CÁC THIẾT BỊ TRÊN MẠNG LƯỚI VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước khu đô thị phường cam nghĩa thị xã cam ranh tỉnh khánh hòa, quy mô 150 ha (Trang 105 - 109)

D CHI PHÍ TƯ VẦN ĐẦU TƯ XÂY ỰNG Gtv 1,380,464,

CÁC THIẾT BỊ TRÊN MẠNG LƯỚI VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Để mạng lưới nước cấp làm việc được an toàn, dễ quản lý, trên mạng lưới cần bố trí một số công trình và thiết bị để phân phối nước, điều tiết dòng chảy, đề phòng sự cố và thau rửa đường ống.

5.1. Van 2 chiều:

- Van 2 chiều dùng để mở và điều tiết dòng chảy.

- Theo cấu tạo van chia ra làm 2 loại: van cánh hình nêm và van cánh song song.

- Theo sự làm việc van có 2 loại: trục cố định hay chuyển động theo chiều lên, xuống.

- Thân van cấu tạo bằng gang, 2 đầu thân van chế tạo mặt bích để dễ dàng tháo lắp.

5.2. Van xả khí:

- Van xả khí thường đặt ở vị trí cao của mạng lưới, những vị trí gẫy góc của mạng lưới.

- Van xả khí có chức năng xả hết không khí tập trung trên đường ống để nước chảy đầy ống và không gây tổn thất ở những vị trí đọng khí trên đường ống.

- Van xả khí được chế tạo theo 2 loại kích thước:

- Loại có đường kính d = 25mm để lắp đặt đường ống có d ≤ 500mm.

- Loại có đường kính d = 50mm để lắp đặt đường ống có d ≥ 500mm.

5.3. Van xả cặn:

- Van xả cặn được đặt ở vị trí thấp của mạng lưới có chức năng xả cặn trong đường ống khi thau rửa.

- Van có cấu tạo giống như một cái tê, có nhánh xả ở sát đáy và được chết tạo mặt bích để dễ dàng bắt van vào.

- Van xả cặn được đặt trong giếng thăm để dễ quản lý và được nối với đường ống xả vào mạng lưới thoát nước hoặc sông hồ cạnh đó.

5.4. Thiết bị lấy nước:

- Vòi nước công cộng được đặt ở các ngã ba, ngã tư đường phố hay dọc theo tuyến hố dài với bán kính phục vụ không vượt quá 200m.xung quanh chỗ đặt vòi nước công cộng xây gờ chắn và có biện pháp thoát nước dễ dàng.

- Thiết bị lấy nước chữa cháy:

- Thiết bị dùng để lấy nước vào các thùng chứa nước trên xe cứu hỏa hoặc xe phun nước tưới đường để chữa cháy.

- Thiết bị có thể đặt ngầm (họng chữa cháy) hay nổi lên trên (cột lấy nước chữa cháy) ở mạng lưới cấp nước bên ngoài.

- Họng chữa cháy bố trí dọc theo đường ô tô, cách mép đường của lòng đường không quá 2.5m và cách tường nhà không dưới 3m. Khoảng cách của họng chữa cháy có thể lấy trong khoảng 150 ÷300m.

- Họng chữa cháy có kích thước d = 60÷100mm, đặt ngầm dưới đất, trong các giếng có nắp, đảm bảo mĩ quan. Chiều cao họng chữa cháy phụ thuộc vào chiều sâu đặt ống và bằng 0.5 ÷ 2.5m.

- Cột chữa cháy có thân cột làm bằng gang có mặt bích để lắp vào tê, thập chữa cháy gồm có d =75÷125mm và có độ sâu từ 0.75÷2.8m tùy thuộc vào độ sâu đặt ống.

- Khi có cháy, đội phòng cháy sẽ mở mũ cột và mang đàu cột di động lắp vào. Mở máy quay của đầu cột sẽ nậy trục đứng của đầu và thân cột lên kéo theo phao hình cầu lên và nước chảy ra. Nhanh chóng lắp ống vải gai chữa cháy vào 2 tai cột bằng êcu đặt biệt. Sau đó mở 2 tay quay 2 bên thì nươc chảy lên theo ống chữa cháy.

5.5. Thiết bị đo lưu lượng ( đồng hồ đo nước):

- Đồng hồ đo nước dùng để xác định lưu lượng nước tiêu thụ của một đối tượng hay của một ngôi nhà cụ thể.

- Các loại đồng hồ đo nước như: đồng hồ đo nước lưu tốc, đòng hồ đo kiểu vòi venturi, đồng hồ kiểu màng.

5.6. Giếng thăm, gối tựa :

- Giếng thăm được xây dựng ở các nút của mạng lưới, nơi có đường ống giao nhau và có bố trí thiết bị van, tê, thập, côn, cút…

Kích thước của giếng thăm phụ thuộc vào kích thước đường ống và các thiết bị phụ tùng trên nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gối tựa: thường đặt trên mặt thẳng đứng hay mặt nằm ngang, ở những chỗ phân nhánh, rẽ ngoặt hay cuối của những đoạn ống cụt, là những nơi dễ phát sinh ứng lực do sự thay đổi chuyển đông của dòng nước gây ra. Những ứng lực này có thể làm vỡ ống, hỏng mối nối và làm rò rĩ nước.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước khu đô thị phường cam nghĩa thị xã cam ranh tỉnh khánh hòa, quy mô 150 ha (Trang 105 - 109)