Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến nhân cách đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 45 - 49)

Việt Nam hiện nay

Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa là hai hình thức kinh tế cơ bản trong lịch sử loài người. Kinh tế hàng hóa tất yếu sẽ dẫn đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển cao của kinh tế hàng hóa, là thành tựu chung của sự phát triển của nhân loại và kinh tế thị trường đặc biệt phát triển cao trong chủ nghĩa tư bản.

Kinh tế thị trường xuất hiện ở Việt Nam bắt đầu từ quá trình đổi mới đất nước của Đảng (1986) với chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nay gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường với đặc trưng cơ bản là khuyến khích lợi ích cá nhân, là sự cạnh tranh kinh tế. Vì vậy, nó tạo ra một động lực mạnh mẽ nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Thành tựu chúng ta đạt được sau hơn 15 năm đổi mới là minh chứng hùng hồn cho sức phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế thị trường làm nảy sinh những vấn đề xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức, đặc biệt nhân cách đạo đức sinh viên - thế hệ trẻ nhạy bén, dễ tiếp nhận và thích nghi với những điều mới mẻ. Cơ chế thị trường có tác động "hai mặt", điều này đã được Đảng ta khẳng định:

Phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ quốc tế là tất yếu cần thiết nhằm làm cho kinh tế phát triển năng động và có hiệu quả. Đồng thời kinh tế thị trường cũng làm trầm trọng thêm những tệ nạn xã hội và yếu tố tiêu cực, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Lối sống thực dụng tất cả vì tiền, tình trạng bất công xã hội làm suy giảm đạo đức xã hội [11, tr. 25].

Sự nghiệp đổi mới đất nước như một điều kiện xã hội khách quan tác động toàn diện đến đạo đức sinh viên, trong đó kinh tế thị trường là điều kiện quyết định nhất, tác động sâu sắc nhất đến đạo đức sinh viên theo hai hướng tích cực và tiêu cực.

ảnh hưởng tích cực của kinh tế thị trường đến đạo đức của sinh viên có thể khái quát ở mấy điểm sau:

- Thứ nhất, trong kinh tế thị trường tính chủ động, sáng tạo của sinh viên được nâng cao. Sinh viên là đại diện cho thế hệ trí thức trẻ, năng động, sáng tạo và linh hoạt.

Điều đó một phần được qui định bởi tuổi trẻ đầy ước mơ, muốn khám phá. Chính những đặc điểm này dưới tác động của kinh tế thị trường trên mặt đồng thuận của nó, đã ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành nhân cách nói chung và nhân cách đạo đức của sinh viên nói riêng. Từ chỗ trước đây, họ không dám bộc lộ cá tính, phẩm chất, sở thích cá nhân vì sợ đối lập với tập thể, thì nay tính chủ động, sáng tạo của cá nhân được đề cao. Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường không có chỗ cho những sinh viên bị động, vô trách nhiệm mà luôn là môi trường tốt để phát huy tài năng, tính sáng tạo của mỗi sinh viên. Kinh tế thị trường khẳng định vai trò, trách nhiệm và lợi ích của cá nhân rõ ràng hơn, nhất là đối với sinh viên - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Kinh tế thị trường phát huy ý thức tự lực, tự chủ, biết làm giàu chính đáng, hình thành tính tích cực và tự giác, quan tâm đến hiệu quả của công việc mình làm. Thực tiễn đã dạy họ đức tính đó khi ngay trong trường đại học họ đã phải đương đầu với qui luật giá trị, qui luật cung cầu. Họ hiểu rằng, trong cơ chế thị trường, khi biết quan tâm đến lợi ích của cá nhân

cũng là quá trình đồng thời phải quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh và lợi ích của toàn xã hội.

- Thứ hai, kinh tế thị trường là cơ sở để năng lực của người sinh viên được thử

thách, bộc lộ và phát triển. Kinh tế thị trường với qui luật cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi

sinh viên phải không ngừng tu dưỡng, phấn đấu về trí tuệ, tri thức đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức. Nó không có chỗ đứng cho những sinh viên thiếu nghị lực vươn lên. Đại bộ phận sinh viên ngày nay không còn ngày ngày mang sách tới trường, tối về ký túc xá với bốn bức tường bao quanh. Đời sống kinh tế thị trường, những bức xúc của xã hội buộc họ phải tận dụng hết vốn chất xám của mình để tìm việc làm. Việc làm, đó là cơ hội để họ khẳng định mình, thiết thực hơn là để nuôi mình, cho dù công việc chỉ là tạm thời. Đây là con đường ngắn nhất để sinh viên thực hành những điều đã học trong hoạt động thực tiễn, nuôi dưỡng những khát vọng cho tương lai.

- Thứ ba, Kinh tế thị trường làm thay đổi định hướng giá trị theo hướng phát triển, khi đánh giá nhân cách đạo đức nói chung, đặc biệt là nhân cách đạo đức của sinh

viên cần phải dựa trên những tri thức mà họ tích lũy được. Nói cách khác, trong mọi hoạt động đức phải gắn với tài, động cơ phải gắn với hiệu quả. Mỗi giá trị đạo đức bao giờ cũng được hình thành từ tinh thần tự giác, tự nguyện, tính có ích và tính không vụ lợi của hành vi. Động cơ, mục đích hành vi và hiệu quả của hoạt động là những yếu tố để xem xét, đánh giá một hành vi nào đó có phải là hành vi đạo đức hay không.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, kinh tế thị trường cũng có những hiệu ứng

tiêu cực trong quá trình hình thành và phát triển của nhân cách đạo đức sinh viên.

- Một là, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường dẫn đến tình trạng tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa lợi kỷ cực đoan, chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức. Kinh tế thị trường lấy lợi ích cá nhân là nhân tố quan trọng nhất

được bộc lộ một cách rõ nét nhất trong cơ chế thị trường. Mặt tích cực, nó phát huy tính chủ động, sáng tạo, luôn đổi mới để có thể thực thi lợi ích cho mình trong mỗi người. Mặt khác, nó lại tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân. Thay vì lý tưởng sống cao cả vì tổ quốc, vì nhân dân, "mình vì mọi người", hiện nay một số thanh niên sinh viên sống chủ yếu vì lợi ích cá nhân, thực dụng, thờ ơ với lý tưởng chính trị - xã hội. Họ sa vào lối sống tiêu dùng, lấy đồng tiền, đồ vật làm thước đo "giá trị", "phẩm giá" và "uy tín" của mỗi người.

- Hai là, kinh tế thị trường góp phần làm biến đổi, làm biến dạng những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp trong đạo đức mỗi sinh viên. Kinh tế thị trường len lỏi

vào từng nhà, từng làng, từ thành thị đến nông thôn, vào tất cả những ngõ ngách của cuộc sống, làm mất dần nhiều mặt tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Quan hệ giữa con người với nhau bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền. Gia đình truyền thống có những biến động đáng kể, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều; tình làng, nghĩa xóm có phần nhẹ đi vì sức nặng của đồng tiền... Sự biến đổi của xã hội, của gia đình dưới tác động của kinh tế thị trường là nguyên nhân gây ra hậu quả xấu trong sự phát triển của nhân cách đạo đức sinh viên. Những tiêu cực của kinh tế thị trường thẩm thấu, xâm nhập vào cả những nghề xưa nay vẫn lấy đạo lý, lương tâm làm trọng như nghề thầy giáo, nghề thầy thuốc. Một bộ phận bác sĩ, y sĩ... vì tiền mà quên đi phẩm chất "từ mẫu" của mình, dẫn đến những hành động tán tận lương tâm Một bộ phận cô giáo, thầy giáo cũng vì tiền làm méo mó nhân cách, quan hệ thày trò - quan hệ truyền thống thiêng liêng "tôn sư trọng đạo" từ ngàn đời nay bị đồng tiền làm biến dạng, tình trạng mua điểm diễn ra thường xuyên trong các nhà trường...làm giảm sút lòng tin trong đại bộ phận sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt.

- Ba là, kinh tế thị trường làm nẩy sinh trong một bộ phận sinh viên lối sống thực dụng, lối sống tiêu dùng và thị hiếu văn hóa không lành mạnh. Kinh tế thị trường đem

lại sự đa dạng, phong phú về sản phẩm vật chất cũng như sản phẩm tinh thần thỏa mãn nhu cầu tương đối cao của nhân dân về phương diện sinh hoạt xã hội, đặc biệt là thị trường văn hóa.Thị trường văn hóa trở thành thị trường sôi động, đa dạng về sắc thái,

chủng loại. Bên cạnh việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân thì trên thực tế có nhiều tình trạng thương mại hóa hoạt động văn hóa. Sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm cũng trở thành một thị trường cạnh tranh khốc liệt. "Những từ ngữ vốn quen thuộc như điện ảnh có chức năng giáo dục quần chúng trở nên vô nghĩa trước động lực lợi nhuận kiếm tiền" [61, tr. 245]. Khuynh hướng thương mại hóa làm khủng hoảng lòng tin về những giá trị nhân văn, nảy sinh thị hiếu không lành mạnh, chạy theo lối sống thực dụng hay buông thả theo lối sống tiêu dùng. Sinh viên là đối tượng chủ yếu dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xã hội ấy và một bộ phận sinh viên đã du nhập lối sống ăn chơi, xa rời đạo lý, xa rời những lý tưởng tốt đẹp. Khi tuổi trẻ không mang trong mình một lý tưởng sống là mảnh đất màu mỡ cho những thói xấu bùng lên thiêu cháy nghị lực, tình cảm, tất yếu dẫn đến những hành vi xấu. Những năm gần đây, số sinh viên phạm tội, nghiện hút ngày càng tăng là một thực trạng bức xúc của toàn xã hội. Hiện tượng sinh viên đánh nhau, ngang nhiên nhục mạ thày cô, thậm chí đánh cả thầy cô không còn là điều mới mẻ. Nghiện hút ma túy đang là một tệ nạn xã hội nhức nhối, mang tính chất cấp báo tại học đường.

Đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường có những biến đổi theo xu hướng tích cực và tiêu cực, nhưng nhìn chung xu hướng phát triển tiến bộ vẫn là cơ bản, chủ đạo; tuy có một bộ phận sinh viên có cách nhìn lệch lạc, tiếp thu lối sống tiêu cực, suy thoái về đạo đức, đi vào con đường nghiện hút... Xã hội nói chung và công tác đào tạo - giáo dục nói riêng cần có những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay pot (Trang 45 - 49)