Tiêu chuẩn thực hiện công việc:

Một phần của tài liệu GÓP Ý CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I (Trang 68 - 76)

− Kế hoạch đào tạo được lập phải phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, với nguồn kinh phí công ty có và nhu cầu, nguyện vọng của CBCNV.

− Mục tiêu của chương trình đào tạo phải cụ thể , thể hiện kết quả cần đạt tới của lớp học như trình độ và kiến thức kĩ năng cần đạt tới của CBCNV sau khóa đào tạo, cơ cấu và số lượng học viên, khoảng thời gian để thực hiện lớp học…

− Đối tượng được đào tạo phải được xác định chính xác và đúng đắn − Đào tạo nghề gì phải sử dụng đúng nghề đó

−Người lao động sau khi được đào tạo phải làm được việc, làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên, làm tăng sự gắn bó của họ với công ty.

− Khi xây dựng hoặc sửa đổi chương trình đào tạo không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cán bộ công nhân viên.

− Trong phiếu đánh giá kết quả đào tạo sau mỗi khóa đào tạo không có hiện tượng CBCNV thể hiện sự không hài lòng với các nội dung của khóa đào tạo đó.

Xác nhận của:

Trưởng phòng TCCB- LĐ Giám đốc . . . . . .

2.3 Bản mô tả công việc cho chức danh công việc kĩ sư thiết kế nguồn điện: • Chức danh công việc: Kĩ sư thiết

kế nguồn điện

• Bộ phận: phòng thiết kế nguồn điện • Ngày viết: 25.04.2004

• Người viết: Nguyễn Thị Thu Giang

• Mã số: TKNĐ- 01 • Số trang:

• Chức danh người lãnh đạo trực tiếp: Trưởng phòng

I. Tóm tắt công việc:

Thực hiện các công việc có liên quan đến việc thiết kế các công trình nguồn điện dựa trên các số liệu khảo sát của đội khảo−

sát đã được duyệt, kết quả cuối cùng là đưa ra các bản vẽ thiết kế nguồn điện. 1. Các nhiệm vụ:

− Nhận kế hoạch thiết kế công trình từ trưởng phòng

− Nhận các số liệu có liên quan đến việc thiết kế công trình từ đội khảo sát ( các số liệu đã được duyệt).

− Đánh giá lại tính hợp lí của các số liệu so với tính chất, qui mô và địa điểm xây dựng công trình phần mình phụ trách.

− Nghiên cứu, tính toán, lựa chọn các thông số, giải pháp kinh tế kĩ thuật để phục vụ cho việc thiết kế bản vẽ.

− Sử dụng các phần mềm và các số liệu trên để thiết kế bản vẽ.

− Trình trưởng phòng bản vẽ đã được thiết kế để trưởng phòng xem xét và phê duyệt.

− Tham gia trình bày báo cáo bảo vệ đề án thiết kế phần nguồn điện với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và chủ đầu tư.

− Hướng dẫn kĩ thuật, kiểm tra nghiệm thu chất lượng công trình được giao − Thực hiện các nhiệm vụ khác khi trưởng phòng giao.

2. Trách nhiệm:

− Chịu trách nhiệm trước giám đốc và chủ đầu tư về chất lượng bản vẽ thiết kế. − Chủ động thực hiện việc thiết kế bản vẽ khi trưởng phòng phân công.

− Có trách nhiệm phối hợp với các kĩ sư khác trong phòng trong việc thống nhất các thông số, giải pháp kinh tế kĩ thuật để đảm bảo chất lượng công trình.

− Phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao. − Phải chấp hành sự phân công của trưởng phòng.

− Chịu trách nhiệm về các tài sản trong phòng và những tài sản khác được giao. − Chấp hành các qui định đối với cán bộ công nhân viên của Nhà nước, của Tổng công ty và công ty.

3. Quyền hạn:

− Được quyền kiến nghị với trưởng phòng và ban giám đốc nếu thấy các số liệu khảo sát còn thiếu hoặc chưa phù hợp.

− Được quyền tham gia vào các hội thảo bảo vệ đề án.

− Được quyền hướng dẫn thi công các công trình theo đúng đề án bản vẽ thi công đã được duyệt.

− Được tham gia vào các lớp học về nâng cao trình độ chuyên môn và các lớp học khác do công ty tổ chức.

− Được quyền sử dụng các phương tiện phục vụ cho công việc thiết kế bản vẽ. − Được quyền sử dụng các phương tiện giao thông của công ty khi đi công tác, trường hợp đặc biệt phải đi công tác đột xuất bằng phương tiện riêng khi về sẽ được công ty thanh toán chi phí đi lại.

4. Điều kiện làm việc:

− Một máy vi tính, giấy bút, thước kẻ, máy in, ống đựng tài liệu, bàn ghế, tủ… − Một bộ đồ bảo hộ lao động theo đúng tiêu chuẩn khi đi công tác

II. Yêu cầu của công việc với người thực hiện: 1. Yêu cầu hiểu biết:

− Nghiên cứu nắm bắt các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực có liên quan.

− Nắm vững các qui trình hướng dẫn theo tiêu chuẩn ISO 9001 về công tác thiết kế nguồn điện

− Nghiên cứu, nắm vững chủ trương, phương hướng phát triển của ngành điện − Nắm vững các nội qui, qui định của Tổng công ty và của công ty.

2. Trình độ đào tạo: − Đại học

3. Chuyên ngành đào tạo:

− Tốt nghiệp hệ chính qui loại khá trở lên chuyên ngành hệ thống điện của trường Đại học Bách khoa.

4. Kinh nghiệm: Không cần 5. Các kĩ năng cần có:

− Thành thạo kĩ năng thiết kế các bản vẽ công trình nguồn điện trên máy vi tính và trên giấy.

− Ngoại ngữ: Trình độ C trở lên và trực tiếp làm việc được với các chuyên gia, đối tác nước ngoài bằng một trong các tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc.

− Tin học: Sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm sau: phần mềm tính toán hệ thống điện EMT ver 3.0 hoặc PSS ver 2.6, phần mềm PLC, AutoCad. − Có đủ năng lực triển khai thực hiện kế hoạch được giao, có khả năng làm việc độc lập, chịu áp lực cao, có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, tháo vát.

6. Mối quan hệ: −

a. Trong công ty:

Nhận chỉ thị của trưởng phòng, có mối quan hệ công tác với các kĩ sư trong cùng đề án và các cán bộ công nhân viên khác trong công ty.

b. Ngoài công ty:

− Có mối quan hệ với các đối tác có liên quan. 7. Người thay thế:

− Kĩ sư chính

− Kĩ sư tư vấn dự án 8. Có thể thay thế:

− Các kĩ sư thiết kế nguồn điện khác trong phòng III. Tiêu chuẩn thực hiện công việc:

− Bản vẽ thiết kế phải phù hợp với các tiêu chuẩn về thông số kĩ thuật theo qui định của Tổng công ty điện lực Việt Nam, của chủ đầu tư.

− Khi thực hiện các công trình theo bản vẽ thiết kế không được có những sai sót xảy ra

− Không vi phạm nội qui, qui chế của ngành và của công ty Xác nhận của:

Trưởng phòng TCCB- LĐ Giám đốc . . . . . . . .

3. Các giải pháp hỗ trợ để thực hiện công tác PTCV tại công ty:

a. Trước khi tiến hành xây dựng các bản MTCV:

Để có thể thực hiện công tác PTCV trước hết phải được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty Tư vấn xây dựng điện I. Ban lãnh đạo cần tạo điều kiện và chỉ đạo chung cho tổ thực hiện công tác PTCV. Ban lãnh đạo sau khi đã đồng ý thì phải có trách nhiệm trong suốt quá trình PTCV của công ty, xem xét lựa chọn những người có khả năng làm công việc này nhất để thành lập tổ công tác, có kế hoạch thuê chuyên gia bên ngoài đến tập huấn cho tổ công tác, hỗ trợ các phương tiện

cho tổ công tác, duyệt kinh phí cho công tác PTCV và có chế độ bồi dưỡng thêm cho các cán bộ trong tổ, bố trí nhân viên tạm thời thay thế các cán bộ trong tổ công tác khi tổ đang tiến hành PTCV để họ tòan tâm toàn ý với công việc. Ban lãnh đạo phải yêu cầu lãnh đạo các bộ phận giải thích chủ trương này đến các CBCNV trong bộ phận họ phụ trách. Trước đó ban lãnh đạo cần phải có một thông báo chung cho toàn thể các CBCNV biết về việc công ty chuẩn bị thực hiện công tác này. Lãnh đạo bộ phận là thành viên của tổ công tác đã được tập huấn về công tác này sẽ trình bày ích lợi của công tác PTCV cho nhân viên của mình và yêu cầu họ tham gia vào công tác này. Đối với phòng TCCB- LĐ sau khi đã tham mưu cho ban lãnh đạo nên tiến hành PTCV thì phải xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác này: dự trù kinh phí, xác định thời điểm phù hợp để tiến hành phân tích, tổng hợp lại các loại công việc trong công ty… Chỉ khi nào CBCNV nhiệt tình tham gia, giúp cán bộ phân tích trả lời trung thực các câu hỏi trong bảng câu hỏi, sẵn sàng hợp tác với tổ công tác thì công tác PTCV mới có thể tiến hành một cách thuận lợi.

b.Sau khi xây dựng xong các bản MTCV:

Để các bản MTCV phát huy tác dụng thì tổ công tác PTCV cần phổ biến các bản MTCV này đến các CBCNV trong công ty, giải thích cho họ những khía cạnh họ chưa hiểu và hướng dẫn họ áp dụng các bản MTCV vào công việc của họ. Ban lãnh đạo cần phải sử dụng các bản MTCV để bố trí, sắp xếp, hướng dẫn người lao động hoàn thành các nhiệm vụ của phòng, lãnh đạo các bộ phận sử dụng các bản MTCV để đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên trong phòng. Trong quá trình sử dụng nếu thấy các bản MTCV còn thiếu sót cần phải bổ sung kịp thời. Khi công ty có công việc mới phát sinh cần phải tiến hành tiếp công tác PTCV.

KẾT LUẬN :

Trên đây là toàn bộ nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp :” Góp ý công tác PTCV tại công ty Tư vấn xây dựng điện I”. Sau khi trình bày mục đích và tầm quan trọng của công tác PTCV tại doanh nghiệp nói chung ở phần I em đã trình bày thực trạng công tác PTCV tại công ty Tư vấn xây dựng điện I. Hiện nay công ty chưa tiến hành công tác PTCV mà mới chỉ áp dụng trong tiêu chuẩn CBCNV do Tổng công ty điện lực Víệt Nam ban hành cho một số chức danh công việc của công ty và những tiêu chuẩn này còn rất chung chung, chưa mô tả được cụ thể và chi tiết công việc của mỗi nhân viên trong công ty. Thực tế cho thấy do chưa thực hiện công tác PTCV nên trong hoạt động QTNL của công ty còn gặp một số khó khăn. Để giải quyết những khó khăn đó công ty cần thiêt phải tiến hành PTCV và em đã nêu giải pháp cho công ty ở phần III.

Do trình độ có hạn và thời gian thực tập không dài nên em mới chỉ xây dựng được 3 bản MTCV mẫu cho công ty, dự định trong thời gian tới nếu có điều kiện em sẽ tiếp tục hoàn thành các bản MTCV cho tất cả các chức danh công việc khác của công ty. Em hi vọng với việc ứng dụng những bản MTCV trong việc QTNL của công ty sẽ thu được kết quả tốt góp phần vào sự lớn mạnh và phát triển bền vững của công ty.

Tài liệu tham khảo : 1. Bài giảng của cô giáo : Nguyễn Vân Điềm. 2. Bài giảng của cô giáo : Phạm Thuý Hương. 3. Bài giảng của cô giáo : Vũ Thị Mai.

4. Giáo trình Quản trị nhân sự – Nguyễn Hữu Thân. 5. Giáo trị Quản trị nguồn nhân lực – Trần Kim Dung.

6. Luận văn tốt nghiêp của sinh viên Lương Thế Vinh QTNL 41B. 7. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Bùi Quang Thứ QTNL 40B. 8. Tài liệu của công ty tư vấn xây dựng điện I.

Một phần của tài liệu GÓP Ý CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w