4.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, ACB vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như sau: − Mặc dù đã phát triển thêm 23 chi nhánh và phòng giao dịch nhưng số lượng mạng lưới phân phối của ACB còn ít, tập trung chủ yếu trong miền Nam.
Giá thấp Chất lượng dịch vụ Cao Giá cao Thấp ACB
Ngoài miền Bắc số lượng mạng lưới không nhiều và tính cạnh tranh còn yếu. Cụ thể như ở miền Bắc có 17 chi nhánh và phòng giao dịch, còn miền Nam có 46 chi nhánh và phòng giao dịch, gấp 2,5 lần so với miền Bắc.
− Xu hướng các thành phố lớn cho phép người dân các tỉnh khác được đăng ký hộ khẩu sẽ ảnh hưởng tới việc cho vay tín dụng của ACB (ACB thường cấp tín dụng cho các đối tượng có hộ khẩu thường trú tại những nơi có chi nhánh và phòng giao dịch của ACB - chủ yếu là ở các thành phố và khu vực phát triển kinh tế). − Các sản phẩm của ngân hàng còn mang tính đại trà cho tất cả các khách hàng mà chưa chú ý đầy đủ đến sự khác biệt, xu hướng thay đổi trong từng đặc tính của từng nhóm khách hàng theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, tâm lý tiêu dùng và tích lũy…
− Việc nghiên cứu sản phẩm của ACB còn hạn chế trong phạm vi địa lý hẹp, tại khu vực miền Nam nên khi triển khai ở khu vực phía Bắc thì tính tương thích của sản phẩm chưa cao.
− Tính liên kết của các sản phẩm chưa cao, dẫn tới khả năng bán chéo sản phẩm hoặc bán một nhóm sản phẩm dịch vụ thấp.
− Chính sách giá dành cho một số sản phẩm còn chưa thực sự thu hút khách hàng: tỷ lệ lãi suất không cao, chính sách tín dụng còn chặt chẽ.
4.2. Nguyên nhân
− Nguyên nhân chủ quan:
• Ngân hàng mới thành lập được 14 năm, còn non trẻ và đang trong giai đoạn phát triển.
• Phòng marketing của ACB cũng mới được thành lập, chưa có kinh nghiệm và định hướng cụ thể.
− Nguyên nhân khách quan:
• Những biến động về kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn tới ACB (xu hướng tăng giảm lãi suất trên thị trường thế giới, biến động của ngoại tệ mạnh). • ACB còn chịu ảnh hưởng của xu hướng lạm phát gia tăng và chính sách quản lý
tín dụng, ngoại hối của Ngân hàng nhà nước.
• Việt Nam gia nhập WTO và tham gia vào thị trường thế giới cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay.
Qua việc xem xét các kết quả mà ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua cho thấy mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng với sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên, ngân hàng đã đạt được kết quả bước đầu rất khả quan. Ngân hàng đã áp dụng hoạt động marketing vào hoạt động kinh doanh song còn chưa hiệu quả. Do đó để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa cho hoạt động marketing.
Từ thực tế trên ta thấy cần thiết phải xây dựng cho ngân hàng một chính sách marketing-mix thích hợp và khả thi hơn để nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU