn, chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hoá lớn nên ch−a phát triển.

Bảo quản: thóc sau khi phơi khô phải đ−ợc bảo quản nơi thoáng mát, trong những bao bì sạch, có khả năng hạn chế ẩm, mốc, sâu mọt. Nông dân th−ờng bảo quản tại nhà. ở đồng bằng sông Hồng, nông dân th−ờng sử dụng các kho không có hệ thống thông hơi và các thiết bị bảo vệ chống côn trùng và chuột. Hơn nữa, khí hậu ở khu vực này rất khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình là 26-280C và lên tới 36-370C vào mùa hè; độ ẩm là 80%, có lúc tới 100% nên khó có thể bảo quản tốt lúa gạo xuất khẩụ

Các doanh nghiệp th−ờng có kho lớn hơn. Tuy nhiên, mạng l−ới kho từ lâu năm, một số không phù hợp, chất l−ợng kho kém, thiếu ph−ơng tiện bốc dỡ và hầu hết vẫn dùng lao động thủ công.

Xay xát, tái chế: công nghiệp xay xát đóng vai trò rất quan trọng đối với chất l−ợng gạo xuất khẩụ Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay có hơn 300 cơ sở xay xát quy mô vừa và 6.000 cơ sở quy mô nhỏ có thể xử lý 15 triệu tấn gạo mỗi năm. Phần lớn các cơ sở này sử dụng máy xát do các doanh nghiệp nhà n−ớc cung cấp, một số khác thì nhập khẩu từ n−ớc ngoàị Tỷ lệ thu hồi gạo ở các cơ sở xay xát t− nhân chỉ đạt 60- 62% trong đó gạo nguyên 42-45%, tấm 18-20%. Nh− vậy, khâu xay xát ở khu vực này nghiễm nhiên làm mất đi trên d−ới 10% giá trị do chất l−ợng gạo giảm. Chỉ các nhà máy thuộc Tổng công ty l−ơng thực và công ty l−ơng thực ở các tỉnh đ−ợc trang bị máy tốt, các công đoạn đ−ợc thực hiện hoàn chỉnh từ đầu đến cuối (loại bỏ tạp tr−ớc khi xay, bóc vỏ trấu, xát trắng, đánh bóng gạo, phân loại gạo, tách màu và đóng bao) nên đạt tỷ lệ thu hồi gạo tới 75-76% (gạo nguyên 52-55%).

Nhìn chung, công đoạn sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn còn những yếu kém. Theo những ghi nhận từ cuộc điều tra của Viện nghiên cứu sau thu hoạch, những khu vực mục tiêu của đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và miền Trung thì tỷ lệ thất thoát của gạo là từ 13% đến 16%.

Đây là một tỷ lệ cao so với trung bình của thế giới (10%). Do đó thực tiễn đòi hỏi chúng ta cần nâng cao hơn nữa các ph−ơng pháp xử lý gạo sau khi thu hoạch qua tất cả các công đoạn nh− trang bị, làm mới công nghệ, cung cấp các thiết bị hiện đạị.. Nh− vậy mới có thể giảm tỷ lệ thất thoát, tăng chất l−ợng và nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị tr−ờng quốc tế.

* Tỷ lệ tấm và các chỉ tiêu khác

Chất l−ợng gạo xuất khẩu phụ thuộc vào các tiêu thức khác nhau để đánh giá. Trên th−ơng tr−ờng gạo quốc tế, gạo đ−ợc phân ra 5 loại thị hiếu, mỗi loại có chất l−ợng khác nhau dựa trên các chỉ tiêu: tỷ lệ tấm, kích th−ớc hạt, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ amylaza, tỷ lệ protein, nhiệt hồ hoá, mùi thơm... và ứng với mỗi loại chất l−ợng sẽ có giá mua khác nhaụ Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam là n−ớc mới xuất khẩu gạo từ 1989 thì b−ớc đầu các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới tỷ lệ tấm, kích th−ớc hạt và màu gạọ Đối với chỉ tiêu tỷ lệ tấm, nếu gạo đạt tỷ lệ d−ới 10% đ−ợc coi là chất l−ợng cao, 10-15% là chất l−ợng trung bình và trên 15% là chất l−ợng thấp.

Bảng 2.2. Chất l−ợng gạo xuất khẩu (1989-2001)

(% so với tổng số l−ợng xuất khẩu năm đó)

Năm/Tỷ lệ % tấm Cấp cao (5-10%) Cấp trung bình (15%) Cấp thấp (25-30%) và loại khác 1989-1995 (*) 41,20 14,15 44,65 1996 45,50 11,00 43,50 1997 41,00 9,00 50,00 1998 53,00 11,00 36,00 1999 34,78 23,34 41,88 2000 42,68 26,24 31,08 2001 (đến 31/8) 39,00 13,20 47,80

Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu-Bộ Th−ơng mại

Năm 1989 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo, chủ yếu là gạo cấp thấp (97,42%) còn gạo cấp trung bình và gạo cấp cao chiếm tỷ lệ ít. Đó là do những đầu t− về mặt kỹ thuật và chế biến của chúng ta có nhiều hạn chế dẫn đến tỷ lệ tấm là 35% trong gạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối l−ợng xuất khẩu, gây ra những thiệt thòi lớn. Xuất khẩu ở thời kỳ này do kém về

chất l−ợng nên sức cạnh tranh kém dẫn đến việc chúng ta phải bán cho các n−ớc có truyền thống xuất khẩu gạo để chế biến lại và tái xuất, chịu chi phí trung gian caọ Qua nhiều năm, khi sản xuất đ−ợc cải thiện, chất l−ợng gạo đã tiến bộ do có nhiều giống mới và công tác chế biến, bảo quản tốt, Việt Nam đã có nhiều loại gạo tốt đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị tr−ờng thế giớị

Xét về tỷ lệ tấm, chất l−ợng gạo xuất khẩu của Việt Nam có xu h−ớng tăng tỷ lệ gạo cấp cao và trung bình, đồng thời giảm tỷ lệ gạo cấp thấp. Tuy nhiên mức tăng không ổn định. Năm 1998, tỷ lệ gạo cấp cao là 53% tăng so với 41,2% trung bình 7 năm (1989-1995). Trong năm 1999, gạo 5-10% tấm lại giảm xuống còn 34,78%, thấp nhất so với các năm tr−ớc. Dự báo năm 2001 tỷ lệ gạo theo thứ tự cấp cao, trung bình, thấp lần l−ợt là 39%, 13,2%, và 47,8% - một kết quả không mấy khả quan cho việc đánh giá chất l−ợng gạo xuất khẩu dựa theo tỷ lệ tấm. Tình hình này cũng không có nghĩa chất l−ợng gạo Việt Nam nói chung bị tụt lùi mà có thể là sự ứng xử hợp lý trong chiến thuật kinh doanh xuất khẩu của ta căn cứ vào nhu cầu giá cả và diễn biến thực tế của thị tr−ờng gạo thế giớị Năm 2001 là năm kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn, đặc biệt cả l−ợng gạo xuất-nhập đều có nguy cơ giảm so với năm 2000. Trong điều kiện giá gạo tăng, nhiều n−ớc nghèo chỉ có thể tiêu dùng những loại gạo có chất l−ợng thấp do sức mua hạn chế, đẩy giá gạo loại này tăng nhiều so với giá gạo chất l−ợng caọ Giảm tỷ lệ gạo tấm 5-10% có thể là một ứng xử linh hoạt trong việc hoạch định chính sách xuất khẩu của Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt khi chúng ta mở rộng thị tr−ờng sang các n−ớc châu Phi và châu á - những n−ớc có nhiều nhu cầu về gạo phẩm cấp thấp và trung bình. Bên cạnh đó, để phù hợp với xu h−ớng phát triển của thị tr−ờng thế giới, Việt Nam vẫn chủ tr−ơng tăng tỷ trọng gạo chất l−ợng cao nhằm h−ớng ra thị tr−ờng châu Âu, Nhật và Bắc Mỹ. Mặc dù những năm gần đây gạo có chất l−ợng cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn - một tiến bộ nói chung của ngành sản xuất và xuất khẩu gạo - nh−ng vẫn còn những nh−ợc điểm khác nh− độ trắng không đồng đều, lẫn thóc và tạp chất, gạo vụ hè thu th−ờng có độ ẩm cao, bạc bụng, vàng hạt, tỷ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing -Mix (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)