Rủi ro kinh doanh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN Ở CÁC DN CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 43)

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH CẤU TRÚC VỐN CỦA

2.2.8 Rủi ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay không chắc chắn trong Ebit của một DN.Rủi ro kinh doanh do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm tính khả biến của doanh thu và việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh.

Mỗi DN có một kiểu rủi ro riêng, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của DN. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh. .., và có lẽ yếu tố quan trọng nhất là chu kỳ kinh doanh. Doanh số của một số ngành công nghiệp thép, ô tô có xu hướng bám sát chu kỳ kinh doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu hướng đi ngược lại. Các chính sách chính trị cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn.

DN hoạt động trong môi trường cạnh tranh, khó có thể dự kiến được những biến động của môi trường kinh doanh có tác động xấu đến hoạt động DN, điều tất yếu lànhững DN có rủi ro kinh doanh càng lớn thì càng phải ít sử dụng đòn bẩy tài chính.Nếu ngành kinh doanh trong thời kỳ non trẻ, tỷ lệ thất bại sẽ cao. Mức độ rủi ro kinh doanh cao nhất trong giai đoạn này. Từ mức độ rủi ro kinh doanh cao, thì rủi ro tài chính đi kèm theo phải được giữ ở mức càng thấp càng tốt.Do vậy, nguồn vốn chủ yếu trong giai đoạn này chủ yếu là vốn mạo hiểm thường đạt được qua dịch vụ của các DN chuyên tìm kiếm những nhà đầu tư sẵn lòng đảm nhiệm một vụ kinh doanh mang tính đầu cơ. Trong giai đoạn tăng trưởng ,rủi ro kinh doanh đã giảm bớt so với giai đoạn khởi sự nhưng vẫn còn cao nên nhu cầu vốn với rủi ro tài chính thấp vẫn là nguồn vốn cổ phần. Trong giai đoạn này ,DN phải tìm kiếm những nhà đầu tư chiến lược thực sự, DN cần thực hiện việc huy động vốn cổ phần bằng việc phát hành rộng rãi chứng khoán.Giai đoạn bão hòa,rủi ro kinh doanh giảm. Tài trợ nợ sẽ được khai thác sử dụng là thực tế vì DN có thể tạo ra những dòng tiền thuần dương một cách đáng kể, cho phép chi trả cả lãi và nợ gốc đối với các khoản vay. Dòng tiền dương và việc sử dụng tài trợ bằng nợ vay sẽ giúp DN hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế, sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH.Giai đoạn suy thoái,rủi ro kinh doanh đi kèm tiếp tục giảm, do vậy nguồn tài trợ trong giai đoạn này vẫn cho phép DN duy trì một nguồn vốn tài chính có rủi ro cao. DN có thể đạt được điều này bằng một kết hợp chính sách chi trả cổ tức cao với việc sử dụng tài trợ nợ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN Ở CÁC DN CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w