Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX (Trang 27)

Kỹ thuật để thu thập thông tin trong nghiên cứu này là phỏng vấn chuyên sâu. Để thực hiện được, tác giả thiết kế dàn bài phỏng vấn, sau đó phỏng vấn theo dàn bài chi tiết được phác thảo sẵn, người phỏng vấn sẽ gặp trực tiếp một số học sinh phổ thông để thảo luận, ghi nhận ý kiến đóng góp của đáp viên.

Thông tin cần thu.

Dàn bài phỏngvấn sâu sẽ xoay quanh các vấn đề có liên quan đến: - Sự nhận biết về Trung tâm.

- Cảm tình của đáp viên đối với Trung tâm.

- Những hành động mà đáp viên có thể thực hiện trong tương lai có liên quan đến Trung tâm.

- Theo đáp viên thì những yếu tố nào sẽ có ảnh hưởng đến thái độ của học sinh.

Nội dung của dàn bài thảo luận được trình bày ở phần phụ lục.

Phương pháp chọn mẫu:

Tác giả lấy ý kiến trả lời các câu hỏi trong dàn bài thảo luận bằng cách chọn mẫu thuận tiện được 7 học sinh phổ thông có biết đến Trung tâm để trao đổi. Địa điểm chọn đối tượng là thư viện tỉnh An Giang và nhà sinh hoạt ký túc xá Đại học An Giang là những nơi có học sinh phổ thông đến học và có đủ thời gian cho tác giả trò chuyện. Ngoài ra tác giả còn hỏi ý kiến của một số người khác: nhân viên trong Trung tâm, sinh viên trong trường Đại học An Giang có biết đến Trung tâm. Tổng số người mà tác giả đã cùng thảo luận là: 12 người.

Phương pháp xử lý thông tin:

Sau khi ghi nhận các ý kiến thảo luận sẽ lựa chọn ý kiến nào thuộc các thành phần của thái độ chuyển thành biến định lượng, lựa chọn thang đo thích hợp để xây dựng bảng câu hỏi sao cho phù hợp với những học sinh có biết đến Trung tâm nhưng chưa từng đến Trung tâm xin thông tin từ tư tấn viên vẫn có thể trả lời được các câu hỏi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w