KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát
Huy Phát
3.2.1.1 Đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của công ty
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là cung cấp các loại hàng hóa dịch vụ cho nhu cầu nhà sản xuất kinh doanh trên khu vực miền Bắc. Hiện nay Công ty đang kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau:
Kinh doanh hạt nhựa nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nhựa trong nước. Kinh doanh nhựa phế liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nhựa trong nước.
Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa phục vụ nhu cầu các lưu thông hàng hóa của các nhà sản xuất.
Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương Mại và đầu tư Huy Phát là hoạt động lưu thông hàng hóa trên thị trường buôn bán hàng hóa cho các công ty, các xí nghiệp, các nhà máy cung cấp các sản phẩm về nhựa để chế biến sản phẩm. Ngoài ra công ty còn hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại chủ yếu của công ty, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nơi nhập khẩu đến nơi tiêu dùng. Hoạt động thương mại của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát có đặc điểm chủ yếu sau:
Lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại của Công ty TNHH thương mại và Đầu Tư Huy Phát bao gồm hai giai đoạn: mua hàng và bán hàng
Đối tượng kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là các loại hàng hóa về sản phẩm nhựa phân theo từng loại hàng: Hạt nhựa
HDPE, Hạt nhựa LDPE, Hạt nhựa LLDPE, Hạt nhựa PP, Hạt nhựa GPPS, Hạt nhựa ABS, Hạt nhựa HIPS.
Quá trình lưu chuyển hàng hóa của công ty được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Trong đó, bán buôn là bán hàng hóa cho các tổ chức bán lẻ, tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng. Bán lẻ là bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Bán buôn và bán lẻ hàng hóa của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát thực hiện bằng nhiều hình thức: Bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý, ký gửi, bán trả góp, hàng đổi bán…
Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại của Công ty theo các qui trình: Tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, chuyên doanh, kinh doanh tổng hợp ở các quy mô tổ chức: Quầy, cửa hàng.
Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động nội thương nói riêng, Công ty xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và thế kinh doanh với các bạn hàng để tìm phương thức giao dịch, mua, bán thích hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho Công ty.
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hay giữa thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện chính sách kinh tế xã hội. Chính từ điều này mà công ty rất chú trọng đến vấn đề này và rất nhạy cảm trong sàn thương mại.
Đặc điểm về hoạt động: Do đặc trưng của nghành dịch vụ nói chung và nghành dịch vụ vận chuyển nói riêng hoạt động kinh doanh của Công ty rất đa dạng bao gồm nhiều hoạt động trong đó hoạt động chủ yếu là vận chuyển hàng hóa.
Ngoài ra Công ty còn kinh doanh bán sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh cho các nhà máy sản xuất. Điều này giúp cho công ty có được nhiều nguồn khách thường xuyên, ổn định góp phần làm tăng nhanh doanh thu dịch vụ của Công ty.
Công ty đã thực sự đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng và tạo dựng vị thế của mình trên thị trường. Hoạt động kinh tế cơ bản của Công ty là hoạt động kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa. Lưu chuyển hàng hóa là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa.
Đặc điểm về hàng hóa: hàng hóa trong kinh doanh của Công ty gồm cung ứng dịch vụ vận chuyển, các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể.
Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: tổ chức kinh doanh thương mại của Công ty tổ chức bán buôn, bán lẻ, kinh doanh tổng hợp …
Đặc điểm về sự vận động của hàng hóa: sự vận động của hàng hóa trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàng, nghành hàng, do đó chi phí thu mua và thời gian vận chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các loại hàng hóa.
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm được thể hiện rõ ở bảng 3.4: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của công ty. Qua bảng ta thấy có sự thay đổi cơ cấu theo xu thế của thị trường các mặt hàng kinh doanh.
Cơ cấu các nhóm mặt hàng qua 3 năm được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.4, biểu đồ 3.5, biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2007
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2009
Bảng 3.4: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của Công ty 3 năm qua (2007- 2009) ĐVT: % Nhóm mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 09/08 BQ Tổng 100 100 100 - - -
Nhựa nguyên liệu 77 65 62 84,42 95,38 89,90
Nhựa phế liệu 13 18 14 138,46 77,78 108,12
Dịch vụ vận tải 10 17 24 170,00 141,18 155,59
3.2.1.2 Đặc điểm công tác Marketing
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đứng vững và tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt là một khó khăn, thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới nền kinh tế nước ta ngày càng có những bước biến đổi rõ rệt. Thương mại ngày một phát triển, thêm vào đó là một số lượng lớn các doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động trong đó cho nên để tìm được chỗ đứng ổn định mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Công ty đã có nhiều kế hoạch chi tiết nhằm ổn định và phát triển thị trường của mình, đồng thời tìm kiếm các nguồn hàng mới, khuếch trương uy tín của Công ty trên thị trường. Nhiệm vụ này được ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch và giao cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện. Cụ thể việc tìm kiếm nguồn hàng được giao cho phòng kinh doanh đảm nhận thông qua các môi quan hệ với bạn hàng cũ, đồng thời qua các phương tiện thông tin báo chí, internet, các phương tiện quảng cáo có thể đưa hình ảnh của công ty đến gần với khách hàng hơn.
Trong những năm qua, Công ty đều cho đăng quảng cáo về công ty trên các báo chuyên ngành.
Các phòng ban của công ty tích cực tìm hiểu nghiên cứu thị trường và khách hàng nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thị trường để từ đó có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của thị trường. Với phương châm “ chỉ bán những thứ khách hàng cần không bán những gì mình có”.
Để phát triển được trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay thì việc hoàn chỉnh kênh phân phối là một điều tất yếu để có được thành công. Tuy nhiên, hiện nay Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn chỉnh kênh phân phối
của mình. Công ty tập trung bán lẻ và bán buôn do phòng kinh doanh đảm nhận phụ trách.
3.2.1.3 Hoạt động quản lý chất lượng
Để có thể thu hút được khách hàng, Công ty không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mặt số lượng mà chất lượng hàng hóa còn là một vấn đề quan trọng bậc nhất. Đặc biệt là trong kinh doanh thương mại thì vai trò này đóng vai trò quyết định, nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và uy tín của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, công ty có kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa của mình bằng cách lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường và đã được người tiêu dùng biết đến, xây dựng kho hàng theo tiêu chuẩn, hàng tuần và hàng tháng có kiểm kê chất lượng hàng hóa, công ty cam kết thực hiện các quy định về chất lượng hàng hóa của nhà nước.
3.2.1.4 Công tác tiêu thụ hàng hóa
Việc tiêu thụ hàng hóa trong công ty bao gồm nhiều nội dung, biện pháp như mạng lưới tiêu thụ, kênh tiêu thụ, thực hiện các phương thức tiêu thụ, các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến quản cáo, xúc tiến bán hàng, các chính sách ứng xử hướng về khách hàng… Với mục tiêu chung là đưa hàng hóa đến với khách hàng một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy công ty phải cung cấp hàng hóa ra thị trường kịp thời, đúng hạn, đảm bảo về số lượng chất lượng để tạo uy tín đối với khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ. Công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ được phân phối chỉ đạo từ phòng kinh doanh.
Hiện nay hình thức tiêu thụ của công ty chủ yếu thông qua bán hàng trực tiếp qua các đơn đặt hàng. Công ty có đội ngũ bán hàng có trình độ khá tốt nên việc tiêu thụ hàng hóa được thuận lợi.