THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN Ở CÁC DN CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Cấu trúc vốn của các thành phần trong CTV (Trang 46 - 50)

Bảng 1: Mô tả thống kê các biến. (Nguồn: tính toán từ chương trình Eview.)

Chúng ta có thể thấy PROF (lợi nhuận) của các DN ở mức trung bình là 18,85%, thấp nhất là 3,55% và cao nhất là 49,66% và độ lệch chuẩn (đo lường mức biến động) của lợi nhuận là 9,37%. Nợ ngắn hạn (STD) có mức trung bình là 30,74%, mức nợ ngắn hạn cao nhất là 65,38% và thấp nhất là 3,19%, độ lệch chuẩn là 16,63%. Nợ dài hạn (LTD) có giá trị trung bình là 10,89%, mức cao nhất là 64,93%, mức thấp nhất là 0% và độ lệch chuẩn 13,8%. Tổng nợ/Vốn CSH (TD) có giá trị trung bình là 0,9286, mức cao nhất là 3,74 và thấp nhất là 0,04, độ lệch chuẩn là 0,75. Từ bảng thống kê mô tả này ta thấy một đặc thù của các DN Việt Nam là sử dụng nợ ngắn hạn nhiều trong cơ cấu nguồn vốn của mình.

Bảng 2: Tóm tắt mô tả thống kê các biến theo loại hình sở hữu DN (Nguồn: tính toán từ

* Tổng nợ vay/tổng tài sản bình quân của các DN là 41,6%; trong đó, DN có tổng nợ vay cao nhất là 78,89% và thấp nhất là 3,99%. DN nhà nước có mức tổng nợ vay bình quân là 51,15% cao hơn so với mức bình quân 38,54% của các DN khác. Mức tổng nợ vay này thấp hơn, nhưng chênh lệch không đáng kể so với Trung Quốc là 48,17% (Chen,

2004) và mức này cũng thấp hơn một chút so với mức bình quân là 51% của các nước đang phát triển (Booth, 2001).

* Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng tài sản bình quân là 30,74%; trong đó cao nhất là 65,38% và thấp nhất là 3,19%. DN nhà nước có mức nợ ngắn hạn bình quân là 31,98% cao hơn một chút so với mức 30,34% của các DN khác.

* Tỷ lệ nợ dài hạn/tổng tài sản bình quân của các DN là 10,89%. DN nhà nước có mức nợ dài hạn bình quân là 19,17% cao hơn so với mức 8,21% của các DN khác. Tỷ lệ nợ dài hạn này cao hơn một chút so với Trung Quốc là 6,31% (Chen, 2004) và thấp hơn mức bình quân là 41% của các nước G-7 (Rajan và Zingales, 1995) và 22% ở các nước đang phát triển (Boot, 2001). Tại sao các DN Việt Nam lại có tỷ lệ nợ vay dài hạn bình quân thấp như vậy? Một lý do để giải thích là thị trường trái phiếu DN của Việt Nam chưa phát triển. Các ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu từ bên ngoài tài trợ cho các DN. Kết quả là các DN phải dựa nhiều vào nguồn tài trợ là vốn CSH và các khoản phải trả (nợ ngắn hạn). * Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân của các DN là 25,86%. DN nhà nước có tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,81% thấp hơn nhiều so với mức 30,08% của các DN khác. * ROA bình quân của các DN này là 12,22%; trong đó DN có ROA cao nhất là 39,3% và thấp nhất là 3,7%. Các DN nhà nước và các DN khác có ROA bình quân xấp xỉ nhau là 12%.

* Xét về quy mô thì các DN nhà nước có quy mô lớn hơn một chút so với các DN khác. * Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình bình quân/tổng tài sản của các DN là 20,42%. DN nhà nước có tỷ lệ bình quân là 26,39% cao hơn nhiều so với mức 18,49% của các DN khác.

Bảng 3: Tác động của tổng nợ/vốn CSH đến hiệu quả hoạt động DN (Mô hình 1) (Nguồn:

tính toán từ chương trình Eview.) ** Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%

Từ bảng 3 cho thấy tỷ lệ nợ/vốn CSH tác động dương đến hiệu quả hoạt động DN. Điều này có nghĩa là tỷ lệ nợ càng cao thì càng làm tăng lợi nhuận của DN. Tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động âm đến lợi nhuận của DN.

Bảng 4: Tác động của tổng nợ ngắn hạn/tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động DN (Mô hình 1) (Nguồn: tính toán từ chương trình Eview.)

* Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%

Bảng 5: Tác động của tổng nợ dài hạn/tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động DN (Mô hình

1) (Nguồn: tính toán từ chương trình Eview) ** Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%

Bảng 4 cho thấy nợ ngắn hạn tác động dương đến lợi nhuận của DN, điều này ngược với các nghiên cứu trước là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ của DN và nợ ngắn hạn có tương quan cao với tổng nợ (hệ số tương quan là 0,7). Tỷ lệ sở hữu nhà nước tác động âm đến lợi nhuận của DN. Bảng 4 cho thấy lợi nhuận của DN không có mối liên hệ gì với nợ dài hạn của DN là do các DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn.

Mô hình 3 và 4 cho thấy hiệu quả hoạt động DN có mối liên hệ bậc hai và bậc ba chặt chẽ với cơ cấu vốn của DN. Ở đây chúng tôi sử dụng phương trình bậc 2 và 3 để mô tả mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động DN với cơ cấu vốn nhằm loại trừ trường hợp rất hiếm gặp đó là tỷ lệ nợ của DN là 100% và điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 và 7 cho thấy hiệu quả hoạt động DN có tương quan cao với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ của DN dưới 100%. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ xác định

cực trị của hàng bậc 2 và bậc 3, cực trị của hàm bậc 2 là 1,812 và cực trị của hàm bậc 3 là 0,9755 và 2,799. Từ hàm bậc 2 cho thấy, hiệu quả hoạt động của DN có tương quan âm với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ/vốn CSH lớn hơn 1,812. Khi tỷ lệ này dưới 1,812 thì kết quả ngược lại.

Tỷ lệ nợ/vốn CSH bình quân của các DN niêm yết tại TP.HCM là 0,9286, thấp hơn so với mức 1,812, nên hiệu quả hoạt động DN có tương quan thuận với cơ cấu vốn. Từ hàm bậc 3 cho thấy hiệu quả hoạt động của DN có tương quan dương với cơ cấu vốn khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở nằm trong khoảng 0,9755 và 2,799. Khi tỷ lệ nợ/vốn chủ sở thấp hơn 0,9755 hay cao hơn 2,799, thì kết quả ngược lại. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Maslis tại Mỹ; nghiên cứu của Wei Xu tại Trung Quốc và cho thấy lý thuyết về cơ cấu vốn có thể vận dụng tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng, quy mô của DN và tài sản cố định không có ý nghĩa về mặt thống kê trong cả ba mô hình nghiên cứu.

Bảng 6: Tác động của tổng nợ/vốn CSH đến hiệu quả hoạt động DN (Mô hình 2) (Nguồn:

tính toán từ chương trình Eview) ** Có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%

Bảng 7: Tác động của tổng nợ/vốn CSH đến hiệu quả hoạt động DN (Mô hình 3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu Cấu trúc vốn của các thành phần trong CTV (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w