QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHIM 3D:

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ 3D – SỰ GIAO THOA GIỮA THẬT VÀ ẢO (Trang 40 - 45)

1/ Giới thiệu quy trình thực hiện một sản phẩm 3D :

Sketch layout : (Phác họa nhân vật, cảnh phim). Nhà thiết kế sẽ tạo

nên nhân vật, phong cách, trang phục, màu sắc thông qua nét phác thảo bằng bút chì, bút sắt đồng thời thiết kế background cho phù hợp với kịch bản, có thể là công trình kiến trúc hay cảnh quan thiên nhiên.

- Kỹ năng cần thiết : + Vẽ tay bằng bút chì.

+ Hiểu rõ cơ thể học, thiết kế kiến trúc.

Storyboard : Sắp đặt bố cục trong cảnh phim, góc nhìn, camera,

hướng nhân vật di chuyển được thể hiện trong khung hình, có ghi chú rõ thời gian từng động tác.

- Kỹ năng cần thiết : + Sử dụng màu sắc và phối màu.

+ Diễn họa cảnh thiên nhiên background. + Đặt góc nhìn camera.

Modeling : Nhà điêu khắc sẽ tạo hình nhân vật từ đất sét, Modeler sẽ

dựa vào tượng đất sét và mô phỏng trên máy vi tính, theo chính xác tỉ lệ, hình dáng. Ngoài ra còn hiểu rõ cấu tạo cơ thể học để đặt xương cho nhân vật, sao cho nhân vật chuyển động đúng theo yêu cầu kịch bản.

- Kỹ năng cần thiết : + Điêu khắc.

Animation (hoạt cảnh) : Cho nhân vật diễn thử sau khi đã hoàn tất

việc thiết kế và đặt xương cho nhân vật. Có 2 cách diễn : diễn bằng máy motion capture và diễn dạng thủ công.

- Kỹ năng cần thiết : + Chuyển động học.

+ Diễn xuất như diễn viên điện ảnh.

Texturing : Vẽ màu sắc lên nhân vật giống yêu cầu trong kịch bản, từ

những khối xám sẽ tô màu lên nhân vật từng chi tiết một : quần, áo, da,…

Rendering : Đặt ánh sáng cho cảnh giống thật hơn, tùy theo yêu cầu là

phim 2D hay 3D mà ta co thể kết xuất ra sản phẩm theo yêu cầu. - Kỹ năng cần thiết : + Sử dụng màu sắc và phối màu.

+ Hiểu rõ chất liệu bề mặt trong tự nhiên.

Effect : Thêm hình ảnh đặc biệt, có thể là khói, lửa, gió, mưa bão,…

để tạo nên hiệu ứng như ý muốn, phần này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lập trình để giảm bớt khối lượng công việc cần làm.

- Kỹ năng cần thiết : + Lập trình MEL và SCRIPT.

+ Hiểu rõ hiện tượng, môi trường thiên nhiên.

Compositing : Phần hậu kỳ có thể ghép thêm cảnh quay phim thật,

hay chỉ là kết nối hình ảnh các cảnh và lồng ghép thêm âm thanh cho sản phẩm hoàn chỉnh, lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

- Kỹ năng cần thiết : +Khả năng edit âm thanh.

2/ Quy trình sản xuất phim 3D :

Qui trình làm phim bao gồm các bước sau:

1. Agency nhận yêu cầu (brief) từ phía Client 2. Creative brief được gửi xuống phòng sáng tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Phòng sáng tạo sẽ đưa ra concept và nhiều kịch bản. 4. Client chọn một kịch bản và đồng ý sản xuất

5. Storyboard được gửi cho Production House để báo giá 6. Giai đoạn tiền kỳ, sản xuất, hậu kỳ diễn ra.

7. TVC hoàn tất

CÔNG VIỆC DIỄN GIẢI THỜI GIAN

Tiền kì (Pre product)

Casting tuyển chọn diễn viên 1 10 Storyboard + Shooting

board kịch bản quay 4 10 Previsual + Music Phim mô hình 10 12 PPM + Staff Metting họp mặt ekip 14

Shooting day Quay 15

Hậu kì (Post product)

compose + Efect Ghép phim + kĩ xảo 16 28 28 Sound + Music lồng nhạc 16 28 28 Offline 1 Trình bày lần 1 30 Edit 1 Chỉnh sửa lần 1 31 34 Offline 2 Chỉnh sửa lần 2 35 Edit 1 Chỉnh sửa lần 2 36 40 Online chỉnh sửa trực tiếp 41

Edit chỉnh sửa 43

Final chuyển giao sản phẩm 45

Sơ đồ 2_Quy trình sản xuất phim

Thực tế có thể khác xa với qui trinh trên. Quảng cáo là thuyết phục và qui trình làm phim cũng là qui trình thuyết phục. Một kịch bản (storyboard) trước khi được chuyển hóa thành phim phải trải qua quá trình chỉnh sửa cẩn thận và chi tiết.

Nội bộ Agency cắt bớt cảnh này, trong khi phía Client lại thêm vào cảnh kia, cứ thế tiếp diễn cho đến khi cả hai đều đồng ý. Nếu không (hoặc cho chắc chắn) phải đem storyboard hỏi ý kiến khán giả (FGD_Focus Group Discussion). Bước này có thể được tóm tắt như sau: chọn một nhóm người khách quan, sau đó lần lượt khảo sát ý kiến của từng người. Các câu hỏi lần lượt được đưa ra:

Đâu là ấn tượng đầu tiên của bạn đối với kịch bản này? Thông điệp chính là gì?

Bạn có thể kể lại kịch bản không? Bạn thấy kịch bản có độc đáo không? Cảnh nào làm bạn thích nhất?

Cảnh nào cần được chỉnh sửa?...

Sau đó, storyboard sẽ được gửi đến Production House, và tiến hành sản xuất phim.

Client --- Agency --- Production House. Mỗi bên đóng vai trò như một mắc xích để vận hành cổ máy sản xuất phim chạy theo tiến độ công việc.

Thời gian thực hiện phim nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng kịch bản đơn giản hay phức tạp.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ 3D – SỰ GIAO THOA GIỮA THẬT VÀ ẢO (Trang 40 - 45)